dimanche 26 septembre 2021

Mai Quốc Ấn - Mở một đường sống


Bốn tháng đằng đẵng trôi. Dù bạn có cập nhật tình hình Sài Gòn liên tục qua clip, qua chat, qua phone từ mạng xã hội và người thân, bạn bè, nhưng bạn không ở Sài Gòn thì thật khó để cảm nhận những nỗi đau nơi này gặp phải.

Khách hàng của tôi kể về sự mất mát mà những hôm sau khi nghe câu chuyện ấy, tôi có một chuỗi dài mất ngủ.

Đêm hôm trước cầu cứu khắp nơi tới sáng mà không có xe cấp cứu. Sáng hôm sau mẹ mất mà không thể chạy từ quận 2 về quận 4. Đến chiều mới có xe chở xác đi. Cha của anh ra đi tiếp sau đó.

Hương Quỳnh - Sài Gòn sống lại, các bác sĩ vẫn cần được tiếp sức


Sáng nay mình đi ra đường thì thấy Sài Gòn đang sống lại.

Sài Gòn sống lại, nhiều người ra đường hơn, trong đó có người ra đường vì những câu chuyện buồn. Như tấm hình dưới đây mình chụp trước cổng Bệnh viện 115.

Người con quỳ trên vỉa hè. Tấm ảnh của bà mẹ quá cố mỉm cười trên vỉa hè. Bó hoa, vài trái táo, bát hương cũng trên vỉa hè.

Nguyễn Thông - Tính từng ngày

 

Đất Sài Gòn có duyên với ngày 30.

Nếu như ngày 30.9 tới, còn vài hôm nữa, những hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp, chốt chặn nhan nhản khắp mọi nẻo đường, hẻm hóc ngõ ngách, khu dân cư... được tháo bỏ. Thì có thể coi đó là ngày lịch sử trọng đại, và đúng nghĩa nhất với từ "giải phóng", mới thực sự là giải phóng.

Lại nhớ câu thơ của cụ thi sĩ Đào Khê Ngô Ngọc Du viết cách nay hơn 230 năm, khi cụ chứng kiến thành Thăng Long tự do.

Võ Xuân Sơn - Chờ đón ngày 1/10

 

Ai cũng náo nức chuẩn bị cho ngày 1/10 này dỡ bỏ phong tỏa. Riêng tôi, mặc dù chấp nhận nguy cơ phải ăn bờ ở bụi để về thành phố, chuẩn bị cho việc mở lại phòng khám vào 1/10 này, nhưng tôi không dám hứa với bất cứ ai. Chỉ nói khi nào nhà nước bỏ phong tỏa sẽ mở cửa phòng khám trở lại.

Sở dĩ tôi dè dặt, vì càng ngày, ai đó càng hành xử một cách không thể dự đoán được. Lúc này thì tôi thông cảm cho các bạn anti-Trump ở Mỹ khi Trump mới lên làm Tổng thống. Phải đến gần cuối nhiệm kỳ của Trump, người ta mới thấy logic, và tính nhất quán trong các chính sách của Trump là chống Trung cộng, triệt hạ Trung cộng. Hy vọng ai đó không bị ngược lại.

Cho nên, cứ phập phồng lo sợ. Nhiều bạn bảo, thế nào cũng phải mở cửa, vì các doanh nghiệp nước ngoài đã dọa rút khỏi Việt Nam. Chưa chắc nhé. Các doanh nghiệp Âu Mỹ có thể rút đi, thì đã có các doanh nghiệp “xoong thủng chảo thủng” trám chỗ.

Trần Văn Thọ - Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Ngày 16/9/2021 Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, và 6 ngày sau Đài Loan cũng xin gia nhập. Để được chấp nhận là thành viên mới phải được tất cả 11 nước thành viên hiện tại đồng ý. Vấn đề cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập TPP đang được dư luận các nước quan tâm.

