mardi 11 août 2020

Bông Lau - "Ám sát" tổng thống Hoa Kỳ



Mật vụ mời tổng thống Trump rời bục thuyết trình.

Chiều qua ngồi coi TV cuộc họp báo của tổng thống (TT) Trump. Mới bắt đầu vài phút thì thấy một mật vụ đầu trọc lóc bước đến bục thuyết trình nói gì đó. Ông Trump nghe không rõ hỏi lại “Xin lỗi anh nói gì” (excuse me). Anh mật vụ nói “Xin mời ngài bước ra ngoài”. 

Ông Trump hơi ngơ ngác vài giây, nhưng rời bục thuyết trình và đi theo anh mật vụ đầu trọc. Chánh văn phòng Bạch Ốc Mark Meadows, Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin và vài người khác cũng đứng dậy lục đục bước theo. 

Những ai đã từng sống qua các triều đại từ TT Ronald Reagan cho đến Bill Clinton, Obama v.v…sẽ hiểu mỗi khi mật vụ bất chợt mời Tổng Thống đi gấp là biết có biến. Mật vụ Mỹ quyết định đường đi nước bước của TT Mỹ, và Tổng Thống không được cãi lại. Vì đã quen với các biến cố liên quan đến an ninh của thủ đô Washington, nên người viết bình tĩnh chờ đợi nguồn tin chính thức của giới hữu trách.

Lộc Dương - Thánh tổ thần đèn



Hôm qua hắn về thăm người em cột chèo ở Mỹ Tho. Cô em vợ nói : Anh Tư ngồi ăn cơm, chút chiều anh Đức em mới về, ảnh đang làm công trình ở Cai Lậy. 

Hắn hỏi : Công trình lớn hay nhỏ ? Cô em vợ nói : Dạ nhỏ. Di dời căn nhà hai tầng vô phía trong chừng chục mét vì ở ngoài mé sông sợ lở đất.

Người em cột chèo của hắn là một thần đèn mới ra nghiệp. Trước đây Bảy Đức làm công cho thần đèn Nguyễn Văn Cư, nổi tiếng vì di dời những công trình đồ sộ, trong đó có công trình nâng nhà thờ giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, nặng 6 ngàn tấn, lên cao 2 mét. Sau này nhờ có kinh nghiệm và khéo tay, Bảy Đức ra mở công ty riêng.

Nguyễn Thông - Chết cũng lắm chuyện



Thời thế đổi thay chóng mặt, chả biết đâu mà lần.

Hồi xưa, suốt mấy chục năm ròng dưới triều cộng sản, được chôn ở Mai Dịch là niềm vinh dự, hãnh diện, vênh vang, không chỉ của cá nhân người chết mà cả gia đình, dòng họ, thậm chí quê hương. 

Mai Dịch là thứ đỉnh cao âm phủ của giới cai trị. Sống thì có khu biệt lập (Ba Đình), cửa hàng riêng (Tôn Đản, Nhà Thờ), bệnh viện riêng (Việt Xô), nơi ăn chơi riêng (khu 3 Đồ Sơn)...Chết có chỗ chôn riêng (Mai Dịch), không cho ai bén mảng. 

Nguyễn Công Khế - Đôi nét về ông Lê Khả Phiêu



Tác giả Nguyễn Công Khế và ông Lê Khả Phiêu.

(Tôi viết bài này một cách nhìn nhận khách quan đối với người quá cố. Cho nên mọi bình luận xúc phạm hoặc không có văn hoá, thì cho tôi được xóa).

Định không viết gì về một người vừa khuất. Nhưng không viết thì cũng cảm thấy không yên lòng.

Tôi có nhiều lần gặp ông Lê Khả Phiêu. Vì công việc có, vì tình cờ gặp cũng có. Trước khi làm Tổng bí thư, ông được ông Lê Đức Anh và ông Đỗ Mười ưu ái, chuẩn bị kỹ càng để ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất nước này. 

Ông Đỗ Mười nhiều lần đánh giá rằng chỉ có ông Lê Khả Phiêu và ông Nguyễn Hà Phan là lập trường vững vàng nhất, là thứ gạo bỏ vào cối giã không bao giờ bị bể vụn. Ông Lê Khả Phiêu được vào chức Thường trực Ban bí thư để làm Tổng bí thư, còn ông Nguyễn Hà Phan được chuẩn bị để làm Thủ tướng. 

Trương Nhân Tuấn - Đám tang Lê Khả Phiêu, hàn thử biểu đo lường quan hệ Việt-Trung ?



(Tác giả viết bài này lúc chưa có tin tổ chức quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu trong hai ngày 14-15/08/2020.)

Không biết lễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức thế nào? 

Đến lúc viết những giòng chữ này thì vẫn không thấy báo chí Việt Nam cho biết ông Phiêu có được "quốc táng", với nghi thức dành cho những người "có công" với "đảng" hay với "tố quốc" hay không ? Điều này cho thấy có sự "giằng co" các phe trong đảng CSVN. 

Dĩ nhiên phe thân Võ Văn Kiệt có lý do để phản đối một đám tang rình rang cho Phiêu. Làm sao những người thân ông Kiệt có thể quên lúc ông Phiêu "mắng" ông Kiệt là "người hai mặt".

Mạnh Kim - Hồng Kông, bắt đầu chuỗi ngày u ám


An ninh bố ráp tòa soạn Apple Daily ngày 10/08/2020.

Ba ngày sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận đối với đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cùng 10 viên chức Hồng Kông  “vì thực hiện các chính sách đàn áp tự do và tiến trình dân chủ ở Hồng Kông ”, Bắc Kinh trả đũa bằng việc cấm vận 11 người Mỹ, trong đó có các thượng nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz và Chris Smith. 

Cùng ngày, chính quyền Hồng Kông mở chiến dịch bắt bớ rầm rộ. Hai nhân vật nổi cộm – Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và Chu Đình (Agnes Chow) – đã bị áp giải vào thứ Hai 10-8, mở màn cho chuỗi ngày đen tối đối với Hồng Kông. 

Chiến dịch được tính toán sao cho càng tạo “tiếng vang” càng tốt. Thông điệp rất rõ: già cũng bắt, trẻ chẳng buông. Cùng với Lê Trí Anh và Chu Đình là khoảng chục người khác, trong đó có hai con trai của ông Lê và bốn viên chức điều hành tập đoàn truyền thông Next Digital do ông Lê sáng lập, vốn lâu nay là cái gai trong mắt Bắc Kinh. 

Hồng Kông : Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị bắt, tòa soạn bị khám xét

Cảnh sát Hồng Kông chặn lối vào tòa soạn của báo Apple Daily, ngày 10/08/2020. via REUTERS - Apple Daily
Đăng ngày:


Một cộng sự thân cận cho AFP biết nhà tỉ phú 71 tuổi bị bắt giữ tại tư gia vào khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương), cùng với một số thành viên trong tập đoàn của ông. Cảnh sát thông báo có 7 người bị bắt giam vì nghi ngờ thông đồng với thế lực nước ngoài và gian lận.

Luật an ninh quốc gia mới được Trung Quốc áp đặt trừng phạt bốn tội danh : nổi dậy, ly khai, khủng bố và thông đồng với nước ngoài. Luật này bị tố cáo là đã kết liễu quy chế « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đã ký với Anh quốc, bảo đảm nhiều quyền tự do cho người Hồng Kông đến năm 2047.

lundi 10 août 2020

Covid-19: Hơn 100.000 người chết, tổng thống Brazil không nói một câu

Một thông điệp chiếu trên một tòa nhà ở Rio de Janeiro tối 09/08/2020 tưởng niêm 100 ngàn người Brazil chết vì Covid-19, nhưng ghi rõ "100.000 nạn nhận của Bolsonaro". AFP/File
Đăng ngày:


Tổng thống 65 tuổi đã từng bị lây nhiễm virus corona vào tháng trước chia sẻ trên mạng Twitter thông tin về 3 triệu người khỏi bệnh, nhưng không hề nhắc đến con số mang tính biểu tượng nói trên. Ông Ciro Gomes, ứng cử viên về thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, đại diện đảng Dân chủ Lao động (trung tả), tố cáo chính phủ Bolsonaro « bất tài và vô trách nhiệm » đã gây ra « diệt chủng ».

Từ Sao Paulo, thông tín viên Martin Bernard cho biết thêm chi tiết :

Quốc tế viện trợ 250 triệu euro cho Liban sau vụ nổ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham gia hội nghi quốc tế trực tuyến về Liban ngày 09/08/2020. Christophe Simon/Reuters
Đăng ngày:


Khoảng 15 nhà lãnh đạo, từ tổng thống Mỹ Donald Trump đến quốc vương Qatar, thủ tướng Ý, Tây Ban Nha…, tổng cộng đại diện gần 30 nước tham dự cuộc họp video được Pháp và Liên Hiệp Quốc bảo trợ, cùng với các tổ chức quốc tế.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ đầu tiên đến thăm Beyrouth sau vụ nổ thảm khốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế « nhanh chóng hành động » để giúp đỡ Liban khắc phục hậu quả. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết rất nhiều người Mỹ muốn giúp Liban. Đức giáo hoàng Phanxicô trong buổi lễ trên quảng trường Thánh Phêrô cũng kêu gọi hãy tỏ ra « hào phóng » với Liban.

Tin vắn 10.08.2020


Trung tâm thành phố Rheda-Wiedenbrueck vắng vẻ trong dịch bệnh. Ảnh chụp ngày 23/06/2020.

(Reuters)Các công ty Đức chuẩn bị cho phong tỏa kéo dài

Theo một nghiên cứu của IFO công bố hôm nay 10/08/2020, các công ty Đức cho rằng sinh hoạt hàng ngày sẽ còn bị giới hạn trong tám tháng rưỡi nữa vì đại dịch do virus corona. Riêng lãnh vực du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất tỏ ra bi quan, dự báo các biện pháp hạn chế còn kéo dài 13 tháng nữa.

Lưu Trọng Văn - Lịch sử dầu khí Việt Nam không thể bỏ qua những ký ức này



Nếu tìm được dầu từ năm 1973 thay vì 1975, phải chăng vận mệnh Việt Nam sẽ khác ? Ảnh: Mỏ dầu Bạch Hổ
Gã vừa nhận được mail của anh rể gã ở San Diego, Mỹ:

"Xin chuyển đến Văn bài viết mới về dầu hỏa Việt-Nam. Tác giả Trần Văn Khởi, anh ruột của anh, lúc trước là Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Dầu Hỏa và Khoáng Sản Việt Nam là người chịu trách nhiệm về việc đấu thầu khai thác dầu hỏa cho Việt Nam tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975."

Kèm theo thư này là thư của ông Trần Văn Khởi gửi cho em trai mình ngày 5.8.2020:

"Có bài mới viết về ông Phạm Kim Ngọc nguyên Tổng Trưởng Kinh Tế, người có công đầu cho việc thăm dò và khai thác dầu khí ở miền Nam Việt Nam, gởi để em đọc trong lúc cách ly vì Covid.

dimanche 9 août 2020

Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suýt lãnh quả bom nguyên tử thứ ba

Hiroshima thành bình địa.
Đăng ngày:


Vì sao phải dùng đến bom nguyên tử đối với Nhật ?

Tại sao Hiroshima, một thành phố loại trung bình lại được chọn để làm mục tiêu của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử ? Liệu có cần thả thêm quả bom thứ hai xuống Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng hay không ? Phải chăng tổng thống Mỹ Truman trước hết muốn gây ấn tượng với Stalin ? Từ cuối Đệ nhị Thế chiến, những câu hỏi này luôn ám ảnh các nhà sử học và những người sống sót.

samedi 8 août 2020

Mỹ trừng phạt các lãnh đạo Hồng Kông, bước leo thang mới với Bắc Kinh

Trưởng đặc khu hành chính, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đứng đầu danh sách các lãnh đạo Hồng Kông bị Washington trừng phạt. REUTERS - Lam Yik
Đăng ngày:


Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ New York :

 « Tổng cộng có 11 nhà lãnh đạo Hồng Kông bị Washington trừng phạt. Đứng đầu danh sách là trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người đã bênh vực luật an ninh do Trung Quốc áp đặt, cho rằng đây là công cụ chủ chốt để chấm dứt tình trạng lộn xộn.

 Trong số các quan chức bị nằm trong tầm ngắm còn có cảnh sát trưởng, người đứng đầu ngành an ninh và ngành tư pháp. Tất cả đều bị cáo buộc đã giúp cho Trung Quốc siết lại quyền tự trị của đặc khu và hạn chế tự do của cư dân Hồng Kông.

Việt Nam : 21 ca Covid mới, Hà Nội xét nghiệm người về từ Đà Nẵng

Cảnh sát kiểm soát một khu chung cư ở Hà Nội có người nhiễm Covid-19 từ Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 29/07/2020. AP - Hau Dinh
Đăng ngày:


Trong số 21 ca mới có 15 ca tại Đà Nẵng, còn lại ở Quảng Nam, Bắc Giang, Khánh Hòa, và một ca từ Mỹ về Hà Nội. Tổng cộng đến nay, Việt Nam có 810 bệnh nhân Covid-19.

Hà Nội phong tỏa và khử khuẩn một chung cư 1.000 dân, nơi cư ngụ của bệnh nhân thứ năm liên quan đến Đà Nẵng, lập 10 chốt kiểm soát y tế. Các trung tâm y tế quận huyện bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm PCR cho những người dân từ Đà Nẵng về, dự kiến khoảng một tuần mới kết thúc. Một số chuyên gia đầu ngành chi viện cho Đà Nẵng đã quay về Hà Nội để hỗ trợ. Phó chủ tịch thành phố cho biết đã chuẩn bị kịch bản có từ 1.000 đến 5.000 ca bệnh để đối phó thích ứng.

Tin vắn 08.08.2020


(AFP)Trung Quốc kết án tử hình công dân Canada thứ tư vì ma túy

Công dân Canada Ye Jianhui hôm qua 07/08/2020 đã bị một tòa án ở Quảng Đông kết án tử hình vì « buôn bán và sản xuất ma túy », trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang xấu đi. 

Hôm thứ Năm 06/08, một người mang quốc tịch Canada khác là Xu Weihong cũng đã lãnh án tử vì « sản xuất ma túy ». Như vậy đã có bốn công dân Canada bị Trung Quốc kết án tử hình liên quan đến ma túy, hai người trước đó là Robert Lloyd Schellenberg (tháng 1/2019), Fan Wei (tháng 4/2019). Bên cạnh đó hai công dân Canada khác gồm một nhà cựu ngoại giao và một nhà tư vấn vẫn đang bị giam giữ tại Hoa lục từ tháng 12/2018, được cho là để trả đũa vụ bà Mạnh Vãn Châu của Hoa Vi bị Canada bắt.

Mai Quốc Ấn - Phê bình nhân dân


66 cá nhân vi phạm liên quan vụ Thủ Thiêm đã nhận hình thức kỷ luật phê bình.

Lý do phê bình vì đã hết thời hiệu xử lý ở các mức khác.

Vậy mấy mươi năm oan khuất ở Thủ Thiêm vì sao vẫn diễn ra mà không có sự ngăn chặn nào đủ hữu hiệu? Để rồi hôm nay chỉ có các cán bộ đương nhiệm phê bình đồng chí của mình đầy nhân văn như vậy?

Đoàn Bảo Châu - Các vị đã rất nhân văn !



"Ông Tất Thành Cang vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM thống nhất kết luận phê bình."

Ha ha ha ha ha! 

Các vị đang biến luật pháp ở đất nước này thành một trò đùa. 

Lưu Trọng Văn - Thất thoát mấy chục ngàn tỉ, Tất Thành Cang chỉ bị phê bình !



Sự khốn nạn với Nước, với Dân có thể hết thời hiệu với đảng nhưng với Dân thì không.

Không!

Cho nên các cụ từ xửa xưa đã dặn:

Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử



(AFP 08/08/2020) Theo cơ quan tình báo Mỹ hôm 07/08/2020, Trung Quốc không muốn ông Donald Trump tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống ngày 03/11, và đã « gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng » trước cuộc bỏ phiếu.

Ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) cho biết, Iran cũng cố gắng « làm tổng thống Trump yếu đi », trong khi Nga sử dụng « nhiều đòn bẩy để gièm pha » đối thủ Joe Biden của ông Trump. Ba nước trên đây cũng có thể tìm cách phá hoại tiến trình bầu cử, đánh cắp dữ liệu…

vendredi 7 août 2020

Vì sao dư luận quan tâm đến "phó tướng" tương lai của Joe Biden?

Ảnh ghép : Các nữ chính khách Mỹ có thể làm "phó" cho ông Joe Biden, đảng Dân Chủ, trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Hàng trên : Kamala Harris (T), Susan Rice (G) và Elizabeth Warren; hàng dưới : Karen Bass (T) và Tammy Duckworth (P). AFP/Archives
Đăng ngày:


Le Figaro nhấn mạnh đến « Du lịch ở Pháp : Ngạc nhiên thú vị trong mùa hè », ngược lại Libération nói về « Mùa hè u ám của các rạp chiếu phim ». Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Chủ tư doanh : Cuộc khủng hoảng sẽ thay đổi những gì ».

Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, La Croix giải thích vì sao việc chọn lựa người làm phó cho ứng cử viên Joe Biden lại gây chú ý nhiều như thế tại Hoa Kỳ, khác hẳn với những lần trước.