mercredi 17 février 2021
Dũng Trung - Còn sống là còn nhắc: Không bao giờ quên !
Hôm qua uống rượu, khơi lại cuộc chiến tranh biên giới 1979.
Cao hứng, mình mới hỏi anh em trong bàn nhậu (người nhỏ ngất 23 tuổi, người lớn nhất 58 tuổi):
Giờ này, nếu giặc Trung Quốc cộng sản xâm lược nước ta, bắn giết ngư dân trên biển thuộc chủ quyền của nước ta... anh em có còn "hứng" cầm súng ra trận chống giặc nữa không?
Bảy người đều đồng thanh trả lời: Chơi chớ ngán gì ! Đm ! Đánh ai còn coi lại chớ đánh Tàu là đi liền ! Nấu cơm, khuân vác cho mặt trận cũng được !
Hùng Trần - 17.2.1979 - 17.2.2021, 42 năm không thể nào quên
Thoáng đã 42 năm. Chàng trai trẻ 19 tuổi là tôi cùng bao nhiêu đồng đội cũng trẻ trai như vậy (khi ấy mình nằm Móng Cái) nơi địa đầu tổ quốc.
Không ai nghĩ rằng lại có một tháng sinh tử như thế.
Các bạn cứ tưởng tượng, bỗng nhiên, hàng ngàn khẩu đại bác hạ nòng xé toạc màn đêm, trút đạn điên cuồng từ bên kia bờ sông sang cái thành phố Móng Cái nhỏ bé đó( khi đó còn bé tẹo). Trong khi bên này, quân và dân ta chỉ là những đơn vị du kích, tự vệ, địa phương quân với vũ khí chỉ là AK, CKC, một ít trung đội 12,7 ly.
Đặng Bích Phượng - Vừa ức, vừa buồn cười
Mấy anh chị em bảo nhau, ngày mai 17/2, chưa chắc đã yên ổn ra khỏi nhà để thắp hương, tưởng nhớ các liệt sĩ. Ra lư hương cụ Lý, hay đài liệt sĩ Bắc Sơn, nó lại hốt về đồn, mất toi cả hoa như mọi năm thì chán lắm. Thôi "ăn chắc", cứ giỗ sớm một ngày cũng không sao.
Hẹn hò, rủ rê nhau được hơn chừng chục "mống" ra nghĩa trang liệt sĩ Tây Tựu. Trên đường đi, bác Khang Phan bảo, nguồn tin "quần chúng" vừa cung cấp, rất đông an ninh đang tập trung ở nghĩa trang này.
Té ra quần chúng này là an ninh, và nói thế để các bác "rét" mà quay về, không đi nữa chăng? Vì ra tới nơi, chả thấy có "lực lượng" nào ở đó, nhõn một chú bịt khẩu trang, lượn lờ trong đó.
Bùi Văn Thuận - Nhớ về 17/2, ngày bắt đầu làm « phản động »
Đúng 6 năm trước, ngày 17/2/2015, thằng cha già chính thức xuống đường làm « phản động ».
Tối ngày 16 là thời điểm hồi hộp nhất trong đời. Lúc đó Facebook này rất ít bạn, đâu đó hơn 100. Cũng chưa gặp và thân ai trên Facebook.
Nhắn tin hỏi ba người: Ông Ké, anh Dũng Vova, anh Lã Dũng. Các ông ấy trả lời rất hời hợt kêu: Mai cứ ra Bờ Hồ ! (Chắc các ông ấy nghĩ mình là chim mồi dò la tin tức ngày mai đi tưởng niệm). Ngủ chập chờn chút rồi bắt xe ôm lên Bờ Hồ rất sớm. Hình như hơn 6 giờ sáng chút.
Tuyên Bố của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Quân xâm lược Trung cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.
Hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động từ ngày 17/2/1979 đến nay vẫn còn tiếp diễn, trên bộ còn nhiều hài cốt của chiến sĩ, đồng bào ta bị quân Trung Quốc tàn sát chưa được quy tập về nghĩa trang.
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây
(TN 16/02/2021) Cứ đến gần ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía bắc 17.2, một người đàn ông có dáng người cao ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng (H.Đan Phượng, TP.Hà Nội) lại bước đi chậm rãi với khuôn mặt nặng suy tư.
Đó là cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ, một người hùng ở đồn biên phòng (ĐBP) Xì Lở Lầu, tỉnh Lai Châu. Ông Phổ có cá tính hài hước, ngay cả thời điểm đạn bay như châu chấu trong chiến tranh biên giới phía bắc. Lính tráng của ông còn nhắc chuyện thủ trưởng xuống gặp dân và hỏi “cho vay gạo đánh giặc, hết chiến tranh thì trả, mà biết bao giờ hết đánh nhau với Tàu?”.