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Đài Loan xin gia nhập, lấy lý do là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật và cả 4 ứng cử viên Đảng trưởng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Nhật đều tỏ thái độ hoan nghênh Đài Loan (ngày 29/9 sắp tới một trong bốn người sẽ đắc cử và trở thành thủ tướng từ ngày 4 tháng 10).

Lưu Trọng Văn - « Hoặc lo làm giàu mà quên việc nước » !


Một người bạn của gã, khi đến thắp nhang Đền thờ Đức Thánh Trần ở Sài Gòn, cầu mong Đức Thánh Trần phù hộ cho bà con mình ở Sài Gòn vượt qua đại dịch, bất ngờ gặp bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên và chủ tịch thành phố Phan Văn Mãi cũng đến thắp nhang dâng hương lên Đức Thánh Trần.

Không hề có tivi báo chí đi theo đưa tin. Gã được biết, bí thư Nên nói: Mình đi cúng giỗ anh hùng Dân tộc, Tổ tiên là việc của tấm lòng riêng mình.

Hôm nay giỗ lần thứ 721 Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo, người đã ba lần đánh đuổi quân Nguyên thống trị Trung Hoa cút khỏi Non sông Đại Việt.

Nguyen Khan - Nhân tài trong xó xỉnh


Hôm nay là ngày tưởng nhớ đại danh tướng kiệt xuất Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Nói đến đức thánh Trần là nói đến những chiến công hiển hách của ngài đánh bại đế quốc Nguyên Mông, một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới tính từ thế kỷ 13 trở về trước. Những vó ngựa bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn đã gây khiếp đảm Á Châu, Bắc Phi Trung Đông và Âu Châu.

Song ít ai để ý đến cách tuyển dụng nhân tài có một không hai của ngài.

Trần Trung Đạo - Trở về với uyên nguyên dân tộc

(Nhân ngày giỗ Đức Trần Hưng Đạo 20 tháng 8 Âm Lịch)

Sau cuộc chiến 29 ngày năm 1979, tương quan quân sự giữa Việt Nam và Trung Cộng đã thay đổi, và đến nay sự chênh lệch đã xa đến mức Việt Nam không còn là một đe dọa quân sự đối với Trung Cộng nữa.

Bằng chứng, mặc dù giết hàng chục người và bắt giữ hàng chục ngư dân Việt Nam khác vào sáng ngày 8 tháng 1, 2005, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng chỉ lên tiếng vào ngày 15 tháng 1, tức sau khi cộng sản Việt Nam (CSVN) chính thức gởi công hàm phản đối. Nếu CSVN không lên tiếng có lẽ Trung Cộng cũng chẳng buồn nhắc tới làm gì.

Tại sao? Có thể họ nghĩ rằng, Việt Nam lại cố nhịn nhục bỏ qua như bao nhiêu lần trước và cũng có thể họ xem việc giết dăm ba người Việt chỉ là chuyện nhỏ. Trong cả hai trường hợp đều chứng tỏ sự khinh thường của Trung Cộng đối với Việt Nam.

Đoàn Bảo Châu - Ở đời, phải biết mình là ai!

 

Phát hiện 8 ca dương tính với Covid-19, chính quyền Vũ Hán tuyên bố sẽ test toàn bộ 10 triệu dân.

Hà Nội có vẻ muốn học đòi với nhà giàu, cũng ra quyết tâm test diện rộng, may mà đã thay đổi, test tập trung hơn. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề khiến tôi trăn trở nhất, bởi ngay cả một vài chuyên gia y tế cũng ủng hộ xét nghiệm diện rộng cho dân chúng.

Xét nghiệm đại trà mới nghe thì có vẻ hợp lý trong việc chống dịch nhưng với một đất nước nghèo như Việt Nam, lại là không hợp lý.

Cù Mai Công - Sài Gòn bốn tháng « bi tráng », vài ngày nữa là tháng 10 sẽ ra sao ?

