dimanche 18 juillet 2021

Hoàng Nguyên Vũ - « Nước đục » từ đâu ?


Chúng ta lên án Bách Hóa Xanh (BHX) "thừa nước đục thả câu", nhưng sao không hỏi "nước đục" từ đâu mà ra?

Trước hết, tôi phải khẳng định: việc trục lợi trên hoạn nạn của đồng bào của BHX không thể chấp nhận được ! Đó là kiểu kinh doanh vô lương tâm, độc ác, nhất là trong tình cảnh đồng bào còn gom góp cho nhau từng cọng rau, con tép như thế này.

Không có lý do nào để bào chữa khi mà BHX hoàn toàn được hưởng các chính sách mùa dịch (giảm tiền thuê nhà cùng một số chính sách khác), đồng thời là đơn vị chủ động nguồn cung ứng.

Lưu Trọng Văn - Con kiến leo cành đa...


Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số phải đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên.

Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.

Xét theo tiêu chuẩn này khoảng 20 tỉnh sẽ phải bị xáo trộn vì sáp nhập hoặc mở rộng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.07.2021


 

samedi 17 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Phải thay đổi cách thức chống dịch


Đọc báo, thấy ông Chủ tịch UBND TPHCM nhắc đến việc lãnh đạo quận 7 “nhờ giúp vì một ca F0 đang rất nguy cấp mà gọi không có bệnh viện nào tiếp nhận. Sau đó, tôi phải gọi cho anh Bỉnh là giải quyết xong”.

Hôm qua có đọc một bản tin, nói rằng TPHCM đã có hơn 100 trường hợp tử vong do dịch, nhưng do báo cáo sao đó mà Bộ Y tế mới đưa lên có hơn 40 ca. Cũng không biết trục trặc ở đâu. Nghe nói Bộ Y tế đổ lỗi cho TPHCM báo cáo không đầy đủ các mục nên họ không công bố được.

Thế rồi lại nghe người ta nói, rằng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chuyển mục tiêu chống dịch sang giảm số tử vong, thay vì giảm số nhiễm như hiện nay. Không biết thực hư ra sao, nhưng hai ngày liên tiếp, Bộ Y tế đã bỏ bản tin trưa, dù vẫn chưa tập trung vào số tử vong.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn tình hình dịch ở Nam Dương, nghĩ về kế sách đối phó ở Việt Nam


Nam Dương (Indonesia) đang trở thành 'tâm dịch' (epidenter) trên thế giới, với số ca nhiễm ghi nhận hơn 54.000 trong một ngày. Tại sao diễn biến xấu như vậy, và chúng ta có thể học gì từ tình hình ở Nam Dương để có một kế sách tốt hơn cho Việt Nam. Cái note này chia sẻ vài quan điểm cá nhân.

1. Nhìn tình hình trong vùng: Tại sao Indonesia?

Có thể nói rằng trong tất cả các quốc gia vùng Đông Nam Á, chỉ có Singapore là không bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch mới. Tất cả các nước còn lại, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam, và đặc biệt là Nam Dương đều bị ảnh hưởng bởi sự tái bùng phát của dịch Vũ Hán.

Trần Tiến Dũng - Ngày phong thành : Hãy trả lại ổ bánh mì cho dân Sài Gòn


Đọc trên trang Vinh Râu về chuyện cấm lò, cấm bán bánh mì ở Sài gòn mà thấy những người cai trị thành phố này, nói xin lỗi, ngu ngốc đến "quá mức cho phép của Thượng Đế" (câu tút của nhà thơ Đỗ Trung Quân).

Bánh mì Sài Gòn là thực phẩm đô thị từ tiên thiên lẫn hậu thiên chuyển hóa năng lượng để người Sài Gòn cố cựu hoặc nhập cư sống để ăn, ăn để sống qua hàng trăm năm.

Xuyên suốt lịch sử cận đại đến đương đại, xứ Sài Gòn chưa bao giờ có chuyện vắng mặt ổ bánh mì trong đời sống ẩm thực của người dân.

