mercredi 25 août 2021
mardi 24 août 2021
Hoàng Linh - Sự lựa chọn của Cường
"Th. ơi, anh dương tính rồi, tiếp tục nha em..."
Đó là lời nhắn của anh Cường Béo với những người bạn Bếp thiện nguyện.
Hơn hai tháng đồng hành cùng nhau, bếp cơm anh Cường Béo đã hỗ trợ rất rất nhiều cho các bệnh viện, tuyến đầu chống dịch. Anh dễ thương,nhẹ nhàng, nhiệt tình, vui tính cực kỳ, ai đã tiếp xúc với anh đều yêu mến.
Ngô Nguyệt Hữu - Bộ đội!
Tôi ở Sài Gòn nhiều tháng nay, vẫn lặng lẽ đi và quan sát. Trong điện thoại của tôi có nhiều clip quay lại cảnh Sài Gòn vắng vẻ, buồn thiu.
Trước khi bộ đội vào Sài Gòn, công tác chống dịch của lãnh đạo thành phố là lúng túng. Những thay đổi văn bản xoành xoạch, những va chạm không đáng có giữa người dân và lực lượng canh giữ chốt kiểm soát…
Bộ đội vào, hai hôm nay Sài Gòn bắt đầu trở nên trật tự hơn, điềm tĩnh hơn, đỡ hoang mang hơn.
Nguyễn Hồng Vũ - Vaccin Covid đầu tiên được phê chuẩn đầy đủ : Comirnaty của Pfizer/BioNTech
Hôm nay, vaccin Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech (với tên thương mại là Comirnaty, koe-mir’-na-tee) đã trở thành vaccin đầu tiên ở Mỹ được phê chuẩn đầy đủ (Full Approval) bởi cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Trong nội dung phê chuẩn đầy đủ, vaccin Comirnaty được sử dụng cho người từ 16 tuổi trở lên. Đối với người từ 12 đến 15 tuổi, vaccin này được tiếp tục sử dụng theo như giấy phép sử dụng khẩn cấp (Emergency Use Authorization, EUA).
Việc cấp phép đầy đủ có một ý nghĩa lớn, vì đây là một bước khẳng định rằng vaccin này đã đáp ứng các tiêu chuẩn cao và khắt khe của FDA về an toàn, hiệu quả và chất lượng sản xuất mà FDA yêu cầu, đối với một sản phẩm là thuốc hoặc vaccin sử dụng trên người.
Tiểu Vũ - Té ra ông Vũ Thành Tự Anh chỉ là…bên B
Liên quan đến thông tin nhóm chuyên gia của Fulbright từng dự báo Thành phố Hồ Chí Minh dịch đang đạt đỉnh và sẽ kết thúc vào tháng 8. Trưa 23/8, trên trang cá nhân, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý - Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức có lời trần tình như sau:
"Cải chính về "dự báo Fulbright"
Nhân việc bác sĩ Trương Hữu Khanh và một số facebooker khác bình luận về "Dự báo Fulbright", tôi xin giải thích rõ để các bạn hiểu đúng sự việc.
Lưu Trọng Văn - Vì sao tỉ lệ người chết ở Bình Dương chỉ bằng 1/4 tỉ lệ người chết ở Sài Gòn?
Ngày 23.8 ghi nhận 389 ca chết, tại: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 340 ca, Bình Dương 34.
24 giờ qua số ca nhiễm trong nước giảm 963 ca. TP.HCM 4.251 ca tăng 58 ca, Bình Dương 3.183 ca, giảm 612 ca. Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 180.245, với hơn 7.000 người chết, tỉ lệ 3,9%, trong khi đó Bình Dương 73.425 với chỉ hơn 600 người chết tỉ lệ 0,85%.
