vendredi 24 septembre 2021

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (2)


22.8

Trung ương quyết định điều động quân đội giúp Sài Gòn chống dịch. Ông Phan Văn Giang đại tướng bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố phen này không thắng không về. Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tivi kêu gọi vì miền Nam ruột thịt, cả nước hướng về miền Nam ruột thịt. Như không khí chiến tranh.

Ông anh vợ tôi bảo nghe mấy ổng nói cứ ghê ghê, nhất là mấy câu vì miền Nam ruột thịt, gợi một thời muốn quên đi. Vì một lần đã đủ khổ tới giờ, nay lại vì nữa thì biết chạy đi đâu.

Nhớ hôm trước, ngồi với nhau, thằng Tân hát mấy câu trong bài “Đời chưa hết giặc là ta chưa về” của nhạc sĩ Huy Du, rằng “Thế quyết giữ trọn tình đất nước, anh em ta ơi. Ngày mai sẽ được cả đất nước, anh em ta ơi”, nó bảo hóa ra mấy ổng tham thật, quá bằng đi xâm lược, chiếm đất của người ta.

Lưu Trọng Văn - Việt Nam chẳng việc gì phải sợ hãi!

 

Ngay trong ngày 21.9, tổng thống Biden tại Diễn đàn Liên Hiệp Quốc tuyên bố nhằm vào Trung Quốc:

"Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối”.

Thì Hoàn Cầu thời báo (Global Times) trắng trợn đưa tin:

"Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai Y-20 tới đảo Subi và Vành Khăn (của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm) để vận chuyển quân lính và tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trong điều kiện phức tạp”.

Huy Đức - Bộ hài cốt liệt sĩ & Cái điếm canh trên đỉnh 1509

 

Hôm qua, 23-9-2021, bác sĩ Nguyễn Thái Long - người mà vào ngày 17-2-1979, chiến đấu trong đội hình trung đoàn 567, giữ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) - công bố bức ảnh Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tỉnh đội Hà Giang đang gỡ những phần hài cốt vừa tìm thấy ở khu vực điểm cao A6 A-B, Vị Xuyên.

Theo anh Nguyễn Thái Long, trong khoảng từ 1984 -1987, có rất nhiều đơn vị tham chiến ở khu vực này nên việc phán đoán để thử ADN để xác định danh tánh là rất khó.

Cũng hôm qua, một người giấu tên gửi cho tôi 3 tấm ảnh mới chụp trên đỉnh cao 1509, nơi giờ đây đã thuộc về Trung Quốc với tên gọi là Lão Sơn.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 8

 

Mấy hôm nay trên mạng râm ran chuyện Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vaccin Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc.

Việt Nam đang thiếu vaccin trầm trọng. Muốn mở cửa, điều kiện quan trọng là phải có tỉ lệ chích vaccin cao trong cộng đồng. Lãnh đạo Việt Nam gần đây đã đi khắp nơi để xin, để mua vaccin. Từ ông Vương Đình Huệ đến ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước. Nhưng hình như chẳng xin được bao nhiêu. Ừ thì xin không được thì mua, nhưng mà mua vaccin Tàu thì dân không khoái lắm.

Hơn nữa sở dĩ dân mạng nói nhiều chuyện này là vì trong nghị quyết này cho thấy việc mua bán này ta bị ép quá, mua trả tiền chứ có phải đi xin đâu. Giá cũng đắt chứ không hề rẻ. Thế mà ta bị nằm kèo dưới bị ép đủ điều. Đọc qua văn bản mà tức anh ách.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.09.2021

jeudi 23 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Ai cứu người dân Sài Gòn ?

 

Tôi biết anh 6 năm trước, khi có người thuê tôi khám cho một bệnh nhân ở Cần Thơ. Anh ấy đại diện cho nhóm từ thiện để đi cùng tôi. Thật tiếc là bệnh nhân ấy không muốn chữa bệnh. Bệnh nhân muốn để tình trạng bệnh tật để còn dễ… xin tiền, nên chỉ chấp nhận cho các bác sĩ điều trị nửa vời.

Thế rồi tôi bắt đầu để ý đến anh ấy. Cứ cuối tuần là anh ấy đi. Hết miền Đông đến Miền Tây, hết Sài gòn đến miền Trung… Anh chuyển tiền, gạo, đồ ăn, thuốc men… mà các nhà hảo tâm nhờ anh tặng cho những mảnh đời bất hạnh. Thường thì anh gặp họ, rồi đăng lên, và các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển. Cứ thế, đã 6 năm nay, tuần nào tôi cũng thấy anh đi như vậy.