Ngọc Vinh - Không có cơ hội để lựa chọn


Báo chí cho biết, bệnh viện đa khoa Hạnh Phúc ở An Giang bị phạt 50 triệu đồng vì đăng tin rao chích vaccin Covid Astra dịch vụ 1,5 triệu đồng /liều.

Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 5 ngày, từ 10-7 đến 15-7, đã có 36.000 người đăng ký chích vaccin ở bệnh viện này - dù chưa có ai được chích.

Con số trên cho thấy một nhu cầu thật sự về vaccin của người dân, cho dù giá cả có cao chăng nữa.

Nguyễn Thông - Quốc hội của ai chứ không phải của tôi


Thấy báo chí nói nhiều về kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới sắp diễn ra.

Ông chủ tịch, ông tổng thư ký-chủ nhiệm văn phòng, bà trưởng ban công tác... của Quốc hội đều đăng đàn tuyên bố, giải thích này nọ. Rằng tại sao phải bầu lại, tại sao phải tuyên thệ, chính phủ mới sẽ ra sao, có mấy phó thủ tướng, v.v…

Tinh những chuyện mọi người đã tỏ, không cần phải họp, không cần phải giải thích.

Mạnh Quân - Doanh nghiệp trong cơn bão Covid: Chới với khi những cam kết đã nhạt dần


Bên cạnh những gói hỗ trợ mang tính tạm thời, có lẽ đã đến lúc cần nhìn nhận rằng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, cần nhất là sự ổn định chính sách trong dài hạn, thì mới có đủ sức bền, vượt qua cơn bão Covid-19.

Chắc ai cũng nhớ là ở đợt dịch Covid lần thứ nhất đầu năm 2020, đã có rất nhiều tuyên bố, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) toàn từ vài chục ngàn tỉ đến vài trăm ngàn tỉ. Nghe có cảm giác nguồn lực hỗ trợ của nhà nước cho khối doanh nghiệp đang dồi dào hơn bao giờ hết.

Tuy đến nay cũng chưa rõ thực tế có bao nhiêu chục ngàn tỉ đã được giải ngân, nhưng quả thực cũng đã có một số gói hỗ trợ kiểu giảm, giãn thuế... khoản nọ cho doanh nghiệp nọ kia, hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp là có.

Nguyễn Như Phong - Họ lại muốn dẫm vào vết xe đổ ư?


Tôi đọc được thông tin về việc Bộ Nội vụ đưa ra kế hoạch dự kiến sáp nhập các tỉnh có diện tích nhỏ, dân số ít vào với nhau.

Về việc này, tôi cho rằng, những kẻ (Xin lỗi, tôi phải gọi đó là kẻ) nghĩ ra sáng kiến này là lớp hậu sinh. Đám này không biết gì về hậu quả của việc sáp nhập từ những năm sau 1975 và cơ bản đã tan rã hết sau năm 1990...

Tôi không hiểu khi họ đưa ra "sáng kiến" quái gở này, họ có nghiên cứu cho thấu đáo hay không : Tại sao việc sáp nhập xã, huyện, tỉnh của những năm xưa bị thất bại? Và hậu quả để lại của việc làm duy ý chí đó là gì?

Sau cuộc biểu tình lịch sử, người dân Cuba phản đối bạo lực


Đăng ngày:

Quá bất ngờ trước sự kiện ngày 11/07, chính quyền cố xoa dịu dân chúng đồng thời huy động lực lượng ủng hộ chính phủ. Về phía người dân, việc triển khai lực lượng an ninh trên đường phố gây lo lắng, họ phản đối bạo lực trong cuộc biểu tình. Từ La Habana, thông tín viên Domitille Piron gởi về bài phóng sự :

« Ai đã tấn công đầu tiên trong các cuộc biểu tình ? Câu hỏi này gây chia rẽ đối với những người không xuống đường hôm 11 tháng Bảy, như Daymi chẳng hạn. Ông hoàn toàn phản đối bạo động từ phía người biểu tình.

