jeudi 1 octobre 2020

Chống đại dịch corona : Ngoại lệ Việt Nam


Đăng ngày:

Tuy không phải là Mông Cổ, không có ca tử vong nào, nhưng theo nhật báo kinh tế Pháp, Việt Nam có thể tự hào là đã chận đứng được nạn dịch virus corona. Cho đến nay, Việt Nam chỉ có 1.077 ca dương tính và 35 người thiệt mạng, so với dân số lên đến gần 100 triệu người. Ngay từ khi những ca đầu tiên tại ổ dịch Vũ Hán được tiết lộ, chính quyền Việt Nam nhanh chóng gia tăng kiểm soát khắp nơi, hạn chế di chuyển đồng thời đưa đi cách ly những người nhập cảnh.

Hà Nội đã phải xoa dịu một ít căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ, sau khi đã thẳng thừng cho ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc và đóng cửa biên giới trên đất liền. Thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên GDP quý III của Việt Nam vẫn tăng 2,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo Tổng cục Thống kê, mục tiêu tăng trưởng 2% cho năm nay là không ngoài tầm tay.

mardi 29 septembre 2020

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.09.2020



Bạn đọc thân mến,

Kể từ hôm nay, mời các bạn theo dõi chương trình 60 phút hàng ngày của RFI trên YouTube tại đây nhé.

Thân ái

Thụy My

Những cuộc tranh luận truyền hình để lại dấu ấn trong lịch sử Mỹ


 Đăng ngày:

Đã khác rất xa với cái thời khi Abraham Lincoln đối đầu với Stephen A.Douglas trong cuộc đua giành ghế thượng nghị sĩ Illinois năm 1858, hai người đã tranh cãi suốt ba tiếng đồng hồ, không có người dẫn chương trình, và ở ngoài trời, tại một thành phố nhỏ.

Một thế kỷ sau, vào năm 1960, có 66 triệu người Mỹ theo dõi cuộc tranh luận, nhưng không phải gia đình nào cũng có ti vi. Những ai nghe radio thấy rằng phó tổng thống Richard Nixon rõ ràng chiếm thế thượng phong. Nhưng những người xem truyền hình lại nhìn thấy ứng viên Cộng Hòa có vẻ ốm yếu, nhợt nhạt, thường xuyên lau mồ hôi ; trước thượng nghị sĩ trẻ của Massachusetts đầy vẻ sinh động là John Fitzgerald Kennedy. Không chỉ vì ông Nixon mới vừa khỏi bệnh và không muốn trang điểm, mà còn là tâm lý người xem đối với phương tiện truyền thông mới này.

Lê Học Lãnh Vân - Người thành muôn năm cũ


Đường Cao Thắng có một con hẻm dài số 32. Trong hẻm đó, những năm sau thế chiến II, có một người sinh quán bên bờ sông Hậu tới lập nghiệp, mua đất của chú Hỏa cất một dãy nhà.

Trong số những người từng ở các căn nhà đó, có ít nhất hai người về sau nổi tiếng: ông Văn Văn Của, bác sĩ, đô trưởng Sài Gòn giữa thập niên 1960, và ông Nguyễn Hùng Trương sau này là chủ nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi giữa trung tâm Sài Gòn. Thập niên 1960 các ông không còn ở đó nhưng Vương được nghe gia đình kể lại như những người quen cố cựu.

Nửa sau thập niên 1960, khi học trung học, bữa kia Vương cùng chị Hai ra nhà sách Khai Trí. Đang ngắm dãy kệ dài thì có tiếng nói sau lưng:

lundi 28 septembre 2020

Nguyễn Hồng Lam - Vụ tiến sĩ-võ sư Phạm Đình Quý : Sự thật cần minh bạch


FACT (THỰC TẾ ĐÃ DIỄN RA):

Tối 23-9, Tiến sĩ-Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang đi ăn cùng vợ thì bị công an bắt giữ. Hai vợ chồng võ sư Quý được đưa đến Phòng cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc trong đêm.

Đến khoảng 4 giờ sáng ngày 24-9, vợ thầy Quý đã được thả cho về, sau khi đã buộc phải ký cam kết không được tiết lộ về cuộc bắt giữ. Còn thầy Quý thì bị đưa về Công an Đắc Lắc.