Thế rồi dịch đến. Khi thấy mình ở Đà Lạt, mà bà con Sài Gòn không thể mua được rau. Tôi đã mua rau chuyển xuống. Anh là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Không ngờ, anh không làm như xưa nữa. Anh đi hàng ngày, và anh lo cho hàng mấy trăn người dân Vĩnh Lộc, từ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, từ bánh mì, đến gạo, nước mắm, nước tương, cá, rau…

Lê Học Lãnh Vân - GS Ngô Bảo Châu và khổ càng thêm khổ

 

Năm 2015, trên trang Phây của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu viết “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Hôm nay, đang cơn đai dịch hoành hành Thành phố Hồ Chí Minh, lại có quan chức đề nghị xây tượng đài!

Họ không hề biết xót xa cho số phận đang đau thương của hàng triệu đồng bào chết vì không được chăm sóc y tế, thiếu chén cơm manh áo.

Cù Mai Công - Sài Gòn mưa đá, cầu vồng và một tháng « giãn cách nghiêm » (23/8 - 23-9-2021)

 

Đêm trước ngày “bộ đội nhập thành” 23-8-2021, Sài Gòn mưa lớn. Dân Thủ Đức lẫn dân mạng ngạc nhiên lẫn xí xào bàn tán trận mưa đá hiếm có ở thành phố mới Thủ Đức.

Gần hết một tháng “giãn cách nghiêm”  (chính quyền không dùng “thiết quân luật” vì thực tế chính quyền dân sự vẫn nắm quyền, dù có giới nghiêm, một biện pháp thường kèm theo thiết quân luật), bầu trời Sài Gòn chiều 21-9 xuất hiện cầu vồng đôi. Dân mạng lại một lần bàn tán, hy vọng vì cầu vồng đôi thường mang lại “điềm lành”.

Sau một tháng “giãn cách nghiêm”, thực tế số ca nhiễm mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn cao. Ngày 22-8, số ca nhiễm trên dưới 200.000 ca thì đến tối 22-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 353.655 ca, tăng hơn 150.000 ca.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (1)

 

Dịch Vũ Hán (mà người ta quen gọi thành Covid-19) hai năm qua đã tàn phá cả địa cầu, nhân loại chứ không riêng gì xứ ta. Đúng là “bức tranh vân cẩu, con người tang thương”.

Nhà cháu chỉ ghi nhanh ghi vội những gì xảy ra trong bức vân cẩu ấy, biên chép thô thôi, không có ý trau chuốt gọt giũa, thậm chí gác cả những quy tắc ngữ pháp. Đưa chúng lên đây cho mọi người cùng đọc, nếu ai (nhà văn, nhà viết sử) có ý định sử dụng, nhà cháu cũng chẳng hẹp hòi gì. Lịch sử luôn là của chung.

Do ghi chép dài, mỗi lần nhà cháu chỉ đưa 1.000 chữ cho dễ đọc. Thời gian cũng có thể lộn xộn không theo trình tự, nhưng đảm bảo sự chân thật.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 7


Mở đầu chuyện lan man hôm nay cũng lại là chuyện chọc ngoáy. Ông bạn nhà báo về hưu của tui vừa đưa lên trang của anh về chuyện anh đã được ngoáy lần thứ 5, nghe hãi thật.

Lại thêm đọc tin này lại ngơ ngác tự hỏi tại sao thế? Tin có tít như thế này: Người Thành phố Hồ Chí Minh được xét nghiệm như thế nào đến 30.9? Theo đó, học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học sẽ được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp tần suất 7 ngày một lần.

Nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, cán bộ công nhân viên các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam...cũng ngoáy theo tần suất thế. Nhân viên, người phục vụ sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần.

Nguyễn Quang Tuân - Lịch sử sẽ ghi lại

 

Một năm dịch tai hại. Đâu đó những tin cuối năm có đủ vaccin - những đơn hàng đặt Astra, Pfizer rộ lên từ tháng Sáu đến giờ, như một cơn mưa tin tức giải hạn cho mảnh đất chữ S trong cơn đại hạn của dịch.

Nhưng…Bao nhiêu kit test vô hiệu, phong tỏa cứng mềm làm dân tình đảo điên (số tiền chi cho chống dịch qua test nhanh và PCR giờ quá khủng khiếp).

Còn y tế, quân đội và người dân oằn mình chẳng hiểu ngày mai thế nào. Chẳng lẽ cả dân tộc trả nợ công mà không biết được sự minh bạch trong công cuộc chống dịch?

Tiểu Vũ - Họ đi đâu, về đâu ?

 

Những người di dân thầm lặng đến Sài Gòn mưu sinh, họ không hề là gánh nặng cho thành phố. Trái lại chính họ đã góp cho sự phát triển chung thành phố này.