Ta kà, ngày nào nổ súng?
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc
(Gieo hạt trồng rừng
sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc: Trò đểu
rặc Tàu… )
(TN 17/02/2021) Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021), rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...
Ai lên địa đầu cực Bắc ở xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) cũng thấy lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 kiêu hãnh tung bay trong gió. Thế nhưng ít ai biết rằng, rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...
Một tấc đất cũng phải giữ
Ngày 3.3.1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) được thành lập, nhưng gần 1 tháng sau (29.3.1959), CANDVT Hà Giang mới ra đời. Thời điểm này, địa bàn Lũng Cú do Đồn CANDVT Săm Pun (nay là Đồn biên phòng Xín Cái) quản lý.
Sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc huy động 60 vạn quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tiến công trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Sau khi pháo kích hàng tiếng đồng hồ qua biên giới, xe tăng và bộ binh Trung Quốc liên tục tấn công vào 47/63 đồn CANDVT Việt Nam.
Ngay khi vừa qua biên giới, quân Trung Quốc đã bị lực lượng CANDVT và lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đánh chặn quyết liệt, chúng buộc phải co cụm lại để đối phó. Cuộc chiến đấu của CANDVT và các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã có tác dụng kìm chân địch, tạo thời cơ để các lực lượng ở tuyến sau triển khai chiến đấu.
(Nguồn: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng)
Năm 1976, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Khi đó ở Lũng Cú, nhiều điểm bị phía Trung Quốc lấn chiếm. Tháng 5.1976, Ban Chỉ huy CANDVT Hà Tuyên, nay là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, cấp tốc thành lập Trạm CANDVT Lũng Cú.
Ông Nông Viết Trài (trạm trưởng đầu tiên) kể: Trạm đóng quân ở xóm Lô Lô Chải (Lũng Cú), chỉ là ngôi nhà 3 gian trình tường (tường bằng đất, theo lối kiến trúc người Mông - PV). Đồn đóng tại Thượng Phùng (Mèo Vạc), đi bộ 2 ngày đêm mới tới nên mọi thứ phải tự lực, từ trồng rau nuôi gà lấy cái ăn cho đến xử lý tình huống...
Tháng 10.1978, Đồn CANDVT Lũng Cú được thành lập. Ông Nông Văn Cầm (nguyên chính trị viên phó) nhớ lại: Vị trí đóng quân đầu tiên là ở bình độ 1.400 thuộc điểm cao 1665. Vừa thành lập, đồn Lũng Cú đã phải căng mình đấu tranh chống phía Trung Quốc lấn chiếm biên giới. Căng thẳng nhất là tại Gì Thàng, mốc 16 Mã Lủng Kha (mốc 413 hiện nay) thuộc xã Ma Lé. Đất đai ở khu vực này vốn được nhân dân canh tác từ lâu đời, thế nhưng phía Trung Quốc cho dân binh vượt biên sang thu hoạch và phá hoại hoa màu của dân ta, gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc.
Không chỉ phản kháng hành động sai trái của Trung Quốc, BĐBP Lũng Cú còn vận động nhân dân đấu tranh chống lấn chiếm, nhất là huy động các già làng, trưởng các thôn biên giới tiếp cận với số người quen ở Trung Quốc, giải thích đó là lãnh thổ Việt Nam và yêu cầu chấm dứt vi phạm... Bị phản đối quyết liệt, dân binh Trung Quốc phải rút về.
Sáng 17.2.1979, Trung Quốc ồ ạt tấn công sang các tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Ở tuyến biên giới Hà Tuyên, các đồn biên phòng Lũng Làn, Săm Pun, Phố Bảng, Nghĩa Thuận, Thanh Thủy, Lao Chải bị đánh phá ác liệt. Tại Lũng Cú, tuy chưa có các cuộc tấn công lớn, nhưng Trung Quốc đã tung nhiều toán thám báo sang nắm tình hình, trinh sát thực địa.
Máu thắm đường biên
Ngày 7.3.1979, lính Trung Quốc tập kích vào chốt 1902 (khu vực Gì Thàng, địa bàn giáp ranh xã Lũng Táo và Ma Lé). Mặc dù quân số ít hơn địch rất nhiều lần, nhưng bộ đội đã vận dụng linh hoạt hình thức chiến thuật, kết hợp hỏa lực tại chỗ và cơ động, mưu trí và dũng cảm chiến đấu giữ chốt đến cùng. Trong trận này, 4 chiến sĩ của đồn đã anh dũng hy sinh.
