mardi 4 mai 2021

Đặng Bích Phượng - Ngược đời


Xứ mình là xứ sở của những chuyện ngược đời.

Thằng bán hàng lỗi cho mình, mình bảo nó thì nó mặc kệ. Mình mách dư luận thì nó mách công an. Rốt cuộc nó lại là nạn nhân, còn mình thành kẻ có tội.

Thằng thày tung cước, đá vào ngực học sinh. Nhà trường và gia đình bảo thày còn trẻ, nên tha thứ và vẫn cho tiếp tục dạy học. Người đưa clip tố cáo thì đe bị xử lý.

Nguyễn Ngọc Tư - Chỗ nào cũng nắng


Quá cái tuổi háo hức những món quà miệt vườn trong giỏ xách mẹ, mỗi bận bà lên thăm anh hóng thứ khác: những câu chuyện của quê nhà.

Năm tiếng đồng hồ ngồi xe đò không ăn nhằm gì với bà già quen làm lụng, nên vừa bước chân vào nhà anh ngay lập tức chuyện giòn như cốm nổ. Không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ, trong lúc xăng xái dọn chỗ này dẹp chỗ kia, vừa làm vừa kể, những chuyện nhà quê theo bước chân mẹ dìu dặt nửa xa nửa gần. Giọng điệu bâng quơ, như thể không ai nghe cũng không sao, mẹ nói cho vui nhà vui cửa.

Chuyện và người kể chuyện, là những gì mà anh không thể mua ở cái thành phố tiện nghi đến tận xương tủy này, tiện nghi đến nỗi những kẻ nhớ quê cũng mua được cá lòng tong, mớ tép rong.

Lê Văn Luân - Phiên tòa sơ thẩm hai người nông dân


Sáng mai, lúc 8 giờ ngày 05/05/2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, sẽ diễn ra phiên xét xử sơ thẩm đối với hai mẹ con bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo Điều 117 BLHS.

Trong suốt quá trình điều tra, hai người không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các điều tra viên (giữ quyền im lặng, không buộc phải khai chống lại mình). Cho đến khi có luật sư tham gia thì đã ở giai đoạn chuẩn bị xét xử (tòa án thụ lý).

Bà Thêu bị truy tố với hai tình tiết tăng nặng: (i) phạm tội từ 02 lần trở lên; (ii) tái phạm nguy hiểm, do trước đó năm 2014 bà phạm tội chống người thi hành công vụ, năm 2016 bà phạm tội gây rối trật tự công cộng.

Ngọc Vinh - Tranh công

Bỗng dưng 30-4 năm nay, thiên hạ lại ồn ào cái vụ Dinh Độc Lập, về việc ai là người thảo bản tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh sáng ngày 30-4-1975, dù vấn đề này đã sáng rõ từ lâu,

Tháng 4-1995, trong cuộc hội ngộ sau 20 năm của những người lính chiếm Dinh Độc Lập tại Sài gòn, tôi có dịp gặp trung tá Bùi Tùng, người treo cờ chiến thắng lên nóc Dinh Độc Lập Bùi Quang Thận. Và những người lính chiếm dinh ngày 30-4-1975, trong đó có ba người lính trong tổ lái chiếc xe tăng 390 là Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập.

Sau đó, tôi về tòa soạn viết bài: "Gặp lại những người lính chiếm Dinh Độc Lập" đăng báo Tuổi Trẻ. Trong bài tôi có nói rất rõ rằng, chính ủy Bùi Tùng là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.05.2021


 

Bông Lau - Chủng ngừa, bia, 100 đô la


Đế quốc Mỹ ác ôn dụ khị đồng bào Hoa Kỳ đi chích ngừa Covid-19.

Bộ Y Tế của tiểu bang New Jersey treo giải thưởng người nào chứng minh đã chích ngừa xong thì Bộ sẽ mua cho nửa lít (pint) bia để uống cho đã khát. Thống Đốc Phil Murphy cho biết ông đã khai diễn chiến dịch “Chích ngừa và tu Bia” cho tiểu bang yêu dấu của ngài.

Thống Đốc Ned Lamont của tiểu bang Connecticut cũng bắt chước chiến dịch “Chích và Bia” của New Jersey. Ngài cho biết một số quán ăn đã đăng ký chương trình cung cấp bia miễn phí cho những ai chịu khó đi chích ngừa.

lundi 3 mai 2021

Nguyễn Hữu Liêm - Dân Việt Nam: Một khối nhân quần đang ở tuổi thiếu niên


Lời giới thiệu của GS Nguyễn Văn Tuấn : Tôi thấy bài này hay nên chia sẻ để các bạn đọc cho biết. Đây là một bài phê bình người Việt một cách không nhân nhượng.