Rõ ràng tỉ lệ số người chết vì dịch trên tổng số ca bệnh ở Bình Dương chưa bằng 1/4 số người chết vì dịch trên tổng số ca bệnh ở Sài Gòn. Tỉ lệ số người khỏi bệnh ở Bình Dương cũng cao hơn tỉ lệ người khỏi bệnh ở Sài Gòn.
Lưu Trọng Văn – Dân Sài Gòn sẽ tính sổ công tội
Mạng sống con người là quan trọng nhất. Khi xem xét quốc gia nào chống dịch thành công, người ta xem tỉ lệ người chết trên tổng số ca bệnh.
Với hơn 7.000 người chểt trên tổng số 180.000 bệnh nhân, tỉ lệ tử vong 3,9%, có thể nói rằng Sài Gòn là thành phố có tỉ lệ người chết cao nhất Việt Nam, và tốp cao của các thành phố trên thế giới.Một con số kỷ lục không ai mong muốn.
Không bàn cãi gì nữa, chỉ số này là minh chứng rõ nhất sự quá yếu kém của ban chỉ đạo chống dịch Sài Gòn. Ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố kiêm trưởng ban Chỉ đạo chống dịch, cùng ông Nguyễn Tấn Bỉnh giám đốc Sở Y tế thành phố phải chịu trách nhiệm chính.
Nguyễn Thông - Lãnh đạo nguồn
Lão em tôi, mấy bạn tôi, người thì nhắc, người thì khuyên, rằng nói gì thì nói, tránh công kích cá nhân, nhé.
Nhưng khổ nỗi, cộng đồng nào cũng do cá nhân tập hợp thành, nên đám đông này, tập thể nọ cũng từ cá nhân mà ra, bảo tránh hơi bị khó.
Thế mới biết cộng sản khôn tít mù. Cứ thành tựu, cái hay cái tốt thì do công sức, dấu ấn của cá nhân, còn thất bại, hư hỏng, xấu xa thì thuộc trách nhiệm tập thể. Kiếm được "thằng tập thể" để kỷ luật khó hơn tìm ra bát phở Hùng giữa những ngày đỉnh dịch.
Nguyễn Ngọc Chu - Ông Nguyễn Hồng Lĩnh có tạo nên một xu thế tự từ chức ?
1. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tuyên bố “Sẽ từ chức nếu để người dân đói trong thời gian giãn cách xã hội” - có lẽ là trường hợp hi hữu trong lịch sử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tuyên bố của ông Nguyễn Hồng Lĩnh khác với trường hợp ông Lê Huy Ngọ ? xin từ chức để tránh phải thảo luận về trách nhiệm.
Tuyên bố của ông Nguyễn Hồng Lĩnh cũng khác với tuyên bố của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhận chức : “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”. Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong hoàn cảnh ông Phan Văn Khải khi rời chức Thủ tướng trước nhiệm kỳ và tiến cử ông Nguyễn tấn Dũng, đã nhận lỗi: "Để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân". Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng là một “nước cờ chính trị”.
Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 47
Mấy hôm nay, khi lực lượng quân đội xuất hiện để hỗ trợ việc phòng chống dịch ở thành phố, báo chí nhà nước liên tục đăng nhiều hình ảnh hoạt động của các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ. Hình ảnh bộ đội Việt Nam bồng súng, kiểm soát ở các chốt xuất hiện dày đặc trên truyền thông nhà nước và mạng xã hội.
Trang tin Bộ Quốc phòng nhận định 30 ngày tới là một "trận đánh quyết định". Tin cho hay Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã làm việc với lãnh đạo thành phố và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, bàn về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch.
