dimanche 4 juillet 2021

Nguyễn Gia Việt - Đừng “đánh trống, khua chiêng” để lòng người thêm xào xáo


Một việc rất tốt, rất cần là "phụ nhau" chống dịch, cũng giống như phụ hàng xóm dập tắt đám cháy vậy.

Phải nói là vô vàn công đức, vô vàn lòng biết ơn khi có những người từ Hải Dương xa xôi xả thân vào trong lòng thành phố giúp dập dịch.

Nhưng ... dân trong Sài Gòn lại râm ran qua nay.

Nguyen Khan - Chống dịch hay chống giặc ?


Nếu chống giặc thì tăng cường sức người, sức của ra tiền tuyến là cần thiết.

Nhưng nếu chống dịch, thì di chuyển một lượng lớn con người từ vùng dịch này qua vùng dịch khác là tiếp tay cho dịch lan rộng, tạo điều kiện cho các biến chủng virus tạp giao thành những biến chủng mới nguy hiểm khó lường, chẳng khác gì tiếp tay cho dịch bùng phát dữ dội hơn.

Bởi dịch và giặc có nội hàm phá hoại khác nhau nên chiến lược và chiến thuật đối phó cũng khác hẳn nhau.

Đỗ Duy Ngọc - Mấy ông bảo không lo nhưng mà dân lo


“Từ tối 3/7 đến 6h hôm nay (4/7), Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới COVID-19. Trong ngày 3/7, TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương có số ca mắc mới cao nhất cả nước với 714 ca và hiện đã vượt ngưỡng 5.000 ca nhiễm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, với 5.000 ca nhiễm, thành phố cũng không cần phải quá lo lắng bởi đã có kịch bản đối phó trong trường hợp có 10.000 ca bệnh. Sau khi đạt ngưỡng 5.000 ca, thành phố đã chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, trong đó rõ thấy nhất là việc thực hiện lấy 5 triệu mẫu trên toàn địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, từ tháng 5/2021, ngành y tế đã đề ra kịch bản "tình huống xấu nhất" với 5.000 ca mắc. 5.000 ca mắc phải có tối đa 1.000 giường hồi sức.

Tuấn Khanh - Vì sao cuộc "giải cứu" từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?


Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để "giải cứu", không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc "giải phóng" lần hai.

Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình - mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.

Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới - bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán - mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết - là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn. Hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài Gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.

Nguyễn Đình Cống - Tai họa từ đâu ?


Đó là tai họa bạo hành trong quân đội và công an trên đất nước Việt Nam.

Trong quân đội thì sĩ quan bạo hành với chiến sĩ, cựu binh bạo hành với tân binh. Trong công an thì chiến sĩ công an bạo hành với người dân bị bắt về đồn do bị nghi ngờ hoặc bị vu oan việc gì đó. Gần đây rộ lên nhiều vụ thảm thương, mới nhất là tân binh Trần Đức Đô, 19 tuổi bị đánh chết.

Truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt không có loại bạo hành như vậy. Từ các triều đại phong kiến đến thế hệ Hồ Chí Minh vẫn giữ được tinh thần “Phụ tử chi binh” (tướng sĩ một lòng phụ tử) như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo.

Mai Bá Kiếm - Tuyên truyền bị phản tuyên truyền


Chiến dịch PR của Vingroup kết hợp với Vietnam Airlines đưa 300 sinh viên ở Hải Dương vào TPHCM hỗ trợ chống dịch, và lưu trú tại khách sạn 4-5 sao của Saigon Tourist là một “thương vụ hợp tác”. Nhưng bị phản tuyên truyền bởi đám truyền thông thổ tả!

Để che đậy tính “thương vụ”, báo chí thổi phồng tính “nghĩa hiệp”: “Vừa rời Bắc Giang, 300 sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lại “Nam tiến” chi viện giúp Sài Gòn chống dịch”.

Về phương tiện: “Vietnam Airlines đã bố trí riêng một máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner với "hành trình thần tốc", "mở đường Hồ Chí Minh trên không", "tiếp sức cho chiến trường miền Nam".

