dimanche 21 novembre 2021

Mai Bá Kiếm - Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn là « thầy thuốc nhân dân », hic !

 

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đồng thời miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương!

Bà Kim Tiến bị miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tế lúc 60 tuổi (không là ủy viên Trung ương) do quá tuổi chứ không vì bị kỷ luật.

Theo truyền thống, cứ bộ trưởng Y tế về hưu sẽ làm Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Trần Thị Sánh - Tôn vinh hoa hậu thì đúng hơn…

Liên hoan phim Việt Nam tối qua giống như Lễ tôn vinh hoa hậu, á hậu.

Cứ một chính khách, đạo diễn hay diễn viên gạo cội lại được khoác tay một em hoa hậu, á hậu cao lênh khênh, son phấn lòe loẹt quá mức cần thiết, váy áo dài lượt thượt.

Có cô còn có cả vạt váy đằng sau như cái đuôi, lại đi giày cao gót 20 phân nữa, thành thử cô nào cũng cao hơn ông đi cùng cả cái đầu, nhìn rất phản cảm, như nàng Bạch Tuyết và chú Lùn, chả ra làm sao …

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.11.2021

samedi 20 novembre 2021

Hương Nguyễn - Tiếp tục sai lầm…

 

1) Đêm qua, dân Sài Gòn xuống đường thật đông để tưởng niệm hơn 23 ngàn đồng bào chết đau đớn trong dịch cúm Tàu. Tôi tôn trọng sự tưởng niệm này. Nhưng dưới con mắt của một bác sĩ, tôi thấy mọi người lại tiếp tục sai lầm.

2) Tưởng niệm người đã mất...Tưởng nhớ trong trầm mặc, đau đớn, lặng lẽ và sâu lắng. Ai đã từng mất người thân, sẽ biết rằng nỗi đau này giằng xé nhiều năm dài đăng đẳng, có khi suốt đời...

Nếu không có dịch, thì mọi hình thức đánh trống khua chiêng để gióng lên sự kiện gì đó còn có thể bỏ qua được. Còn ngay thời điểm này, khó lòng chấp nhận.

Lưu Nhi Dũ - Tử vong, hy sinh và hối tiếc

 


{Suy nghĩ sau đêm tưởng niệm đồng bào ta tử vong vì Covid-19}

23.578 là số ca tử vong vì Covid-19 ở nước ta - đó là số liệu mới nhất tính đến chiều tối 19-11. Theo quan điểm chính thống của nhà nước, trong số những linh hồn đó có linh hồn là hy sinh, có linh hồn bị tử vong (chết).

Nhưng điểm chung là tất cả những linh hồn này đều bị chết vì virus SARS-CoV-2, cũng là tác nhân gây ra cái chết cho hơn 5 triệu người trên toàn thế giới tính đến hôm nay. Và hiện mỗi ngày trên thế giới vẫn còn hơn 8.000 ca tử vong vì SARS-CoV-2. Họ là những người tử vong vì Covid.

Hồi tôi ở chiến trường K, có thằng đánh nhau chết, dẫm mìn chết. Đi cải thiện té từ trên cây sầu riêng cao ngất chết, đi hái cà phê đạp mìn hay bị địch phục bắn chết. Đi ra suối bắt cá gặp lũ hay bất cẩn rơi xuống sông suối chết; sốt rét, sốt ác tính chết… đều được phong liệt sĩ. Nếu căng cứng theo nguyên tắc, có thằng liệt sĩ, có thằng tử sĩ nhưng đồng đội với nhau ai nỡ…

Ngô Nguyệt Hữu - Lẽ ra…

 

1. Lẽ ra, lãnh đạo thành phố không nên phân biệt dân với dân.

Thành phố vật vã trong đại dịch, người giàu cũng mất người nghèo cũng mất, đâu cũng cũng là dân nước mình.

Thành phố nếu rộng rãi đã quyết, “Tất cả các hộ dân trên địa bàn thành phố sẽ nhận được hỗ trợ…”.

Lê Huyền Ái Mỹ - Sau đêm tưởng niệm…

 

Đêm tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19, có lẽ cái giây phút tắt đèn, thắp nhang, gõ một hồi chuông và hồi hướng về những người đã khuất rồi qua màn hình, chấp chóa những con tàu nằm nơi bến cảng, tiếng còi kéo liên hồi; với tôi, đó là hai giây khắc lòng mình lắng lại.

Những con đường hoang vắng, những đứa trẻ mồ côi, những giọt nước mắt lặng rơi và những đoàn người đổ về thành phố, trợ lực, san sẻ… cùng âm thanh của tiếng chuông trôi theo dòng hoa đăng.

Và tiếng còi tàu từ bến cảng.