Tháng 3.1980, tổ công tác gồm 2 chiến sĩ Trạm biên phòng Lũng Cú là Điều và Tuyển (cùng quê Hà Giang) đi công tác từ đồn về trạm, đến khu vực Pán Tính bị lính Trung Quốc phục kích hòng bắt sống, cả 2 đã chống trả quyết liệt và anh dũng hy sinh. Cũng tháng 3.1980, phía Trung Quốc tập kích vào Trạm biên phòng Lũng Cú, nhưng bị đánh trả quyết liệt. Sau hơn 1 giờ giằng co, địch không chiếm lĩnh được trận địa của ta, buộc phải mang xác đồng bọn rút về phía bên kia biên giới. Trong trận này, 2 chiến sĩ của trạm hy sinh.
Ngày 28.2.1985, phía Trung Quốc tập kích vào chốt Xín Mần Kha, nhưng cả 3 đợt đều bị đánh trả quyết liệt, phải rút lui. Ngày 12.7.1985, lính Trung Quốc lại tiến công hòng chiếm cho được chốt Xín Mần Kha. Trung đội trưởng Phan Duy Hoán đã chỉ huy đơn vị giữ chốt đánh địch, đuổi chúng về bên kia biên giới và làm bị thương 11 tên. Trong trận này, 3 chiến sĩ (Ma Văn Lĩnh, Đinh Văn Thân, Phan Duy Hoán) anh dũng hy sinh. Đêm 10.1.1986, phía Trung Quốc tiếp tục tập kích vào chốt Xín Mần Kha nhưng thêm một lần nữa thất bại...
“Ngày 31.3.1987, Trung Quốc tấn công vào mốc 16 (Mã Lủng Kha). Ta phản kích dữ dội, buộc Trung Quốc phải rút về. Trong trận đánh này, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã anh dũng hy sinh”, thượng tá Nông Minh Thạch, nguyên đồn phó trinh sát, kể lại.
Sao xanh tỏa sáng địa đầu
Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã từng bước được cải thiện, song phía Trung Quốc vẫn tổ chức các hoạt động xâm nhập vũ trang, xâm canh, lấn chiếm lãnh thổ của ta. Điển hình trưa 29.2.1992, khoảng 16 lính Trung Quốc có vũ trang, mặc quần áo rằn ri xâm nhập vào thôn Séo Lủng (Lũng Cú) dọa nạt, xua đuổi, ép người dân ta rời khỏi thôn Séo Lủng và đẩy đổ 3 ngôi nhà (gia đình ông Sùng Sè Phứ, Sùng Nỏ Dinh, Sùng Nhè Chứ), phá phách đồ đạc nhiều nhà khác; chiều 4.3.1992, khoảng 30 lính có vũ trang thuộc đơn vị biên phòng Đổng Cán (Trung Quốc) tiếp tục xâm nhập thôn Séo Lủng, đuổi dân ta ra khỏi nhà, đốt cháy 18 nhà, nhiều đồ đạc và 4.500 kg lương thực...
Ngay khi nhận tin báo về sự việc, cán bộ chiến sĩ địa bàn nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng với nhân dân đấu tranh bằng các hình thức. Có vụ phức tạp, ta nổ súng báo động gọi lực lượng phía sau lên chi viện, khiến lính Trung Quốc phải chạy về bên kia biên giới, rơi cả quân trang có gắn quân hiệu “Bát nhất” đặc trưng của họ.
Chiều 11.4.1998, người dân thôn Xín Mần Kha (Lũng Cú) đang cày nương ở khu vực Pán Tính, thì bị phía Trung Quốc xâm nhập dọa nạt. BĐBP Lũng Cú đã lập hồ sơ vụ việc, viết thư phản kháng sang Trạm kiểm soát Biên cảnh Mã Lâm (Trung Quốc). Phía Trung Quốc vu khống “công dân Việt Nam sang Trung Quốc canh tác sản xuất”. BĐBP Lũng Cú đưa ra chứng cứ “khu vực đất đó do gia đình công dân Việt Nam canh tác đã 3 đời, trước hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 6.11.1991, nên đất đó là lãnh thổ của Việt Nam”... Trước sự đấu tranh cương quyết và những dẫn chứng cụ thể của ta, phía Trung Quốc đã phải trả lại công cụ sản xuất cho 2 ông Ly Mí Pó và Ly Mí Mua.