Nguyễn Thông - Chủ nhật nhạt


- Xách xe chạy một vòng mua rau, chứng kiến nhiều đường nhiều ngõ nhiều khu nhà bị phong tỏa. Sài Gòn chưa bao giờ trống vắng hiu hắt buồn bã như lúc này, kể từ khi tôi gắn bó với nó cách nay thiếu vài năm là nửa thế kỷ.

Nhận ra thêm một điều, những cái hàng rào dây thép gai sơn đỏ-trắng, gai nhọn hoắt, một thời được chế tạo và ở vị trí "sẵn sàng chiến đấu" khắp thành phố, rồi thất nghiệp suốt bao năm, nay mới được sử dụng một cách tử tế.

- Nhìn mặt mấy thằng quan tham nhũng Bình Dương bị kỷ luật và truy tố bắt giam, trông đứa nào cũng vừa ác vừa đần thối ra, chỉ mắc cười. Cười ở chỗ, đám ấy đều mới được bầu làm đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Ông bà nào còn tin vào sự bầu bán thành công tốt đẹp, vào sự "sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng" thì hãy ngẫm nghĩ về các đại biểu đắc cử ấy.

Tạ Duy Anh - Sự thật không bao giờ cũ


Việc Ban quản trị Facebook xóa bài của tôi, thực ra là do những dư luận viên đánh phá, hóa ra rất phản tác dụng. Tôi không bịa đặt một chi tiết nhỏ, vì thế tôi hoàn toàn bình thản. Sự thật không bao giờ cũ.

Một nhà triết học, kịch tác gia cổ Hy Lạp có câu nói bất hủ: “Tôi nắm trong tay sức mạnh của sự thật”. Không vũ khí hủy diệt nào xóa được sự thật. Mong các vị nhớ cho điều đó.

Tự truyện (một kiểu hồi ký) « Dưới bàn tay vô hình » tôi viết xong từ năm 2012. Sau khi về hưu, tôi có sửa sang lại, bổ sung vài chi tiết không đáng kể. Nó gần 200.000 chữ. Phần viết về nạn quân phiệt trong quân đội (chỉ kể lại những gì tôi chứng kiến tận mắt và những gì tôi trải qua (như bài viết vừa rồi) gồm hai chương: Nơi hầm tốiChuộc tội chiếm gần 1/6 cuốn sách.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.07.2021


 

samedi 3 juillet 2021

Chủ nghĩa cộng sản còn lại gì nơi Trung Quốc ?


Đăng ngày:


Le Point tuần này quan tâm đến chương trình hành động của tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi chỉ còn 9 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ, trong khi L’Obs dành chủ đề cho Yannick Jadot, ứng cử viên tổng thống 2022 của đảng Xanh. L’Express nhìn ra thế giới, chạy tựa sốc « Loài có nguy cơ tuyệt chủng » với hình ảnh năm em bé đủ màu da, báo động về tương lai dân số địa cầu giảm. Courrier International lại còn nhìn xa hơn nữa, đến tận vũ trụ, với câu hỏi « Có nên sợ các vật thể bay không xác định hay không ». Ởcác trang trong, các tuần báo tiếp tục bàn luận về đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa kỷ niệm 100 năm thành lập hôm 01/07/2021.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc có còn là cộng sản ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.07.2021


 

vendredi 2 juillet 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tâm lý chờ vaccin 'xịn'?


Một số bạn (và có lẽ nhiều người trong cộng đồng) nghĩ rằng vaccin Pfizer và Moderna có hiệu quả cao hơn vaccin AstraZeneca (AZ), và từ đó, họ chờ 'vaccin xịn'.

Tôi muốn thuyết phục các bạn rằng cách so sánh đó và niềm tin đó sai. Các bạn nên tiêm vaccin (1 trong 3 loại vaccin hiện nay) khi có cơ hội. Đừng chần chờ vaccin 'xịn', vì không có khái niệm vaccin xịn.

Không thể so sánh hiệu quả giữa các vaccin.

Võ Xuân Sơn - Để không bị vỡ trận


Tối qua nhận được tin nội bộ, một đồng nghiệp bị dính F0. Có một người quen ở cùng chung cư với đồng nghiệp ấy. Gọi điện hỏi thăm. Nhưng cư dân ở đó chỉ nghe râm ran vì đang là tin đồn.