 

Vài ngày trước, ở một con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8 đã xảy ra một cuộc xô xát giữa nhân viên y tế xét nghiệm và một gia đình. Hai nhân viên y tế bị ba người lấy bàn ghế nhựa “phang” tới tấp. Chỉ vì gia đình sợ lây nhiễm từ nhân viên y tế nên đòi tự xét nghiệm. Bên kia không chịu. Lời qua tiếng lại, thế là xảy ra chuyện.

Đó là nguyên nhân trực tiếp, còn sâu xa có lẽ ai cũng đoán ra: cả hai bên căng thẳng, stress với gần bốn tháng giãn cách Covid ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Từ sợ bịnh, lo bữa cơm mỗi ngày đến điên đầu với vô số chính sách phòng chống Covid thay đổi xoành xoạch, khó ai biết tình hình thực tế như thế nào, mình phải làm gì và sắp tới ra sao. Khổ thân cả hai bên.

Gần bốn tháng cả Sài Gòn, từ chính quyền, ngành y, quân đội… đến dân như đi trong cơn mê, thậm chí có lúc hoảng loạn khi số ca nhiễm, số chết lên không kiểm soát nổi. Hình ảnh người đi, tro cốt mang về sẽ là ám ảnh lâu dài cho từng người sống trong thời khắc nghiệt ngã này. Cả Sài Gòn “chèo chống mỏi mê”, lo chữa mấy trăm ngàn người bịnh lẫn lo cơm nước hơn 10 triệu người còn khỏe.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 10

 

Đêm qua lại mất ngủ, nằm trằn trọc suốt đến sáng, cái đầu nghĩ đủ mọi thứ chuyện. Đêm Sài Gòn những ngày cuối của cuộc phong tỏa kéo dài vẫn êm ắng lạ thường. Không nghe tiếng rú của xe, không một tiếng người.

Cách nhà tôi có một appartement và sát đó là một Hotel rất đẹp toàn khách Tây với Đại Hàn. Bình thường khách Tây đi về khuya không ồn ào bằng đám Đại Hàn, xí xa xí xồ ỏm tỏi. Lúc trước thì bực, bây giờ lại nhớ. Bởi đêm khuya còn có âm thanh của con người.

Lại nhớ tiếng rao đêm suốt mấy tháng nay không còn nghe nữa. Đó là giọng khàn khàn của ông bán bánh giò đi trên chiếc xe đạp cũ. Bánh giò nóng đ...â…y. Giọng Bắc kéo dài nghe mệt mỏi giữa khuya vắng. Rồi tiếng lắc của chùm thẻ nhôm của những thanh niên hành nghề đấm bóp. Rồi tiếng rao bánh mì Sài Gòn nóng dòn đặc ruột. Những âm thanh của đêm.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (3)


3.9

Ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu Quốc hội, nhân vụ cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn nhà chức việc vẽ ra đủ thứ giấy tờ, quy định, app này app nọ hành dân. Ông lên tivi nói chỉ có mỗi cái giấy đi đường mà cứ lúng ta lúng túng, hết công an hành tới chính quyền hành, nay đòi thế này, mai đòi thế khác, chỉ khổ dân.

Ông Nhưỡng bảo rõ ràng Hà Nội đã không rút được bài học kinh nghiệm qua 2 lần dịch trước, cứ gây phiền hà cho dân. Ông ví dụ, đã có căn cước công dân gắn chip rồi, quản lý hiện đại 4.0 rồi, sao lại còn đòi giấy đi đường.

Cũng cái vụ hành dân đó, bác Nguyễn Thiện cho rằng nhà nước thực hiện bí quyết để người dân không dám ra đường là tạo ra ma trận, bày thật nhiều giấy tờ, thủ tục rắc rối khiến cho họ ngán ngẩm, chán chường, tặc lưỡi thà ở nhà cho rồi. Dù biết rằng ở nhà thì đói, bệnh tật, căng thẳng, có khi phát điên.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.09.2021

samedi 25 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Tàu và trường hợp Cambodia

 

Một số người ủng hộ việc mua vaccin Vero Cell cho rằng, Cambodia đã kiểm soát dịch thành công nhờ vaccin Tàu. Nhưng nếu xem xét dữ liệu kỹ thì không phải vậy.