Ngày 12.2.2004, BĐBP Lũng Cú phát hiện phía Trung Quốc làm đường sát bờ sông Nho Quế vào khu vực 98C (thuộc thôn Séo Lủng, Lũng Cú). Phía bên kia bờ sông thuộc Trung Quốc, họ dựng lều lán cho công nhân và lính biên phòng ăn ở, tập kết các loại vật liệu. Bên đất Việt Nam, phía Trung Quốc phá đá, dự định bắc một cây cầu bê tông qua khu vực này.
Từ ngày 13.2 - 20.3.2004, BĐBP Lũng Cú và lực lượng công an, dân quân và nhân dân thôn Séo Lủng đã tăng cường đấu tranh ngoài thực địa không cho phía Trung Quốc xây cầu. Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Vũ Quỳnh (BĐBP Lũng Cú) kể: Đơn vị dựng lán tạm cách khu vực Trung Quốc làm cầu chỉ khoảng 150 m, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát canh gác 24/24 giờ tại thực địa. Trước các biện pháp đấu tranh cương quyết của ta, cuối tháng 3.2004, phía Trung Quốc phải nắn lại đường và thay đổi vị trí xây cầu, không vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, tôi lên với địa đầu cực Bắc. Thiếu tá Đỗ Đăng Nhiệm, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lũng Cú, đưa tôi đi thăm 6 chốt phòng chống dịch Covid-19 của đồn trên biên giới và bảo: “Vất vả lắm nhưng không ai kêu ca, ý kiến. Ngày xưa gian khó, sống chết trong chớp mắt nhưng các chú, các bác vẫn kiên cường bám trụ giữ đất. Mình phải giữ được tinh thần ấy, mới xứng là sao xanh nơi địa đầu Tổ quốc”...
MAI THANH HẢI
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc
(Hoan nghênh báo Thanh Niên đã gọi thẳng quân xâm lược Trung Quốc. Những tờ báo khác đâu rồi nhỉ ???)
(TN 16/02/2021) Đầu tháng 2.1979, ông Trần Mạnh Thường (nay 83 tuổi) là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa được cử lên công tác tại tỉnh Cao Bằng.
Rạng sáng 17.2.1979, khi đang ở TT.Nước Hai (H.Hòa An), thấy lính Trung Quốc ào ạt tấn công, ông Thường theo đoàn người cắt rừng về tuyến sau. Và sau đó đi theo các đơn vị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) và Quân khu 1, ghi lại các hình ảnh chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân tỉnh Cao Bằng trước quân Trung Quốc xâm lược.
Những hình ảnh do ông Thường ghi lại ngay trên chiến trường là "độc nhất vô nhị" trong giai đoạn đó và có ý nghĩa lịch sử đến tận hôm nay và mai sau.
Lưu Trọng Văn - Ước gì đó là xã luận báo Nhân Dân
Gã thân Trần Mạnh Hảo hơn Nguyễn Quang Thiều. Nhớ thời Hảo bị quy kết phản động do làm nhiều bài thơ nói thật về bóng đêm thời cuộc, cha gã gặp ông Trường Chinh phản ứng bênh vực Hảo.
Ông Trường Chinh chọn một bài thơ của Hảo đầy khí phách chống Trung cộng xâm lược biên giới đăng trên báo Nhân Dân, bên cạnh bài xã luận báo Nhân Dân hừng hực khí thế. Thế là giải hạn cho Hảo.
Có một thời khi chiến tranh Trung Quốc xâm lược xảy ra, xã luận báo Nhân Dân được đón đọc nhất vì nó nói lên tiếng nói hừng hực căm thù quân xâm lược của Nhân dân.
mardi 16 février 2021
Nguyễn Đông Thức - Vì sao « Năm anh em… » được ưa chuộng ?
Từ một status của Hoàng Linh, tự dưng tôi mất cả đống phút ngồi nghĩ linh tinh không biết tại sao cái bài Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng khỉ gió lại thu hút nhiều người hát tới vậy !
Đám cưới nào mà có “hát với nhau” tra tấn thực khách, là hình như đều có màn tốp ca những ông mặt đỏ gay tràn lên sân khấu, vừa lái xe tăng vừa rống bài này !
Nói gì mấy cái loa kẹo kéo giờ đây đã phát triển vô tội vạ nền văn nghệ quần chúng khắp hang cùng ngõ hẻm trên cả nước ! Hơn 90% nhạc bolero Việt Nam Cộng Hòa là cái chắc, nhưng lụi hụi một hồi thế nào cũng có Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng !
Thanh Hằng - Tết Covid, xin đừng chủ quan !
Khi chính quyền phải phong tỏa một khu vực nào đó là cân nhắc rất kỹ được – mất, tức là ở tình huống chẳng đặng đừng, có nhiều điều không thể nói hết cho dân hiểu. Vì thế, tôi luôn ủng hộ các quyết định phong tỏa.