Anh ấy (Nguyễn Hữu Liêm) phê bình rằng người Việt bị mặc cảm trước nền văn minh Tàu và Tây nên mặc cảm, lúc nào cũng tỏ ra ‘ta đây’ và ‘hoang tưởng văn hóa. Còn giới trí thức thì ‘thiếu sáng tạo và lười biếng về tư duy.’ Họ chỉ muốn hơn thua nhau về tiểu tiết mà bỏ quên bức tranh lớn, nên sa đà tranh cãi những chuyện không đáng mất thì giờ. Cái này thì tôi đồng ý 100% với tác giả sau khi chứng kiến những nhà thiên tả bỏ ra cả tuần chỉ để tranh cãi hơn thua nhau chỉ một chữ! Những điều này thì cũng từng được nêu lên trước đây, nhưng vẫn cần thiết ngày hôm nay.

Dân Việt Nam: Một khối nhân quần đang ở tuổi thiếu niên

Năm 1916 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết bài thơ ngắn “Bính Thìn Xuân Cảm,” trong đó có hai câu lừng danh, "Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con."

Hơn 100 năm sau, cho đến ngày hôm nay, 2021, nhìn vào con người, chính thể và văn hóa Việt Nam tổng quan, chúng ta nên tự vấn, Nước và Dân ta đã hết trẻ con chưa?

Trần Tiến Dũng - Nhớ cơm nắm chị tôi lo trong ngày chạy giặc 30-4-1975


Vậy là bữa trưa ngày 1-5 của 46 năm trước, tôi ăn gần hết các nắm cơm chị hai tôi chuẩn bị đồ ăn chạy giặc cho tôi vào ngày 29, 30-4. Tôi ở Sài Gòn học, lần đầu ăn cơm nắm chạy giặc, chấm muối mè.

Suốt từ trưa đến suốt đêm ngày hôm qua 30-4, lính Bắc Việt đầy vũ khí đi hàng một dài ngoằng trên đường Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Thoại, Tô Hiến Thành... Cả nhà tôi chạy ra chạy vô hành lang chúng cư Nguyễn Văn Thoại đứng ngó coi mặt Việt Cộng, nên không nấu cơm.

Hơn nữa tin đồn Việt Cộng sẽ pháo kích vẫn ám ảnh nên chị tôi dặn: Có lấy cơm nắm ra ăn thì ăn ít ít thôi, nhớ để dành hễ có tiếng đạn pháo thì chạy có mà ăn.

Nguyen Khan - Đẳng cấp của nước ăn mày


Cực chẳng đã Ấn Độ mới đi ăn mày, thì ăn mày cho đáng. Ăn mày nước giàu đàng hoàng như Mỹ và các nước dân chủ văn minh, không ăn mày nước độc tài đểu cáng và gian ác như Trung Cộng.

Dẫu Ấn Độ là nước gửi hàng cứu trợ giúp Vũ Hán chống dịch sớm nhất. Song vì nhà cầm quyền độc tài Trung Cộng lấn chiếm biên giới Ấn Độ tạo ra cuộc khủng hoảng biên giới nghiêm trọng, hiện vẫn còn đang nóng, thì dây vào chúng làm gì để thành cá mè một lứa...

Thân với kẻ cướp trước sau cũng bị chúng cướp. Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng cướp là một trong những ví dụ minh họa lòng tốt của Bắc Kinh.

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đối đầu Chloé Zhao


Người ta thường hãnh diện khi thấy dân nước mình thành công ở ngoại quốc. Chẳng hạn dân Algerie xuống đường hoan hô khi Zinedine Zidane làm bàn giúp đội tuyển Pháp chiếm giải Túc Cầu Âu châu. Người Argentine cũng cũng ăn mừng khi Diego Maradona được cả hai đội lớn FC Barcelona và Napoli giành giựt.

Năm 1958, giải Tchaikovsky khai trương ở Moscow, Van Clibburn được huy chương vàng mới 23 tuổi, được người Mỹ đón tiếp như một anh hùng. Khi Đặng Thái Sơn, 22 tuổi, chiếm giải Chopin năm 1980 không những người Việt mà các nước Á châu đều hãnh diện.

Cộng sản Trung Quốc khác hẳn! Chloé Zhao, tên thật là Zhao Ting (Triệu Đình, 赵婷) mới được tặng giải đạo diễn xuất sắc nhất cho cuốn phim “Nomadland” (đất của dân không nhà); cuốn phim cũng được tặng giải. Nhưng bây giờ các báo, đài ở Trung Quốc không được phép nhắc đến tên cô. Tên cô và tên cuốn phim xuất hiện trên mạng bị kiểm duyệt xóa ngay tức khắc.

Thiên Di - Đùng một cái, ngày 30 tháng 4…


Với lứa chúng tôi, bây giờ đã 60, Hè 1975 luôn gợi nhớ một nỗi buồn da diết, một mùa hè bi tráng trong cuộc đời mỗi người Sài Gòn.

46 năm kể từ ngày đó – 30 tháng 4 năm 1975 – nửa thế kỷ vật đổi sao dời, bao lớp người ra đi, bao lớp người kế tiếp, bao nhiêu điều muốn nói, bao tâm tư ẩn tàng…

Ngày đó, chúng tôi 15 tuổi học lớp 9 – lứa tuổi hoa xuân đầy nhiệt huyết, niềm tin và căng tràn sức sống được nuôi dưỡng bởi mộng đẹp sẽ góp sức xây đời cho một ngày mai Việt Nam huy hoàng – thì đùng một cái: thay đổi, thay đổi hoàn toàn, thay đổi đến tận bây giờ.