Họ là anh Chín hủ tiếu, cô Tư cơm gà, chú Ba mì Quảng. Đừng nói đâu xa, ngay trước ngõ nhà tôi ở, ngày bình thường, bước  đầu hẻm, ới lên một tiếng là có tô hủ tiếu nóng hổi dù lúc đó là một giờ đêm. Người bán hủ tiếu cho tôi ăn mỗi đêm là vợ chồng anh Chín.

Vợ chồng anh Chín người Quảng Ngãi có hai con đều trúng tuyển đại học. Họ không biết làm gì có tiền để cho con ăn học. Thế là đóng cửa nhà rời quê, vô Sài Gòn thuê căn nhà trọ chật hẹp nguyên một gia đình ở và bán hủ tiếu cho con ăn học. Vợ chồng anh thì bán suốt ngày đến 3 giờ sáng mới nghỉ. Tụi nhỏ ban ngày đi học, ban đêm về bưng tô rửa chén phụ cha mẹ.

Đoàn Bảo Châu – Xét nghiệm liên miên, phải chăng vì lợi ích nhóm ?

 

Tôi là người dân, tôi có quyền đặt mấy câu hỏi sau:

1. Tại sao truyền thông nhà nước nói đã hỗ trợ người dân đến đợt 3 rồi mà giờ vẫn có những gia đình công nhân khó khăn, sau mấy tháng không được hỗ trợ?

2. Tại sao khi dân đang đói, đói một cách thực sự chứ không phải là một cách nói hình tượng cho hay, bởi có nhiều cảnh người đi tìm đồ ăn trong thùng rác nhưng chính quyền lại làm một việc rất vô nghĩa, lãng phí là xét nghiệm diện rộng?

Phải chăng việc này liên quan tới lợi ích nhóm, đã nhập bộ kit xét nghiệm thì cố mà làm cho hết?

Nguyễn Ngọc Chu - Ý chính phủ và lòng dân về mua và tiêm Vero Cell ?

 

1. CHỢT NHỚ VỀ CHUYỆN SÓI GỬI CHÂN

Ngay từ đầu Chính phủ Việt Nam hoàn toàn không ngỏ ý mua Vero Cell Trung Quốc. Tưởng chỉ có 500.000 liều Vero Cell Trung Quốc về vào 20/6/2021 để tiêm cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu sang Trung Quốc, cư dân biên giới hay đi lại. Đó là lý do để Trung Quốc tặng, và cũng là lý do để Việt Nam nhận vaccin Trung Quốc.

Tưởng đó là “kênh duy nhất” mà Vero Cell vào Việt Nam. Tưởng thế thế là chấm dứt duyên nợ với Vero Cell. Nhưng thật không ngờ. Vero Cell  tràn vào Việt Nam không chỉ bằng cách “sói gửi chân”.

“Kênh thứ 2” là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bỗng dưng tài trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh 5 triệu liều vaccin chống Covid, không phải của AstraZeneca, Pfizer, hay Moderna mà là của Vero Cell của Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngoại giao tầm xóm ấp

 

Đứa nào thiết kế chuyến công du của ông chủ tịch nước sang tây bán cầu thì cứ lôi cổ nó ra mà chặt đi.

Ai đời trước khi sang Mỹ lại mò tới Cuba, hai nước vốn không ưa nhau, chống nhau hơn nửa thế kỷ rồi. Ở Cuba, ông nhà ta lại còn hứng chí tố cáo, đòi bỏ cấm vận, tuyên bố Việt Nam và Cuba sẽ chiến thắng. Thắng ai, thắng cái gì, đến khổ với các bố.

Tháng trước khi bạn sang xin gạo cứu đói, ta rộng lòng cho "bạn" 12 nghìn tấn. Giờ ta sang, được bạn trả lễ bằng việc... bán cho 10 triệu liều vaccin cây nhà lá vườn, thứ chưa được thế giới thừa nhận. Chỉ bán chứ không cho. Chả biết lôi thứ tự cung tự cấp ấy về tiêm chích cho ai, hay lại lôi dân ra thí nghiệm giùm "bạn".

Mai Bá Kiếm - Vì sao lãnh đạo ngành giáo dục và y tế đều bị bắt cùng tội danh ?

 

Ngày 23/9/2021, giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Kiên bị bắt về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Theo đó, ông Kiên thông đồng với Công ty cổ phần thẩm định giá Btcvalue để cho Cty cổ phần Sách và thiết bị trường học Điện Biên trúng 2 gói thầu cung cấp thiết bị dạy học, gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Cty thẩm định giá Btcvalue cũng “giúp” giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Hằng bị bắt ngày 16/7/2021, và giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Vũ Liên Oanh bị bắt ngày 24/6/2021, cùng thủ đoạn “nâng khống giá” trang thiết bị dạy học!