Đỗ Duy Ngọc - Lễ tưởng niệm đồng bào đã tử vong vì dịch bệnh

 

Đêm hôm qua 19.11, thành phố đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã tử vong vì dịch. Đó là việc cần làm nên làm và phải làm.

Hàng chục ngàn người đã chết, biết bao gia đình đã tan nát, tổ ấm không còn. Biết bao đứa trẻ đã trở thành kẻ mồ côi, những hũ cốt xếp hàng lặng lẽ. Cơn đại dịch đã khiến cho người dân trải qua một thời gian dài sống trong lo âu, sợ hãi và sang chấn tâm lý.

Cơn đại dịch cũng đã biến Sài Gòn xơ xác, bi thương suốt cả mấy tháng trường. Tất cả đang dần đi qua, rồi cũng sẽ đi qua. Nhưng nỗi đau vẫn còn lại, âm ỉ trong lòng mỗi người, bi thương vẫn tồn tại trong mỗi gia đình có người chết trong cơn đại dịch.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.11.2021

vendredi 19 novembre 2021

Thái Hạo – Xin lỗi…

xin li

tôi không th tt đèn

đ đt lên mt ngn nến tù mù trong đêm

nhng người đã chết oan đang cn ánh sáng đ v nhà

 

Hoàng Nguyên Vũ - Tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào, nghĩ về hàng triệu người trong cuộc mưu sinh tiếp theo

 

Tôi nhớ bạn, miệng có cái răng khểnh và rất hay cười. Thi thoảng chúng tôi ngồi café nói vài chuyện đời thường. Bạn ít nói lắm nhưng trên khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ và nhìn về mọi thứ với nguồn năng lượng tích cực.

Lúc Sài Gòn bùng dịch, chúng tôi thường gọi điện hỏi thăm nhau, mục đích cũng là kiểm tra nhau có còn tồn tại trước dịch bệnh hay không. Bạn nói rằng cứ yên tâm dịch bệnh sẽ qua nhanh thôi và còn nhiều việc phải làm ở phía trước.

Một ngày tháng Chín, tôi gọi, máy bên kia chuông vẫn đổ nhưng không thấy ai bắt máy. Ngày hôm sau tôi tiếp tục gọi thì máy không liên lạc được.

Tiểu Vũ - Lệ nào khóc người ra đi, lệ nào thương người ở lại


(Hôm nay Sài Gòn tưởng niệm các nạn nhân của đại dịch cúm Tàu, đưa lại tấm hình cũ hồi tháng 10 và vài dòng để nhớ về một Sài Gòn đau thương)

Một người đàn ông đạp xe rời Sài Gòn, trong mớ hành trang đơn giản của mình, có lẽ cây đàn guitare là tài sản lớn nhất. Và dường như âm nhạc là thứ có thể an ủi vỗ về những thân phận lưu dân sau những mất mát đau thương.

Tôi đoán rằng những ngày Sài Gòn bị phong tỏa, cung đàn tiếng nhạc của anh chắc sẽ nỉ non buồn tủi lắm.

Hoàng Hải Vân - Xin tưởng niệm, không chỉ 23.400 đồng bào…

 

Hôm nay cả nước cùng thắp nến hoặc rung chuông tưởng niệm 23.400 đồng bào đã qua đời vì đại dịch. Đó là con số đồng bào bị nhiễm dịch qua đời được ngành y tế thống kê.

Chúng ta cầu mong hương hồn những đồng bào không may qua đời đươc yên nghỉ và siêu thoát. Chúng ta bày tỏ lòng thương xót đến người thân của họ, đến những em bé mồ côi.

Nhưng còn vô số những đồng bào bị những căn bệnh khác không có cơ hội được cứu sống, vì sự phong tỏa cực đoan của chính quyền nhiều địa phương khiến cho họ không thể được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Nguyễn Thông - Rằm

 

Hôm nay rằm tháng Mười ta. Tuy rằm này không "nổi tiếng" như các rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Tám, nhưng nó có ý nghĩa như lời nhắc nhở, rằng sắp hết năm rồi.

Lại sắp Tết rồi. Lại... Thế sự du du nại lão hà (việc đời dài dằng dặc đi mãi mà ta già rồi, biết làm chi đây).

Vẫn biết dòng "sông" thời gian trôi cực kỳ ổn định nhưng có cảm giác gặp cơn dịch dã, nhoắng cái đã hết năm. Thậm chí có khi ta không kịp biết tuần này tháng kia đã vụt vào dĩ vãng như thế nào.

Nguyễn Đình Bổn - Vết thương nơi người còn sống vẫn chưa lành

 

Sang chấn, tức chấn thương tâm lý được mô tả do cá nhân đã chứng kiến, trải nghiệm một hoặc những sự kiện gây tử vong, bản thân có nguy cơ tử vong hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng cá nhân hoặc cộng đồng.

Đó còn là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng do hoàn cảnh xung quanh tạo ra.