Đến sáng 28-9, khi làm việc với ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý đến để hỏi tin tức về em trai, cán bộ công an Đắc Lắc xác nhận rằng ông Phạm Đình Quý đang bị tạm giữ tại Đắc Lắc, giấy báo tin báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện nên có khả năng đến chậm.

Đoàn Bảo Châu - Công an Đắk Lắc có nhiều chức năng vậy sao?

Khi có tố cáo đạo văn, sẽ cần lập một hội đồng gồm những nhà khoa học để xác minh xem đơn tố cáo có đúng không, đúng đến đâu. Bởi một luận án tiến sĩ không đơn giản, rất cần một sự xem xét của người có chuyên môn và ý kiến của họ để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Và người bị tố cáo nếu thấy mình bị vu cáo thì khởi kiện, tòa sẽ xử xem bên nào đúng bên nào sai. Tất nhiên là có cơ sở pháp lý từ ý kiến của những nhà khoa học.

Vậy mà công an Đắk Lắk làm thay công việc của những nhà khoa học, làm thay luôn tòa án, thay viện kiểm sát, đột ngột bắt người tố cáo mà không hề có cơ sở pháp luật nào. Thích bắt là bắt và có luôn tội danh là "vu cáo người khác".

Hoàng Hải Vân - Thành tựu khoa học rực rỡ về bò tót ở nước ta

 


Trong hình là con bò tót lai F1 gầy trơ xương trong trại khảo nghiệm Phước Bình của nhà nước. Đừng thấy nó gầy trơ xương mà coi thường nhé.

Theo VnExpress, nó là sản phẩm của hai đề tài khoa học. Đó là : "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng". Và đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng giáp ranh ba tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" do phó giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm.

Đề tài thứ nhất tốn bao nhiêu tiền hổng biết, đề tài thứ hai tốn 5 tỉ, đã kết thúc. Tiền đã tiêu hết, 11 con bò hiện giờ mỗi con được ăn mỗi ngày chưa tới một cuộn rơm, không gầy trơ xương mới là chuyện lạ. Nhưng đồng bào cứ yên tâm, các nhà khoa học đã có tính toán như thần.

Khủng bố ở Paris : Cơn ác mộng lại tái diễn




Đăng ngày:

« Một triệu người chết » là tựa chính của La Croix hôm nay với tấm ảnh những người thân ôm nhau an ủi giữa một nghĩa trang điệp trùng những cây thánh giá ở Brazil. Tờ báo viết về cuộc đời của những bác sĩ, y tá điển hình đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại con virus từ Vũ Hán. Le Monde chạy tựa « Ở trung tâm những mạng lưới ủng hộ ông Trump trên Facebook ». « Tấn công Paris : Hành trình của một người Hồi giáo bình thường » là tít chính của Le Figaro. Về chính trị, Libération đặt câu hỏi : « Một phụ nữ để cứu vãn cánh tả ? », còn Les Echos nói về « Pháp lao vào cuộc chạy đua 5G ».

Ở trang trong, khủng bố Paris, nỗ lực ngăn chận đợt dịch corona thứ hai, chuyến thăm Litva của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan, tổng thống Mỹ bổ nhiệm thẩm phán mới cho Tối cao Pháp viện được đề cập nhiều.

dimanche 27 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quyền tư hữu đất đai và đại hội 13


Sáng qua gã café với Chu Hảo, Nguyễn Duy, Hoàng Hưng.

Chu Hảo kể, đại hội đảng 11 ông là đại biểu với tư cách nhà khoa học công nghệ, thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ. Tại đại hội, một sự kiện lịch sử xuất hiện khi bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc kiến nghị đại hội bỏ phiếu hai vấn đề lớn của Đất nước.

1. Quyền tư hữu công cụ sản xuất.
2. Quyền tư hữu đất đai.

Thọ Nguyễn - Không quan tâm đến chính trị, chỉ thích đá bóng


Chỉ còn vài ngày nữa là nước Đức kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước. Người Đức chọn ngày 3.10.1990 là ngày quốc khánh, vì ngày đó, hai sản phẩm của chiến tranh lạnh, Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDCĐ) và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLBĐ) đã tình nguyện sáp nhập vào với nhau. Ngày lập quốc là ngày người Đức đến với nhau mà không ai giết ai.

Trong thực tế, việc thống nhất nước Đức được khởi động từ ngày 18.5.1990, khi hai nhà nước Đức bắt đầu đàm phán về một « Liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội giữa hai miền ». Ngày 1.7.1990, Đông Đức bắt đầu đổi tiền, sử dụng đồng D-Mark của Tây Đức.