Trong vòng 4 tháng nay có 3 giám đốc Sở GD&ĐT bị bắt do đấu thầu sách và thiết bị dạy học. Còn trong 1 năm 9 tháng qua, có 9 lãnh đạo ngành y bị bắt về tội vi phạm quy định về đấu thầu để nâng khống giá: thuốc, trang thiết bị y tế, thủy tinh thể nhân tạo, robot siêu âm:

mercredi 22 septembre 2021

Đỗ Ngọc - Người về qua nhà…

 

Bà nằm viện mấy tháng, tuổi già sức yếu, như cây nến lụi dần ở tuổi 90. Nến chưa tắt thì bà dương tính với covid, được chuyển từ bệnh viện đến bệnh viện dã chiến. Cầm cự được 10 ngày thì bà yếu hẳn.

Cô bác sĩ “truyền hình” trực tiếp video call giây phút cuối của bà cho vợ chồng con trai bà. Anh khóc òa như đứa trẻ, xót thương mẹ không người thân kề cận phút sinh ly tử biệt.

Bác sĩ thay vợ chồng anh từ biệt mẹ. Cô nói to “Bà nghỉ bình an bà nhé. Bà có nghe con nói không?”. Qua màn hình điện thoại, anh thấy cơ mặt mẹ cử động rồi bà thở hắt, máy đo chỉ số sinh tồn về vạch ngang bằng 0.

Tiểu Vũ – Sài Gòn, bao nhiêu mất mát chia lìa

 

Một túi đồ vẫn còn nguyên vẹn do người con gửi đến cho mẹ đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến số 16 (Thành phố Hồ Chí Minh). Trên gói đồ có lời nhắn "Mẹ ơi cố lên".

Nhưng người mẹ này mãi mãi không có cơ hội để mở túi đồ ra, vì bà đã mất. Mất khi chưa kịp chạm vào yêu thương hy vọng từ gia đình con cái người thân của bà gửi đến.

Sài Gòn của tôi buồn vậy đó. Những người mắc cúm Tàu thường qua đời đơn độc trong bệnh viện, lúc họ mất không có người thân bên cạnh, không có ai để nói lời trăn trối cuối cùng...Ra đi như thế sao cho đành lòng.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Abdala của Cuba hiệu quả ra sao?

 

Việt Nam sẽ mua 10 triệu liều vaccin Abdala của Cuba [1]. Nhưng những thông tin khoa học về vaccin này thì rất ư là hiếm. Qua vài thông tin sơ khởi tôi có làm thử một phân tích, và thấy những gì họ báo cáo khá nhứt quán với dữ liệu về hiệu quả.

Rất ít thông tin khoa học về vaccin Abdala của Cuba, vì trong y văn không có bài báo nào đề cập đến. Tuy nhiên, qua báo phổ thông, thì đây là vaccin được bào chế theo phương pháp protein tái tổ hợp (tức recombinant protein như Novavax của Mỹ). Cần nói thêm rằng, Novavax của Mỹ đã được thử nghiệm ở giai đoạn III, đạt hiệu quả 90% [2], và được Úc phê chuẩn.

Vaccin Abdala của Cuba chưa được WHO, FDA hay EMA phê chuẩn. Tuy nhiên, Việt Nam đã phê chuẩn vaccin này. Rất có thể các giới chức y tế Việt Nam có dữ liệu thử nghiệm của vaccin Abdata? Nếu thế thì họ nên công bố dữ liệu cho công chúng Việt Nam biết. Nếu chưa có thì tại sao phê chuẩn?

GS Nguyễn Văn Tuấn - "Vaccin made in Vietnam" và thông tin lẫn lộn

 

Đọc qua vài bản tin liên quan đến vaccin này, không biết đường đâu mà lần mò! Tình trạng nói lên một phần về văn hóa khoa học ở Việt Nam còn hơi khác so với thế giới trong đại dịch này.

Báo Tuổi Trẻ thì viết rằng "Hội đồng đạo đức: Nano Covax có tác dụng với chủng Delta, Alpha" [1]. Báo PLO thì đoán rằng "Nano Covax và cơ hội cấp phép lưu hành trong những ngày tới" [2].

Nhưng đài BBC uy tín thì cho biết "Hội đồng Đạo đức nói chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ của Nanocovax" [3], và nhứt quán với báo trong nước "Hội đồng Đạo đức: Vẫn chưa có dữ liệu để đánh giá trực tiếp hiệu lực bảo vệ của vaccin Nanocovax" [4].