Mỹ trừng phạt thêm 7 quan chức Trung Quốc vì đàn áp dân chủ Hồng Kông


Đăng ngày:

Trừng phạt của bộ Tài chính Hoa Kỳ nhắm vào bảy quan chức Trung Quốc là phó giám đốc Văn phòng liên lạc ở Hồng Kông, gồm Trần Đông (Chen Dong), Hà Tĩnh (He Jing), Lư Tân Ninh (Lu Xinning), Cừu Hồng (Qiu Hong), Đàm Thiết Ngưu (Tan Tienui), Dương Kiến Bình (Yang Jianping), và Doãn Tông Hoa (Yin Zonghua).

Reuters dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, theo đó trong những năm qua, các quan chức Trung Quốc đã « phá hoại một cách có hệ thống » các định chế dân chủ Hồng Kông, trì hoãn các cuộc bầu cử, cách chức các dân biểu được bầu, bắt giam hàng ngàn người bất đồng chính kiến. Ông Blinken tuyên bố, do Bắc Kinh kìm hãm khát vọng dân chủ của Hồng Kông nên Washington phải hành động, và đây là thông điệp cho thấy Hoa Kỳ kiên quyết đứng về phía người dân Hồng Kông.

Pháp: Bộ trưởng Tư pháp bị khởi tố, cánh hữu bênh vực, cánh tả đòi từ chức


Đăng ngày:

Bộ trưởng Éric Dupond-Moretti bị nghi ngờ lợi dụng vị thế để thanh toán ân oán trước đây với các thẩm phán có xung khắc với ông khi còn là luật sư. Dù trước mắt việc từ chức hoặc cải tổ nội các đều bị bác bỏ, vụ này gây bối rối cho điện Elysée và chính phủ.

Thủ tướng Jean Castex và các chính khách thuộc đảng cầm quyền LREM (Cộng hòa Tiến bước) lên tiếng ủng hộ ông Éric Dupond-Moretti. Các nhân vật thuộc đảng cánh hữu LR (Những người Cộng hòa) kín tiếng hơn, nhưng chủ tịch Thượng viện thuộc đảng này tuyên bố không muốn bộ trưởng tư pháp ra đi. Ngược lại đảng Xã hội, đảng Xanh, đảng cực tả LFI (Nước Pháp Bất khuất) đều kêu gọi ông Éric Dupond-Moretti phải từ chức.

Sợ ảnh hưởng sau rút quân, Nga chỉ trích Mỹ thất bại tại Afghanistan


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

« Đối với ngoại trưởng Nga, có nguy cơ thực sự là các nước láng giềng với Afghanistan cũng sẽ trở nên bất ổn. Tại Tachkent ở Uzbekistan, nơi Serguei Lavrov tham dự một hội nghị quốc tế về hợp tác với các nước Trung Á và Nam Á, ông nhấn mạnh rằng việc quân Mỹ và NATO triệt thoái quá sớm làm gia tăng bất an về quân sự và chính trị tại các nước xung quanh.

Tin vắn 17.07.2021

 


(CNN) –
Đối phó Trung Quốc, Mỹ điều ít nhất 25 F-22 tập trận ở Thái Bình Dương

Không quân Hoa Kỳ hôm 16/07/2021 dự tính đưa khoảng 25 phi cơ tiêm kích tàng hình F-22 đến tập trận tại Thái Bình Dương trong tháng Bảy, nhằm gởi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc. Tướng Ken Wilsbach, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết chưa bao giờ điều cùng lúc nhiều chiếc Raptor như vậy tại khu vực này.

F-22 là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hiện đại nhất thế giới, có thể tránh được radar. CNN dẫn lời chuyên gia Carl Schuster ở Hawai nhận định Không quân Mỹ muốn chứng tỏ Hoa Kỳ có thể triển khai đồng thời nhiều chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hơn là số lượng Trung Quốc đang sở hữu (được ước tính từ 20 đến 40 chiếc).