Trước đó, ngày 5.5.1990 hội nghị 4+2 về « Thống nhất nước Đức » khai mạc (4 cường quốc = Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp + 2 nhà nước Đức).

Michael Bui - Bố tôi

 


Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông nội của mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi có người anh cả là bác Quỳnh đi theo Việt Minh cũng chống Pháp.

Việt Minh trong giai đoạn này là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa trung lập, với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái để chống thực dân Pháp". Về sau bác Quỳnh bị Việt Minh thủ tiêu vì không phải là người Cộng Sản mà bác đi theo Đảng Tân Dân Chủ.

Lớn lên khi dọn về Hà Nội, gia đình Mẹ rất khá giả vì ông ngoại tôi là nhà thầu cho mỏ than Hòn Gai tại Quảng Ninh. Sau khi Việt Minh chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954 được ký kết, ông ngoại tôi tức tốc bán tống bán tháo tài sản để di cư vào Nam, tránh bị đấu tố khi đã biết quá rõ bản chất của người Cộng Sản là gì.

Phạm Công Luận - Lời tiễn biệt thầy Nhật Tiến

 


Tin buồn lại đến khi biết tin nhà văn Nhật Tiến giã biệt cõi đời, chỉ sau cô Đỗ Phương Khanh hơn hai tuần. Riêng tôi, cảm thấy mình như vừa mất đi người thân. 

Thế hệ 6X ở miền Nam sẽ không quên bộ tuần báo Thiếu Nhi do thầy chủ biên, in ấn đẹp, bài vở thiết thực và tính giáo dục đậm đà. Cũng không quên cuốn sách “Thềm hoang” của thầy mà học trò trung học Đệ nhất cấp đã phải thuyết trình trước lớp. 

Tôi vẫn nhớ nhiều chi tiết cuốn sách đặc sắc “Thuở mơ làm văn sĩ”, gần như là hồi ký mà thầy kể về thời học trò tập tành làm báo ở Hà Nội. Cuốn sách này đã thúc giục tôi đi vào con đường làm báo sau này. Những cuốn sách đó, cùng cuốn “Những người áo trắng”, vở kịch “Người kéo màn”, khi gặp nhau, thầy đều tặng cho vợ chồng tôi, luôn ghi trang trọng: “Tặng cô chú….”, dù chúng tôi chỉ ở tuổi con của thầy.

Hoàng Hải Vân - Học trò dùng điện thoại trong lớp để làm gì ?


Tất nhiên là để chơi rồi, dù người lớn bảo phải dùng để học. Điện thoại ở đây là smartphone, dùng nó người lớn chúng ta không “thông minh” bằng những đứa trẻ. Các bề trên ở Bộ Giáo dục càng không “thông minh” bằng các em.

Giáo dục phổ thông là giáo dục cưỡng bức (ở ta cưỡng bức đến cấp 2). Mà cái gì cưỡng bức thì không được thập phần vui vẻ. Hầu hết người lớn chúng ta hồi học phổ thông từng rất vui khi ở trường có việc gì đó được thầy cho nghỉ một buổi hay được tan học sớm.

Tôi đã từng lén chơi croix zéro với mấy đứa ngồi bên cạnh từ năm học lớp 2, rất thú vị. Giờ mà có cái smartphone thì có hàng trăm thứ để chơi. Thầy kiểm soát được không ? Mơ đi ! Lại còn giải thích các em chỉ được dùng nếu thầy cho phép, thầy mà cho phép thì thầy còn đứng trên lớp làm gì nữa !

Nguyễn Thông - Những ông bình vôi


Sinh thời, cụ Phan Khôi là người cương trực, thấy gì không nên không phải, trái tai gai mắt, cụ phê thẳng thừng. Chứng kiến đám quan chức, lãnh đạo ăn hại, chỉ ồn ào màu mè nhưng rỗng tuếch, cụ gọi họ là ông bình vôi.

Cụ viết : “Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống, có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là “cho Ông Bình ăn”. Và lâu lâu lại tắp thêm vào cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra…

Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cú rũ trên trang hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng “Ông”. (Giai phẩm mùa thu, 1956).