Tính đến nay, Việt Nam đã có hay sắp có 141 triệu liều vaccin, và được phân bố như sau:

• Pfizer: 50 triệu

• AstraZeneca: 30 triệu

• Abdala: 10 triệu

• Các vaccin khác: 50 triệu

Nguyễn Hồng Vũ - Vaccin Covid của Sinopharm thể hiện kém nhất trong các vaccin được sử dụng ở Mông Cổ

 

Mông Cổ, một đất nước có dân số khoảng 3.3 triệu người, đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ ngày 23 tháng 2 năm 202 . Cho đến nay đạt được tỉ lệ cao dân số được chích ngừa, với khoảng 64% tổng dân số được tiêm chủng đầy đủ và 3.8% được tiêm một liều duy nhất.

Đất nước này sử dụng 4 loại vaccin là Pfizer/BioNTech (BNT162b2), AstraZeneca (ChAdOx1-S), Sputnik V (Gam-COVID-Vac) và Sinopharm (BBIBP-CorV). Người trưởng thành chủ yếu được chích vaccin Sinopharm (chiếm 89,2% người lớn được tiêm chủng).

Dù rằng là nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng những tháng gần đây, các đợt bùng phát dịch SARS-CoV-2 vẫn xảy ra trên diện rộng ở Mông Cổ. Để tìm câu trả lời cho những nghi vấn về “hiệu quả của vaccin” đã có một số nghiên cứu trên những người đã chích các loại vaccin khác nhau trong thời gian qua.

Nguyễn Thông - Lênin toàn tập

 

Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo.

Có những bức in trên lụa, dệt bằng lụa, kỹ nghệ tinh vi, do bên Tàu làm và chúng cho không thằng em dại Việt, để theo cách nói bây giờ là "xâm lăng văn hóa", truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Còn sách Mao tuyển bìa đỏ in nổi hình Mao thì đủ cỡ, muốn xin bao nhiêu cuốn cũng được. Huy hiệu Mao cũng phát không, đi chăn trâu cũng đeo, có chiếc to bằng trôn bát ô tô.

Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 9

 

Đã có những dấu hiệu từ Thủ tướng cho tới các lãnh đạo thành phố cho thấy đầu tháng 10, Sài Gòn sẽ mở cửa, giảm giãn cách, "bình thường mới". Đó là kế hoạch không thể không thực hiện. Thủ tướng nêu mục tiêu cố gắng từ nay đến 30.9 từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát, để khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên cũng theo kiểu nói của nhà chức trách thành phố, dù chỉ còn vỏn vẹn 5 ngày nhưng mọi chuyện vẫn còn rối rắm. Con số nhiễm bệnh này hôm qua tuy có giảm so với trước đây, nhưng vẫn còn 3.786 ca và số người tử vong là 140 người.

Hiện tượng shipper giảm vì chuyện ngoáy mũi hàng ngày chiếm nhiều thời gian lại tốn kém. Họ bị nhiều áp lực như chịu phí xét nghiệm cao, số lượng điểm test ít, phải thường di chuyển gấp đôi quãng đường vì chốt chặn, do vậy nhiều shipper đã tính chuyện ngưng chạy vì tiền thu vào không đủ bù chi ra. Đã qua quá nhiều thử nghiệm ở thành phố này về việc lưu thông hàng hóa như đi chợ hộ, chạy trong quận, shipper tình nguyện, xe bán hàng lưu động. Nhưng rồi cuối cùng, phương án tốt nhất vẫn là đội ngũ shipper có sẵn từ các công ty.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.09.2021

Khủng hoảng tàu ngầm Úc-Pháp : Hậu trường một vụ đi đêm


Đăng ngày:

« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi


Nhật báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.09.2021