Và điều khiển cuộc chiến đấu này không còn chỉ có các quan chức lãnh đạo mà còn có sự có mặt của nhiều tướng lĩnh tham gia, như Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7, Thiếu tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
Afghanistan : Đồng minh G7 đòi Biden kéo dài thời gian di tản
Đăng ngày:
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay 24/08/2021 trong một hội nghị trực tuyến sẽ được các đồng nhiệm G7 đòi hỏi lùi lại hạn chót kết thúc di tản khỏi Afghanistan - được ấn định vào ngày 31/08 - trong khi hàng ngàn người đang tìm cách thoát khỏi phe Taliban.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ trì hội nghị, cho biết cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 tập trung vào hoạt động di tản và tương lai của Afghanistan. Ưu tiên trước mắt được dành cho việc hoàn tất di tản các công dân cũng như những người Afghanistan đã cộng tác trong 20 năm qua, và trước khi bước sang giai đoạn mới, cộng đồng quốc tế cần thống nhất phương hướng chung về lâu về dài.
Taliban coi hạn định 31/08 là lằn ranh đỏ. Tổng thống Joe Biden, mà việc xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan khiến các đồng minh thân cận nhất cũng bất bình, không loại trừ việc kéo dài chiến dịch di tản sau thời hạn này.
Afghanistan : Tiền mặt không còn, Kabul có nguy cơ rơi vào khủng hoảng
Đăng ngày:
Từ Kabul, thông tín viên Vincent Souriau gởi về bài phóng sự :
« Chúng tôi đang trên Bank Street - như được mệnh danh – đó là con đường Ngân hàng ở Kabul. Nhưng chẳng cần phải thử làm gì, tất cả đều đã đóng cửa từ một tuần qua. Những cánh cửa đã đóng kín, các máy rút tiền đều không sử dụng được. Và nếu người đàn ông này đến gặp chúng tôi, đó là vì ông ta không còn chịu đựng được nữa. Không còn tiền mặt, chẳng còn gì để nuôi gia đình.
Diễn đàn Crimée: Nga bị coi là Nhà nước chiếm đóng
Đăng ngày:
Khoảng 15 tổng thống, thủ tướng các nước châu Âu (như Ba Lan, Thụy Điển…) đã tham dự Diễn đàn. Các nước khác như Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ gởi các bộ trưởng hay chủ tịch Quốc hội đến tham gia. Sự kiện này diễn ra sau nhiều tháng Kiev không ngừng phàn nàn các đối tác do dự về việc Ukraina gia nhập NATO, duy trì thỏa thuận khí đốt với Nga hay từ chối bán vũ khí cho Ukraina.
Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình :
Ba Lan xây tường chặn di dân từ Belarus
Đăng ngày:
Bốn nước trên tuyên bố sẽ bảo vệ người tị nạn theo luật quốc tế, nhưng không chấp nhận việc Belarus dùng di dân như một loại vũ khí. Ba quốc gia Liên hiệp Châu Âu (EU) có biên giới trên đất liền với Belarus là Litva, Latvia và Ba Lan cố gắng ngăn chận các di dân vượt biên bất hợp pháp, nhưng trong nhiều trường hợp, chính quyền Minsk lại đẩy họ về phía biên giới EU gây bế tắc.
Tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus, hiện có khoảng 30 di dân bị kẹt lại từ hai tuần trong các điều kiện "vô nhân đạo", theo các tổ chức phi chính phủ. Thông tín viên Damien Simonart ở Vacxava cho biết chi tiết qua phóng sự :
Tin vắn 24/08/2021
(AFP) – Ukraina chận nhiều trang web thông tin của Nga
Ukraina hôm 23/08/2021 ra lệnh chặn nhiều trang tin tức của Nga, trong khuôn khổ một loạt trừng phạt đối với Matxcơva. Khoảng 12 tập đoàn báo chí Nga là mục tiêu, trong đó có công ty sở hữu nhật báo kinh tế Vedomosti một thời được ưa thích tại Nga trước khi bị các đại gia thân cận ông Putin mua lại, và nhật báo nổi tiếng Moskovski Komsomolets.
Phát ngôn viên điện Kremlin tố cáo Ukraina « bóp nghẹt tự do ngôn luận ». Tuy nhiên từ nhiều tháng qua nhiều trang web độc lập và đối lập tại Nga cũng đã bị Matxcơva chặn lại.