Việc hàng loạt địa phương thực hiện giãn cách từ 0 giờ đêm nay, là chỉ dấu cho thấy tình hình đã căng thẳng hơn những gì chúng ta thấy.
Đáng nói là mặc dù dịch bệnh hoành hành, nhưng nhiều người rất thiếu ý thức.
Nguyễn Đình Bổn - 40 ca mới, thực ra là 41 !
Có 40 ca mắc mới Hà Nội (2 ca) và Hải Dương (38 ca). Ca người Nhật đã chết bị cho là... nhập cảnh dù qua phân tích, khả năng rất cao ông bị lây tại Hà Nội.
Ba ca tại Hà Nội rất nguy hiểm vì các bệnh nhân tiếp xúc rất nhiều người, đặc biệt bệnh nhân nữ sống tại Hà Nội.
Cả 38 ca tại Hải Dương đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Điều này cho thấy lây nhiễm trong khu cách ly đã xảy ra.
Hoàng Nguyên Vũ - Hà Nội ơi, bảo trọng !
“Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus trong mẫu thử của bệnh nhân này ở mức khá cao. Chúng tôi nghiêng về giả thiết người này mới lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội trong 5-7 ngày', Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định (Báo Tuổi Trẻ thông tin về bệnh nhân người Nhật)
Điều này có nghĩa là virus ngay trong cộng đồng?
Đang mùa lễ lạt, đang tháng ăn chơi, bớt lễ lạt, giảm ăn chơi đi cho cuộc sống bớt rủi ro nhé.
lundi 15 février 2021
Nguyễn Ngọc Chu - Câu hỏi đầu xuân : Có thể chọn bộ trưởng Giáo dục không phải là ủy viên trung ương ?
Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các ủy viên trung ương (UVTƯ) đảng được bầu tại Đại hội XIII.
NĂM LÝ DO ĐỂ KHÔNG YÊU CẦU PHẢI LÀ UVTƯ KHI CHỌN BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.
Điểm qua danh sách các UVTƯ khóa XIII có liên quan đến giáo dục và khoa học, được Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XII lựa chọn từ các trường đại học và các cơ sở khoa học giáo dục để làm cán bộ nguồn, thì thấy rất lo cho vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT).
Nga : Biểu tình nhân Ngày Valentin để ủng hộ nhà đối lập Navalny
Đăng ngày:
Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin gởi về bài phóng sự :
« Với nhiệt độ âm 15°C và lớp tuyết vừa dày lên mấy chục centimet, những khách bộ hành như những người ủng hộ Alexei Navalny khá hiếm hoi tại khu nhà trọ ở phía nam Matxcơva. Họ có bốn người, cầm theo những cây đèn, trước một tòa nhà có 192 căn hộ.
Covid : Lần đầu tiên số ca mới nhiễm hàng ngày xuống dưới 100.000 tại Mỹ
Đăng ngày:
Số ca dương tính trung bình hàng ngày hôm thứ Bảy 13/02 đã ở dưới mức 100.000, lần đầu tiên kể từ ngày 04/11/2020, trong khi con số của tháng 1/2021 là 250.000 ca/ngày. Bác sĩ Rochelle Walesky, giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC) cho rằng đây là dấu hiệu đáng khích lệ.
Tuy nhiên bà cảnh báo các virus biến chủng mới lây lan nhanh hơn, trong đó có loại phát hiện lần đầu tại Anh, đã được ghi nhận ở 30 bang, có thể dẫn đến số trường hợp dương tính và tử vong nhiều hơn trong thời gian tới nếu mọi người mất cảnh giác. Bác sĩ Walesky nhấn mạnh, cần phải tiếp tục đeo khẩu trang, áp dụng các biện pháp an toàn và chích ngừa ngay khi có được vaccin.
Tin vắn 15.02.2021
(AFP) – Lầu Năm Góc trấn an đồng minh NATO
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 12/02/2021 cho biết tân bộ trưởng Lloyd Austin trong cuộc họp qua video với các đồng nhiệm NATO đã đưa ra một thông điệp tích cực về Minh ước Bắc Đại Tây Dương.
Ông muốn tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh, cho rằng sẽ hiệu quả hơn nếu cùng sát cánh hành động. Về câu hỏi gai góc là việc triệt thoái khỏi Afghanistan, Lầu Năm Góc cho biết hiện chưa có chủ trương, quyết định sẽ từ ông Joe Biden. Còn về việc rút một phần lực lượng Mỹ đóng tại Đức thì kế hoạch vẫn còn đang phải xem xét.