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.07.2021


 

Từ giả thiết virus rò rỉ ở Vũ Hán Trung Quốc đến một quy định quốc tế về P4


Đăng ngày:


Là nhà nghiên cứu của King’s College ở Luân Đôn và Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình ở Stockholm, bà Lentzos hồi tháng Năm đã công bố bản đồ các phòng thí nghiệm P4 trên thế giới. Có 60 cơ sở được gọi là P4 (mầm bệnh loại 4) hay BSL-4 (biosafety level/mức độ an toàn sinh học) là nơi nghiên cứu về các virus gây những bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu mùa…nằm tại 23 nước (25 tại châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 tại châu Á), nhưng đến 3/4 không tôn trọng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn.

vendredi 16 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Não trạng « ngăn sông cấm chợ » vẫn chưa thay đổi !


Tôi không hiểu tại sao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Cúm Vũ Hán của TPHCM và Sở Công thương không phác họa vài kịch bản về tiếp liệu và cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến hộ gia đình, khi toàn thành phố phải phong tỏa?

Có phải các siêu thị và cửa hàng tiện ích là sân sau của Sở Công thương, nên Sở cứ ngang nhiên đóng cửa các chợ đầu mối đến các chợ truyền thống, mà không sợ rằng nó đã cắt đứt 70% lượng hàng hóa cung ứng cho thành phố hàng ngày?

Sở cứ nói hệ thống siêu thị bảo đảm cung ứng đủ hàng, tức là hệ thống phải tăng công suất bán hàng gấp 300% ngày thường (để bán thay 70% lượng hàng hóa ở chợ truyền thống).

Võ Xuân Sơn - Phố bỗng là dòng sông uốn quanh


Hôm qua, như tôi đã kể, có lúc đã dự định đi mua thực phẩm, rau để gởi về Sài Gòn, mới biết có rất nhiều người đi mua với mục đích như vậy. Không biết rau vườn nào rẻ, chứ rau, trứng, thịt, gà… tất cả đều lên giá so với tuần trước. Đó là giá ngay tại chợ Đà Lạt, và các hàng tạp hóa ven đường.

Hai ngày trước, tôi đặt hàng rau cho bệnh viện. Đặt buổi chiều tại Đà Lạt, thì ngay sáng hôm sau bệnh viện ở Sài Gòn đã nhận được. Thế nhưng hôm nay thì lại khác. Nghe nói các trạm đã được lập lại. Xe thì bị dừng dọc đường nhiều giờ. Tới Sài Gòn thì phải có phép mới chuyển được. Đã vậy còn bị mưa tầm tã. Nên đến giờ này vẫn chưa nhận được.

Chắc sau mưa là ngập. Nếu hôm nay là triều cường thì có lẽ đó là thời điểm lịch sử của Sài Gòn, triều cường, mưa lớn, hệ thống chống ngập tốn kém hàng đầu thế giới, và virus Vũ Hán, cùng lúc tấn công Sài Gòn.

Huy Đức - Đọc sử xưa nghĩ về việc đặc xá năm Covid


Gần chín trăm năm trước, khi đất nước không mưa thuận gió hòa, các bậc thiên tử, thay vì đổ cho quần thần hay trời đất, lại trước hết, nghĩ tới lỗi của mình. Khâm Định Việt Sử viết:

Tháng 2 năm thứ hai hiệu Thiên Thuân (1129) không mưa, mãi tới tháng 3, vua thân cầu đảo, không nghiệm, nhân bảo thị thần rằng: "Trẫm tự nghĩ không đủ tài đức, nên trên phạm đến khí thiên hòa của trời; mùa xuân năm ngoái mưa dầm, mùa xuân năm nay đại hạn, trẫm rất lo. Các ngươi nên nghĩ xem những lỗi lầm của trẫm, để sửa lại."

Viên ngoại lang là Trần Ngọc Khánh tâu: "... Hoặc giả chỗ hình ngục có việc oan việc lạm, cho nên thương đến hòa khí, xin bệ hạ nghĩ cho". Vua lấy làm phải xuống chiếu tha cho các tội nhân trong thiên hạ. Đến tháng 4 được mưa...