Cập nhật: « Hội chứng La Habana » làm trì hoãn chuyến đi Việt Nam của bà Harris
Tin khẩn : Chuyến đi Hà Nội của bà Kamala Harris bị hoãn lại vì « sự cố về sức khỏe » (AFP dẫn nguồn tin từ đại sứ quán Mỹ, 16 giờ 11 phút ngày 24/08/2021, giờ Paris)
Cập nhật : « Hội chứng La Habana » làm trì hoãn chuyến đi Việt Nam của bà Harris
(AP 24/08/2021) Chuyến đi của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris từ Singapore sang Việt Nam đã bị hoãn lại nhiều tiếng đồng hồ hôm nay 24/08/2021 vì một « sự cố sức khỏe bất thường », theo đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Chính phủ Mỹ dùng cụm từ này để mô tả « hội chứng La Habana » : một loạt các sự cố sức khỏe bí ấn, lần đầu tiên nhận ra nơi các nhà ngoại giao Mỹ và nhân viên chính phủ tại La Habana, Cuba từ 2016 đến 2017. Nguyên nhân vẫn chưa xác định được, nhưng các hiện tượng không thể giải thích từ đó đến nay vẫn được những người Mỹ phục vụ tại các cơ quan ngoại giao ở các nước khác báo cáo.
lundi 23 août 2021
Việt Nam, thất bại của Mỹ nhưng Afghanistan là thảm bại của Joe Biden
Đăng ngày:
Ảnh bìa của L’Express là hình vẽ biểu trưng cho lá cờ Mỹ, phía trên là một khuôn mặt đàn ông râu xồm của phiến quân Taliban, chạy tựa « Afghanistan, thất bại của Mỹ ». Tấm ảnh những người đàn ông đầu quấn khăn, cầm súng chiếm trọn trang nhất của L’Obs với dòng tít « Những chiến binh Taliban mới ».
Có đến ba tuần báo chọn màu đen làm nền để nói về sự kiện chấn động đáng buồn này. Le Point với ảnh nhỏ một thủ lãnh Taliban, đặt câu hỏi « Ai sẽ chận được quân Hồi giáo ? », Courrier International với hình minh họa các phiến quân, nhận định « Afghanistan : Thời của Taliban ». Cũng một màu đen tang tóc với dòng chữ trắng thật to « Thảm bại của Biden », trang bìa tuần báo Anh The Economist ghép bốn tấm ảnh những người Afghanistan đổ xô chạy theo chiếc phi cơ Mỹ trên phi đạo.
GS Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề xét nghiệm đại trà
Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế.
Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.
Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy 'bức tranh' chung về xét nghiệm.
Ngô Nhân Dụng - Kabul khác Sài Gòn
Có người coi vụ triệt thoái hỗn loạn ở Kabul năm 2021 là “Sài Gòn của Biden.” Người Việt nào đã sống qua thời chiến, hoặc đã học lịch sử, thì biết dù số phận tương đồng, Sài Gòn rất khác Kabul.
Trước hết, cuộc chiến chỉ xảy ra tại Afghanistan sau khi Mỹ tấn công tìm bắt Osama bin Laden, trả thù vụ khủng bố 11 tháng 9 tại New York. Al Qaeda tan vỡ và 10 năm sau, bin Laden chết, quân Mỹ vẫn ở lại cho nên dính líu mãi.
Cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã xảy ra trước khi quân Mỹ tới. Có thể đã bắt đầu từ những cuộc “quốc cộng phân tranh” thời 1940. Năm 1954 Bắc Việt đã để lại binh sĩ, cán bộ và vũ khí để chuẩn bị chiến tranh. Năm 1959 Cộng sản bắt đầu đưa quân vào miền Nam phát động cuộc chiến. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào cứu vì miền Nam có thể mất vào tay Bắc Việt.