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể theo luật của kẻ mạnh

 


PHẢI ĐỐI XỬ VỚI VÕ SƯ TIẾN SĨ PHẠM ĐÌNH QUÝ THEO LUẬT PHÁP CHỨ KHÔNG THỂ THEO LUẬT CỦA KẺ MẠNH

1. TINH THẦN THƯỢNG VÕ

Dân tộc Việt Nam chiến thắng được giặc ngoại xâm là một phần rất lớn nhờ vào khả năng võ thuật và tinh thần thượng võ. Nhờ võ thuật mà quân sĩ trở nên thiện chiến, góp phần tiêu diệt kẻ thù trong chiến trận.

Tinh thần thượng võ nuôi dưỡng tính không khuất phục và trượng nghĩa. Trượng nghĩa là giúp kẻ yếu trước bạo ngược của kẻ mạnh. Không khuất phục trước giặc ngoại xâm mạnh đã góp phần bảo toàn dân tộc trước sự cai trị ngàn năm của giặc phương Bắc.

samedi 26 septembre 2020

Đoàn Khắc Xuyên - Hội chứng cái rốn


Chính khách Việt Nam  - tạm gọi cho sang vì thực ra họ đóng vai gì là do đảng phân công cả - thường mắc một số hội chứng, lặp đi lặp lại. 

Đầu tiên là hội chứng mơ mộng: Sống ở những thành phố kinh niên kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm thường xuyên báo động đỏ năm này qua năm khác, nhưng lúc nào cũng “mơ tiên” trở thành Paris với Singapore. 

Có lẽ đúng như dân mạng hay đùa: Mơ không mất tiền, tội gì không mơ? Nhưng kể cả có tốn tiền, thậm chí rất nhiều tiền như đường sắt Cát Linh - Hà Đông hay tình trạng ngập nước đường Nguyễn Hữu Cảnh ở Saigon thì những giấc mơ tiên vẫn cứ gác đi gác lại mãi.

Đoàn Bảo Châu - Vậy thực chất là cái gì?


Đã có nhiều tướng lĩnh quân đội, công an, bác sĩ với học vị học hàm ngất ngưởng. Những cán bộ đảng viên xuất hiện trên báo chí cách mạng như những tấm gương cao cả, chói lọi nhưng rồi lại giống như những ngôi sao sa, tắt lịm trong bầu trời đen đặc của tội lỗi.

Vậy điều ấy nói lên cái gì?

Nó nói lên rằng sự hư hỏng là cả một hệ thống. Chỉ có đồng chí chưa bị lộ là chưa phơi bày bản chất thôi.

Anh Tuấn - Ăn đơn, ăn kép trên lưng người bệnh ở Bạch Mai


Vụ án Bạch Mai, sẽ được nhắc nhiều, như một điển hình về tiêu cực của ngành y, khi người từng đứng đầu một bệnh viện lớn tuyến trung ương đã bị bắt.

Họ ăn đơn, ăn kép, ăn dày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh. Và sau tất cả, người bệnh oằn lưng để gánh mọi chi phí, để tạo nên miếng ăn đó.

Vì sao gọi là ăn đơn, ăn kép?

Trần Thị Sánh - Căm giận bọn bất lương


Càng nghĩ, càng thấy căm giận bọn bất lương, bọn khốn nạn ở bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện khác. Họ đã cố tình thổi giá thiết bị y tế lên 4 -5 lần để ăn chênh lệch, và trắng trợn đè lưng người bệnh thu phí cao gấp 4-5 lần giá thật.

Cách đây 5 năm, cháu mình bỗng nhiên bị mắc viêm não Nhật Bản giữa cái tuổi đẹp nhất của một đời người (18 tuổi). Và sau hơn một tháng nằm cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai, cháu đã ra đi mãi mãi.

Vậy mà bệnh viện thu của nhà cháu hơn 300 triệu đồng, trong đó có những khoản thu rất vô lý, rất cao như tiền đấm lưng, xoay người và nhiều khoản dịch vụ khác.

Vũ Đức Tâm - Người dân còn biết tin ai ?


Tham nhũng và bắt bớ tham nhũng thì là chuyện thường không có gì lạ. Vấn đề là ông này không phải là người thường mà là một người ưu tú nổi bật trong những người ưu tú.

Ông Nguyễn Quốc Anh là Phó giáo sư tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện lớn nhất nước.

Ông Anh lại đã từng là bác sĩ quân y tham gia chiến trường, là thương binh hạng 2/4. Tất nhiên ông Anh là đảng viên. Trong giới y tế ông Anh là một người nổi tiếng...