Nguyễn Văn Tuấn - Giới lãnh đạo Việt Nam sau 1975 qua cái nhìn của Lý Quang Diệu


Thời còn ở trong nước, do thiếu sách báo và tuyên truyền tẩy não, nên tôi chỉ biết các lãnh đạo rất tuyệt vời, thông minh, sáng suốt, dũng cảm, làm cho Việt Nam nở mặt nở mày với thế giới. Nhưng khi có dịp ra nước ngoài và đọc các sách, hồi ký của các lãnh tụ nước ngoài thì họ mô tả các lãnh đạo Việt Nam rất khác với những gì tuyên truyền.

Điển hình là cuốn Hồi ký Lý Quang Diệu dành nhiều trang nói về những người như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Đỗ Mười, v.v. Những trang viết về ông Đồng là 'thú vị' nhứt.

Lý Quang Diệu cho rằng Việt Nam lúc đó nghĩ rằng các nước Đông Nam Á sợ Việt Nam, nên những người lãnh đạo cộng sản tìm cách khai thác nỗi sợ đó để được làm bạn với Việt Nam. Họ nghĩ rằng đã đánh bại Mỹ thì các nước khác trong vùng chẳng có nghĩa lý gì, họ khinh thường Singapore như là một hải đảo nhỏ. Họ tự cho mình là người Phổ của Đông Nam Á. Họ ăn nói ngông ngênh trên hệ thống truyền thông.

Lê Quý Hiền - Sao chỉ quan tâm bọn nhập cảnh trái phép có dính Covid không ?


Nhập cảnh có phép hay trái phép vào lãnh thổ Việt Nam lúc này, đương nhiên phải xem có dính Covid không là đúng rồi.

Thế nhưng chỉ riêng quận Nam Từ Liêm đã có gần nửa trăm người Tàu lén lút vào trái phép để làm gì, mục đích ra sao mới là điều cần làm rõ. Và cả Thủ đô, cả nước là bao nhiêu đã và chưa phát hiện ra ?

Nghe nói đã khởi tố hai cô sinh viên đi thuê nhà hộ là cần thiết, nhưng chủ cho thuê là ai, công an phường và cảnh sát khu vực có xem xét giấy tờ hợp lệ không, và trách nhiệm quản lý địa bàn ra sao.

Nguyễn Ngọc Chu - Phải bỏ tù người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trốn cách ly


1. MỖI NĂM CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP?

Thật đáng nổi giận khi vào thời kỳ lây lan virus Vũ Hán cực kỳ nguy hiểm, mà người Trung Quốc vượt biên trái phép không cách ly sang Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Báo Dân Trí hôm nay đưa tin rằng “Chiều ngày 02/5/2021 cơ quan chức năng đã bắt quả tang 46 người Trung Quốc thuê 9 phòng tại chung cư cao cấp Florence, địa chỉ 28 Trần Hữu Dực, thuộc phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm).

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.05.2021


 

dimanche 2 mai 2021

Hoàng Hải Vân - Ai viết lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, có quan trọng không ?


Lão nông không định viết gì về ngày 30-4. Từ năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói với lão, ông không dự những cuộc kỷ niệm ngày này, ông bảo mấy chục năm hòa bình rồi mà cứ đánh võ mồm mãi.

Năm nay hình như võ mồm có ít lại, nhưng lại nổi lên chuyện lên án ông Phạm Xuân Thệ cướp công ông Bùi Văn Tùng việc viết lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, lão buộc phải có vài dòng.

Tất nhiên chuyện ông Tùng viết lời đầu hàng là thật, ông Thệ sau này cướp công cũng là thật. Vấn đề là cái lời đầu hàng đó có phải là công lao hay ho gì không.

Tuấn Khanh - Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH (Kỳ 2)


Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”.

Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.

Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.

Tuấn Khanh - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

 


Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Tấm hình nhỏ không có nhiều thuyết minh, nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?  Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.

Cù Mai Công - Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật !


Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh đã rõ: trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Sự thật lịch sử này là cuộc đấu tranh kiên trì của không ít báo, trong đó, Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đầu tiên nêu ra từ 2007 với loạt bài ba kỳ.

Trước đó, năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự đã tổ chức một cuộc "hội thảo khoa học" ồn ào để công nhận trung tướng Phạm Xuân Thệ, tư lệnh Quân khu. In sách hẳn hoi.

Nguyễn Đình Bổn - Đối tượng xấu là ai?

Định không viết về cái clip mất dạy này. 

Nhưng đọc trên báo Tuổi Trẻ thấy Nguyễn Minh Vỹ, giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), cho biết đã có văn bản gửi UBND huyện Lục Ngạn để báo cáo và đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm sáng tỏ sự việc.

Và nhấn mạnh: "Một số đối tượng xấu lợi dụng video này để làm phức tạp tình hình giai đoạn này. Nhà trường có văn bản đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra" !