Theo mô tả trên, mọi người dân Sài Gòn trong đại dịch vừa qua đều bị sang chấn nhiều hay ít, tùy theo bi kich mà họ nhận lấy hoặc cảm xúc cá nhân.

Võ Xuân Sơn - Đồng bào

 

Hôm nay, Sài Gòn tưởng niệm đồng bào đã vĩnh viễn ra đi vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Thấy có Hà Nội tham gia, có lẽ là cả nước.

Còn nhớ, tôi đã có đề nghị, cần có Quốc tang cho đồng bào mất vì dịch. Theo tôi biết, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã gởi đề xuất này cho Chính phủ. Vừa qua, trong chương trình họp Quốc hội, hình như vấn đề này không được nhắc đến.

Hôm nay, đọc những khẩu hiệu về tưởng niệm, tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ khó để có được một quốc tang cho những đồng bào của chúng ta đã không may tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tuấn Khanh - Cho buổi tưởng niệm nạn nhân Covid-19 (19-11-2021)

 

Tưởng niệm người đã mất vì Covid là điều cần thiết. Nhưng đừng để mọi thứ được xoa dịu và lãng quên bằng hình thức.

Cách tưởng niệm đầy đủ nhất, là cần có những nghiên cứu, báo cáo khoa học đủ-đúng, và công khai với toàn dân. Để biết vì sao số người thiệt mạng lại nhanh và nhiều như vậy, đặc biệt là ở Sài Gòn.

Chắc chắn cần phải có những cuộc tìm hiểu đầy đủ để biết rằng vì sao số người nhiễm bệnh bùng phát và những nguy cơ có thể qua đời.

Nguyễn Thông - Bác sĩ Hoàng

 

Ngày 16.11 tây vừa rồi, nhiều tờ báo, và nhất là các trang mạng xã hội, đưa tin một bác sĩ đã chết do vi rút Vũ Hán, quen gọi với cái tên dịch Covid-19. Người ấy là bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Khi còn bé, tôi có niềm tin ngây thơ đinh ninh rằng đã là bác sĩ thì không bao giờ bị bệnh, và rất khó chết. Cũng muốn sau này mình nhớn lên thành bác sĩ để khỏe, sống lâu hơn mọi người. Nhưng học hơi bị dốt, nhất là các môn toán lý hóa sinh, nên cuối cùng chỉ được làm con bệnh cho các bác sĩ chữa.

Suốt bao nhiêu năm với lứa chúng tôi, hình ảnh bác sĩ luôn đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng, bởi họ vừa tài giỏi, vừa có đức hơn các tầng lớp khác. Những Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Trinh Cơ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Chung, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Đỗ Xuân Hợp, Phạm Biểu Tâm… được coi như những đấng bậc, những idol của xã hội. Nói gì thì nói, người Pháp đã đào tạo cho xứ ta đội ngũ thầy thuốc bác sĩ toàn vẹn tới mức sau này chế độ mới không làm được vậy.

Tưởng niệm 23.000 nạn nhân Covid-19: Vết sẹo khó lành, tình người xoa dịu!


(DT 19/11/2021) Covid-19 đã lấy đi tính mạng của hơn 23.000 người Việt. Không thể đong đếm nỗi đau của người ở lại. Mỗi người vẫn phải mạnh mẽ bước tiếp, cùng vết sẹo không bao giờ lành với cả nhân loại.

"Covid nhẫn tâm đến mấy cũng nên để lại bố hoặc mẹ!"

Đầu mùa hè năm nay, chỉ cách đây vài tháng, cậu học trò lớp 9 Lê Đức Tùng (tên nhân vật đã được thay đổi), học sinh một Trường THCS ở Quận 10, TPHCM vẫn đang sum vầy trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ba mẹ. Tùng là con hiếm muộn, từ nhỏ được bố mẹ chăm chút cẩn thận, kỹ lưỡng.

Con nhớ mẹ và em quá!

 

(Zing 17/11/2021) Không đợi ba nhắc, đúng 10h30, Thiên Vũ xới 2 chén cơm, 1 tô canh, 1 dĩa cá rồi đặt lên bàn thờ cúng mẹ và em gái. Bị ảnh hưởng chất độc da cam (dioxin), cơ thể anh Vũ chỉ cao bằng một cậu học trò lớp 9 dù năm nay đã 45 tuổi. Anh đi đứng khó khăn, thính giác kém và nói năng không tròn tiếng.

Bước chân xiêu vẹo, người đàn ông cẩn thận đem từng món đặt lên bàn. Thắp một nén nhang, anh Vũ ngồi lặng bên hai hũ tro cốt, phía trên tường là di ảnh của mẹ và em gái treo cạnh nhau.

Chạm nhẹ vào hũ tro cốt, anh Vũ cất tiếng gọi: