samedi 23 mai 2020

Nguyễn Trung - Xin đừng giữ nước như đười ươi giữ ống



(Viet-Studies 22/05/2020) Ông ngoại tôi là nhà nho, một thời là hội viên của Hội Trí Tri (tồn tại ở Hà Nội trong thời gian 1892-1945), có lần nói với tôi đại ý: Đừng giữ nước như đười ươi giữ ống! Tôi hồi ấy còn nhỏ, nên lúc đầu không hiểu gì cả, về sau mẹ tôi giảng cho nghe tục ngữ “đười ươi giữ ống”, tôi mới vỡ lẽ điều ông ngoại tôi gửi gắm.

Mẹ tôi còn giảng giải cho nghe từ tục ngữ này: Phải sống sao đừng để bị lừa! Tục ngữ này vẫn đồng hành với tôi suốt cuộc đời mình cho đến hôm nay, thế mà trên đường đời tôi vẫn vô khối lần bị lừa – chưa thể nói là hôm nay đã nên khôn! Quả thật đây là bài học khó!

Vài hôm nay, có thể nói cả nước quan tâm đến ý kiến của Bộ Quốc Phòng lưu ý Quốc Hội về tình trạng người Hoa mua được những dẻo đất quan trọng ven biển và nhiều nơi khác tại những vị trí có liên quan đến an ninh quốc phòng của nước ta. Tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp (DN) có yếu tố Trung Quốc (92 DN 100% vốn Trung Quốc, 57 DN vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới (khu vực biên giới đất liền 24, khu vực biên giới biển 125)[1].

Mẹ Nguyễn Mi Sol: "Con tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi"


Đường vào nhà Nguyễn Mi Sol.

(GT 20/05/2020) Công an xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, tại ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol.

Ngày 20/5, PV Báo Giao thông tìm đến ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để tìm nhân vật Nguyễn Mi Sol, một trong hai nhân vật được nhắc đến trong vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra 12 năm trước, nhằm tìm hiểu thêm thông tin.

Liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây xác nhận, ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984) đang sinh sống. Công an xã Hựu Thành cho biết, anh Sol có thời gian rời khỏi địa phương, 4 năm trước thì trở về ấp Vĩnh Tiến sinh sống bằng nghề làm thuê.

Nguyễn Trung Bảo - Người thanh niên trong đêm xảy ra thảm án là ai ?



Trong suốt hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện Bưu cục Cầu Voi để bảo vệ cho bị án Hồ Duy Hải tưởng đã đọc hết mọi hồ sơ vụ án, nhưng luật sư Trần Hồng Phong chưa bao giờ nghe đến cái tên Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Không có bất kỳ trang hồ sơ nào nhắc đến hai nhân vật này.

Hai cái tên này đột ngột xuất hiện một cách bí hiểm trong vai nhân chứng với lời khai về đêm xảy ra thảm án. Theo đó, cả hai đều đã nhìn thấy một thanh niên ngồi với hai nạn nhân trong bưu cục trong khoảng thời gian từ 19:40 - 20:00.

Hơn 12 năm trước, Đinh Văn Còi là thiếu tá phòng Cảnh sát Cơ động - Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, Còi và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đã ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của Còi, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.

Vũ Hữu Sự - Ông Nguyễn Hòa Bình không phải là thẩm phán ?



Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt, mà hình phạt cao nhất là tước đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét xử. 

Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), thì thẩm phán phải là những người “trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”. 

Có rất nhiều tiêu chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, làphải được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án, bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp tòa nào. 

Uy tín lên cao, tổng thống Đài Loan không sợ đối đầu Trung Quốc

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường Cơ Long (Kee Lung DDG-1801) và các chiến hạm Đài Loan tập trận gần Hoa Liên (Hualien). Ảnh tư liệu chụp ngày 22/05/2019. © REUTERS/Tyrone Siu/File Photo
Đăng ngày:


Hôm nay 21/05/2020 là ngày nghỉ lễ Thăng Thiên (Ascention), hai tờ La Croix Les Echos vắng mặt. Tựa chính của các báo phát hành hôm nay tập trung vào tình hình kinh tế nước Pháp ảm đạm do dịch corona.