Sáng nay người quen gọi báo, rằng đó là thông tin chưa công bố, nên mới chỉ có vài người biết. Nhưng cán bộ phường và tổ trưởng bảo hết người làm rồi, nên nếu có phong tỏa thì chắc cũng chỉ phong tỏa 1 lầu, hoặc 1 block mà người đó ở thôi. Mà từ tối đến sáng cũng chưa thấy CDC báo gì, nên chưa làm gì cả. Mãi đến trưa thì mới phong tỏa.

Những ngày cách ly tại nhà ở Sài Gòn, và cả ở Đà Lạt, tôi nhận thấy lực lượng chống dịch địa phương đã quá đuối. Ngay tại Đà Lạt, nơi dịch mới chỉ là chút xíu so với Sài Gòn, mà nhân viên y tế đã quá mệt. Quá nhiều công việc cho một người khai báo y tế và cách ly tại nhà. Gia đình tôi 8 người đã chiếm hết một buổi sáng thông qua buổi trưa, đến 1 giờ chiều, của cả trạm y tế và lực lượng lấy mẫu từ Trung tâm Y tế.

Cù Mai Công - Phản đề Covid 4 : Lo lắng số ca nhiễm nên quên hậu quả thực tế ?


(Xin khoanh lại chuyện thực tế hiện nay ở Việt Nam, TP.HCM. Xin không mang kết quả ở Tàu, Ấn, Mỹ... ra đối sánh, vì mỗi nước có quan điểm, cách phòng chống khác nhau. Mỗi gien, chủng người có cơ địa phản ứng với các dịch bệnh khác nhau, tạo nên vùng dịch tễ khác nhau).

Đến sáng 2-7-2021, sau hơn hai tháng bùng nổ dịch Covid-19 đợt 4 ở Việt Nam, với hai điểm nóng lớn nhất là Bắc Giang và TP.HCM, đã có 17.727 ca nhiễm. Bắc Giang đã tạm giảm và có lẽ đã qua đỉnh dịch (như hôm nay không có ca nào mới). TP.HCM ngược lại, đang tăng mạnh từng ngày.

Chính quyền, chức năng lẫn dân đều lo, rất lo với những biện pháp phòng chống gắt gao hơn: hơn 500 điểm, khu vực bị phong tỏa; hàng trăm chợ truyền thống và siêu thị tạm đóng cửa; gấp rút xét nghiệm toàn thành phố...

Đỗ Duy Ngọc - Vài suy nghĩ về tiếp sức chống dịch và tuyên truyền


Nghe tin hôm qua, chuyến bay riêng của Vietnam Airlines đã chở hơn 300 giảng viên và sinh viên của Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào TP.HCM tiếp sức chống dịch virus Vũ Hán.

Với tư cách người Sài Gòn, dù chỉ là công dân hạng hai, tui xin cám ơn tấm lòng hỗ trợ Sài Gòn trong cơn dịch vật này của những anh chị em trường y tế tỉnh Hải Dương.

Thế nhưng, không phải phụ lòng anh chị em, theo tui chuyện đưa các anh chị em vào Sài Gòn là điều không nên, lợi bất cập hại. Lại thêm anh chị em vào đây lại mang tư thế người mang ân huệ cho dân Sài Gòn như đã xảy ra ở Gò Vấp thì dân Sài Gòn hơi khó chịu rồi nha nha.

Nguyễn Mỹ Khanh - Bông lúa càng nặng hạt, thân lúa càng cúi đầu


400 ngàn liều vaccine Astra Zeneca trong số 1 triệu liều lần 2 hỗ trợ Việt Nam của chính phủ Nhật đã tới Saigon sáng sớm nay trên máy bay của hãng ANA (Tin - ảnh: Tuổi Trẻ).

Người Nhật có cái hay mà tôi học hoài không hết là rất khiêm cung. Nói rất khẽ, ngắn, gọn, quyết xong là thực hiện ngay. Không khoa trường ồn ào, không dùng khẩu hiệu, mỹ từ hay nâng sự việc lên thành tầm cao này nọ. Cứ lặng lẽ làm với triết lý cây lúa càng trĩu bông nặng hạt thì thân lúa càng cúi thấp đầu.

Chợt nhớ cái tin sáng nay về chuyến bay đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào Saigon hỗ trợ dập Covid, sao mà ồn ào quá, nhiều khẩu hiệu quá. Lại còn gán ghép những cái tên chiến dịch gợi lại thời chiến tranh binh lửa nghe rùng mình.

Bùi Chí Vinh - Từ quân lao H39 đến trại giam công an


Dư luận đang xôn xao về cái chết mờ ám của Trần Đức Đô, một quân nhân trẻ mới 19 tuổi quê ở Bắc Ninh xung phong nhập ngũ từ đầu năm 2021 thuộc tiểu đoàn 4, đại đội 14, trường Quân sự Quân Khu 1 với mơ ước thành sĩ quan đặc công.

Trần Đức Đô chết tức tưởi với vết lõm ở đầu, vết bầm ở ngực, mặt và các vết siết bằng dây trên cơ thể. Trong khi đơn vị báo tin Đô tự tử thì dư luận xã hội và gia đình cho rằng Đô bị đánh cho đến chết.

Tôi đã nín thở khoảng chục giây khi đọc tin này. Vì tôi đã từng trải qua những cảnh ngộ tương tự như thế năm 24 tuổi, và nhờ có phép lạ đã vượt qua.

Nguyễn Thông - Đường đi hay tối, nói dối hay cùng


Tôi định không nói gì về cái chết của anh bộ đội trẻ. Nhưng bức xúc quá khi thấy cả một bộ máy, từ Bộ Quốc phòng, rồi phó tư lệnh, rồi chính ủy Quân khu 1, và đủ cả hệ thống đương quyền cứ nằng nặc khẳng định anh bộ đội Đô ấy chết do tự tử, tự treo cổ lên cây.

Chưa điều tra kỹ lưỡng đã vội vàng "kết án" người ta tự tử, quả là độc ác. Kết luận tào lao như vậy, khác gì vu tội cho Đô, cũng giống như khép vào tội đào ngũ, tự hủy hoại thân thể để trốn nhiệm vụ.

Làm điều bất nhân đó, họ tạo nên sự căm ghét, phỉ nhổ, khinh bỉ của người đời với một con người vô tội. Cực kỳ ác độc. Nếu thực có một thế giới tâm linh siêu nhiên có thể thực hiện "ác giả ác báo", thì tôi tin rằng vong linh anh Đô sẽ không để những cái mồm tội lỗi được yên.

Lưu Trọng Văn - Hy vọng ngòi nổ sẽ được tháo và câu hỏi ai là thế lực thù địch ở đây?


Theo chỉ đạo của tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo bộ Quốc phòng, hàng loạt cơ quan điều tra của bộ Quốc phòng như cục Điều tra Hình sự, viện Pháp y Quân đội, cục Bảo vệ An ninh Quân đội đã vào cuộc điều tra sự thật về cái chết và nguyên nhân cái chết của binh nhì Trần Đức Đô.

Việc vào cuộc kịp thời ấy đã lấy lại niềm tin cho gia đình của Đô. Vì vậy 14 giờ chiều qua Đô đã được gia đình an táng cùng vòng hoa với dòng chữ "Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đức Đô" của chính quyền địa phương và đơn vị quân đội.

Để xảy ra những xáo động dư luận về cái chết của Đô, phải nói thẳng là do phát ngôn vội vã cũng như thái độ ứng xử không cẩn trọng của đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1.

Lê Đức Dục - Về cái chết của người lính trẻ


Lướt Facebook hôm qua và hôm nay, nhiều người nhắc đến cái chết của người lính trẻ Trần Đức Đô.

Dễ hiểu câu chuyện này được quan tâm bởi tất cả chúng ta, không ai không có liên quan ít nhiều đến quân đội. Nhà nào cũng thế, không có con thì có cháu, đầu tháng Giêng mỗi năm đều hân hoan lên đường trong bao nhiêu cờ hoa để làm “nghĩa vụ quân sự”.

Có bạn xong nghĩa vụ thì ra quân, nhưng cũng có bạn chọn binh nghiệp làm cuộc đời.