Le Figaro chạy tựa « Renault, cú sốc xã hội đầu tiên của cuộc khủng hoảng dịch tễ ». Đã suy yếu từ trước khi đại dịch virus corona xảy ra, dự định đóng cửa ba nhà máy của tập đoàn xe hơi Pháp gây tranh cãi. Libération quan tâm đến « Covid-19, sự lây lan các kế hoạch sa thải ». Phá sản, giảm bớt nhân sự…các thông báo liên tục được đưa ra với sự chậm lại của nền kinh tế, gây lo ngại bùng nổ thất nghiệp. Le Monde nói về hai dự luật của chính phủ : lùi lại thêm 9 năm nữa việc bù đắp thâm hụt cho quỹ phúc lợi xã hội, lập thêm một nhánh mới để chăm lo cho người già không tự vận động được.

70% người dân coi trọng bản sắc Đài Loan thay vì Trung Quốc 

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

mercredi 20 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Vai trò của chứng cứ trong thực thi công lý



Luật sư và mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Ảnh NLĐ

(MTG 20/05/2020) Chứng cứ đóng vai trò trung tâm trong các vụ án. Chứng cứ quyết định tính chất phạm tội của nghi can.


Công lý (justice) là một khái niệm gắn liền với xã hội. Đây là một khái niệm rất rộng, liên kết với nhiều khái niệm phức tạp như luân lý, đạo đức, tôn giáo, luật pháp, công bằng, công dân…

Là khái niệm gắn liền với xã hội, công lý cũng gắn với các tính chất công khai, minh bạch, trung thực, công bình… Nghĩa là công lý không thuộc về một cá nhân hay một nhóm người, mà phải thuộc về toàn xã hội. Việc bảo vệ và thực thi công lý có thể được giao cho những nhà chuyên môn được bổ nhiệm chính danh, nhưng việc đó phải được công khai trong sự hiểu biết và chấp nhận của xã hội.

Trương Châu Hữu Danh - Hồ sơ Hồ Duy Hải thiếu bút lục chứng minh



Bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, 17 vị thẩm phán cho rằng 20h30 bưu điện đóng cửa, 

Hải đưa tiền để Vân đi mua trái cây và gây án trong thời gian Vân ra ngoài.

Sau đó Vân về, thì bị sát hại ngay lập tức. Nghĩa là, thời gian gây án sẽ từ 20h30 + thời gian Vân đi mua trái cây + thời gian sát hại Vân. 

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020. 

Trần Trung Đạo - Nếu Việt Nam không có đảng Cộng Sản



Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội, khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. 

Tổng thống (TT) Truman không trả lời nhưng có kiểm chứng. 

Mặc dù Mỹ đã có tài liệu và bằng chứng Hồ Chí Minh là lãnh tụ cộng sản Việt Nam (CSVN) và là nhân viên của Đệ Tam Quốc Tế, những lá thư của Hồ không phải vì thế mà được tự động đưa vào văn khố. Chính phủ Mỹ qua trung gian tòa đại sứ Mỹ tại Paris trực tiếp liên lạc với Hồ. 

Dương Quốc Chính - Nên có thái độ thế nào về lãnh tụ ?



Ảnh Roobens

Đầu tiên, cần khẳng định là một dân tộc sùng bái lãnh tụ là một dân tộc chưa trưởng thành. 

Cứ nhìn từ bản thân mỗi chúng ta, thời học sinh, sinh viên thường ai cũng có thần tượng. Cháu thì đắm đuối mấy em showbiz ngực to, mông nở, em thì mê mẩn ụp pa Hàn xẻng xinh gái, cán bộ đoàn thì thần tượng bác Giáp, bác Hồ, anh Bát, chị Lục...Đại khái thế. Nhưng ngoài 25 tuổi mà vẫn còn đắm đuối thần tượng kiểu thế là kiến thức nền có vấn đề, gọi là trẻ con lớn tuổi. 

Từ cá nhân suy ra dân tộc cũng vậy thôi. Bọn giãy chết rất ít khi có sự sùng bái lãnh tụ chính trị. Thậm chí ngược lại, bỏn còn lôi lãnh tụ ra trêu đùa cợt nhả. Ai mà cuồng Trump hay Obama... thì đối với mình cũng là có tư duy trẻ trâu.

Virus corona : Trên 90.000 người chết và 1,5 triệu ca nhiễm tại Mỹ


Ảnh minh họa : Hai người bạn gặp nhau trong thời dịch Covid-19 ở Brooklyn, New York, Hoa Kỳ, ngày 17/05/2020. REUTERS - Caitlin Ochs
Đăng ngày:


Như vậy nước Mỹ dẫn đầu và vượt xa các nước khác về số người chết và các trường hợp dương tính với virus corona, theo số liệu chính thức. Tuy nhiên, nếu tính theo dân số thì các nước Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp có tỉ lệ người chết vì Covid-19 nhiều hơn, theo trang Worldometer.

Chỉ riêng bang New York đã chiếm đến 1/3 số người chết vì virus corona của cả nước Mỹ, cụ thể là trên 28.300 người. Từ nay cho đến ngày 06/06, số tử vong của Hoa Kỳ có thể lên đến 112.000 người, đây là số trung bình theo mô hình tính toán của các nhà nghiên cứu trường đại học Massachusetts.

Pháp, Đức đề ra kế hoạch 500 tỉ euro để đưa châu Âu khỏi khủng hoảng


Hội đàm qua vidéo hội nghị giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Đức Angela Merkel, ngày 18/05/2020. Kay NIETFELD / POOL / AFP
Đăng ngày:

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghị truyền hình hôm 18/05/2020 đã đề nghị một kế hoạch 500 tỉ euro, để tái thúc đẩy nền kinh tế châu Âu đang bị tê liệt vì đại dịch virus corona. Đây là một bước ngoặt đối với Đức, vốn từ trước đến nay vẫn phản đối ý tưởng phát hành trái phiếu chung cho châu Âu. 

Số tiền này nằm trong ngân sách Liên hiệp Châu Âu, do Ủy Ban Châu Âu quản lý. Pháp, Đức đề nghị để bơm tiền vào quỹ tái thúc đẩy, Ủy ban có thể dùng danh nghĩa Liên hiệp Châu Âu đi vay trên thị trường. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :

« Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu, bà Christine Lagarde, hoan nghênh Quỹ tái thúc đẩy mà Pháp và Đức đề nghị, được cho là đầy tham vọng và có mục tiêu cụ thể. Theo bà, đây là biểu hiện cho sự tương trợ về tài chính trong châu lục.

Pháp : Tham Chính Viện yêu cầu chính phủ bỏ lệnh cấm tụ họp tại nơi thờ tự


Người dân Pháp bên bờ sông Seine, Paris, ngày 17/05/2020, cuối tuần đầu tiên sau đợt phong tỏa chống dịch Covid-19. REUTERS - GONZALO FUENTES
Đăng ngày:


Cơ quan cao nhất trong hệ thống tòa án hành chính Pháp nhận định, lệnh cấm trên là quá đáng, vi phạm trầm trọng đến tự do tín ngưỡng. Tham Chính Viện cho rằng có thể sử dụng các biện pháp ít khắt khe hơn, tương tự với việc cho phép tụ tập dưới 10 người tại các địa điểm công cộng, thay vì « cấm tuyệt đối » ở các nơi thờ tự.

Nghị định do thủ tướng Edouard Philippe ký ban hành ngày 11/05, cấm mọi cuộc tụ tập, hội họp tại các cơ sở tôn giáo, ngoại trừ tang lễ - được giới hạn số người tham dự là 20. Trong khi đó, các cơ sở thương mại đã được phép mở cửa trở lại, trừ các trung tâm lớn có diện tích trên 40.000 mét vuông.

Tin vắn 19.05.2020

Chào tái ngộ các bạn kể từ tuần này (có phát thanh trên đài, nhưng vẫn làm việc từ xa)


(DT&NLD) - Vụ Hồ Duy Hải : Quốc hội giao cho các cơ quan chuyên môn xem xét

 Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc trong cuộc họp báo chiều ngày 18/05/2020 khi trả lời câu hỏi về kết quả phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, cho biết, « để có thời gian xem xét toàn diện và khách quan », Ủy ban Thường vụ Quốc hội « đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý ». Ông xác nhận việc một số đại biểu Quốc hội đã gởi kiến nghị cho Ủy ban Thường vụ về phiên xử của Tòa án Nhân dân Tối cao vừa qua, bên cạnh đó có những phản đối trên báo chí và mạng xã hội. 

Trước đó, ông Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong dịp tiếp xúc cử tri vào buổi sáng cùng ngày đã khẳng định việc kháng nghị là theo đúng pháp luật. Nghi can Hồ Duy Hải bị kết án tử hình trong khi tang vật đã bị tiêu hủy, không có dấu tay nghi can tại hiện trường…Dư luận lên án việc « trọng cung hơn trọng chứng », đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

mardi 19 mai 2020

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia
Đăng ngày:


Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

lundi 18 mai 2020

Mai Quốc Ấn - Quản trị quốc gia kiểu « ngây thơ »



“Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 hecta đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức : thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Hầu hết các lô đất thuộc « sở hũư » của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ ». (Trích Tuổi Trẻ)

Hai năm trước, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội: “Người nước ngoài không có quyền mua đất trên đất nước ta, nên nếu đại biểu biết có việc người nước ngoài mua đất dọc bờ biển thì thông tin cho tôi.” Trước khi ông Trần Hồng Hà phát ngôn câu ấy, người dân và báo chí đã phản ánh không ít về tình trạng này.

dimanche 17 mai 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Bán đất cha ông cho Trung Quốc: Khi nào thì những tên tội đồ phải đền tội?


Khu đô thi Our City của người Trung Quốc ở Hải Phòng. Ảnh Tiến Thăng/Báo Tuổi Trẻ

"Người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất biên giới, ven biển thông qua hình thức lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây" (báo Tuổi trẻ online đăng hôm nay).

Có 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất biên giới của 22 tỉnh, thành phố tính đến hết tháng 11/2019. 

Ác ôn là ở các vùng biên, cửa biển, nấp bóng dưới các khu du lịch nhà hàng, khách sạn, du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, Hải Phòng 16 trường hợp, Quảng Ninh 17, Đà Nẵng 22, Bình Định 9, Bình Thuận 5, Hà Tĩnh 5. Dĩ nhiên, những công ty Trung Quốc núp bóng để mua đất thế này, đều được các cơ quan chức năng thẩm định và cấp phép.

Hoàng Điệp - Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?



Vụ án Hồ Duy Hải càng ngày càng nhiều chuyện ly kỳ.

Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?

Vụ án Hồ Duy Hải đến giờ lại phát sinh ra anh Hữu Nghị hay Văn Nghị. Anh Nghị ở Long An hay ở Tiền Giang? Thông tin công an Long An cung cấp hôm qua cho báo chí khiến nhiều người bất ngờ vì ngay cả kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng không biết người này tên là Nguyễn Hữu Nghị, đến quyết định giám đốc thẩm cũng ghi là Nguyễn Văn Nghị. Bất ngờ Công an bảo là Nguyễn Hữu Nghị.

Ừ thì Hữu Nghị.

Quang Vĩnh - Tìm Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị


Người hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi sau khi xảy ra vụ án. Ảnh Trương Châu Hữu Danh

TÌM NGUYỄN VĂN NGHỊ HAY NGUYỄN HỮU NGHỊ QUA CƠ CHẾ LÀM VIỆC GIỮA BÁO CHÍ VÀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Tôi không trở lại hiện trường để tìm Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) hay Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An). Nhưng kinh nghiệm 36 năm phụ trách lĩnh vực này, tôi tìm Nghị qua cơ chế làm việc giữa cơ quan báo và cơ quan điều tra (CQĐT):

- Hầu hết các vụ án, đặc biệt các vụ án mạng - tất cả diễn tiến, lời khai của nghi can, của người làm chứng...khi án mạng mới xảy ra, đều do CQĐT cung cấp cho báo chí. Điều tra trực tiếp và độc lập của các nhà báo đều không thể tiến hành, vì hiện trường, vật chứng gây án, dấu vân tay...đều nằm trong tay CQĐT (có lúc nhà báo sai, bị xử lý cũng đều do thông tin dẫn dắt từ CQĐT nhưng cơ quan báo thiếu cẩn trọng).

- Những vụ án mà báo chí tham gia phản biện là khi đã có kết luận điều tra - các nhà báo có thể tìm thấy nhiều diễn tiến không hợp logic. Hoặc khi Viện Kiểm sát ra cáo trạng, các nhà báo có thể thấy có nhiều điều mâu thuẫn với kết luận điều tra...