Tối nay, đồng chí bí thư đến thăm và làm
việc tại nhà tôi. Nhân thể ngồi xem hết trận bán kết Việt Nam - Cambodia.
Đồng chí vừa nhìn lên khán đài thấy hình ảnh
lãnh tụ Hồ Chí Minh là lòng đã tràn ngập hưng phấn. Đồng chí nói, dân tộc ta có
đến hai vị cha già là Bác Hồ và Park Hang Seo, tất thắng, tất thắng! Tôi cũng
hô theo: Tất thắng! Tất thắng! Tất thắng!
Mỗi lần cầu thủ Cambodia đá xấu là đồng
chí nổi giận phừng phừng: Đ** mẹ, đá như Pol Pot vậy! Tôi hô theo: Đả đảo Pol
Pot!
Sau mấy tháng trời, cuối cùng, cơ quan điều
tra cũng đã đưa ra kết luận về cái chết của cháu bé trên đường đến trường trong
những ngày đầu tiên đi học, ở một ngôi trường chuyên dành cho những người giàu
tại Hà Nội.
Kết luận đưa ra cơ bản vẫn như cũ, có vài
tình tiết mới giải thích về chiếc bóng và lý giải thêm việc bà Quy, ông Phiến
và cô Thủy đã sai phạm như thế nào.
Một số điều chúng ta đang thắc mắc vẫn
đang là...thắc mắc: Rằng một cháu bé đang chạy nhảy tung tăng trong thang máy
ít phút trước đó, lên xe bus đến trường hơn 1 km có thể ngủ quên. Ngủ quên đến
mức quên cả sự ồn ào của những đứa trẻ khác khi xuống xe mà đứa bé vẫn chưa chịu
dậy, để rồi chết luôn trong cái hành trình đi học đầy tranh cãi ấy.
Tôi không đủ bằng chứng để khẳng định
trong vụ làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ nano của Nhật, thì JEBO nói
đúng hay lãnh đạo thành phố nói đúng. Cái kim trong bao lâu ngày còn lòi ra, vì
vậy tôi tin trước sau trắng, đen cũng rõ.
Nhưng qua quan sát, tôi thấy người Nhật
thật đáng tự hào về họ.
Các cấp lãnh đạo Hà Nội song tam tứ kiếm hợp bích đều
hùng hồn khẳng định JEBO nói khuếch trương kết quả, rằng họ đang mang Hà Nội ra
làm trò đùa. Rằng Hà Nội có giải pháp hay hơn, căn cơ hơn trong việc làm sạch
sông Tô Lịch, và rằng không có chuyện phá đám khi tháo nước Hồ Tây vào sông Tô
Lịch khi JEBO đang làm thí nghiệm. Không có chuyện phê duyệt dự án 150 tỉ đồng
bơm nước sông Hồng vào…
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ
ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc,
New York, ngày 27/09/2019.
Cây gậy và củ cà rốt
Liên quan đến châu Á, The Economist có bài viết « Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm ».
Mặc
dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến.
Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn
sàng nhe nanh múa vuốt, còn các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên
Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật
tự thế giới.
Mùa Ðông năm 1997
khi lang thang qua các đường phố tại những thủ đô nổi tiếng châu Âu như
Bruxelles, Paris, Berlin… tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy gần như mọi người đều
mặc đồ đen. Thỉnh thoảng người ta cũng có mặc màu sáng nhưng thường là những
màu đơn giản như trắng, xám nhạt… ít ai ăn mặc lòe loẹt.
Trái lại, nếu bạn
đến một bản làng người dân tộc ở những miền thượng du phía Bắc hoặc Tây Nguyên,
bạn sẽ bắt gặp những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng… với
những hoa văn rằn ri vui mắt.
Xuôi xuống đồng
bằng, len lỏi trong các miền nông thôn, gặp lúc có hội hè đình đám chúng ta
cũng sẽ bắt gặp những màu sắc tương tự trên những chiếc áo dài màu lá chuối non
rực rỡ. Những chiếc sơ mi đỏ chói chang, những đôi dép nhựa màu vàng, những “đề
can“ xanh đỏ tím vàng dán trên xe đạp, xe gắn máy, những khung cửa sổ sơn xanh
dương với các bông sắt đỏ trắng xen kẽ nhau. Bàn thờ, tủ áo, tường vôi thì dán
đấy hình ảnh diễn viên điện ảnh lẫn lộn với tranh Quan Công, Lưu Bị, Trương
Phi.
Bài viết công phu
của một người Huế gốc, một Phật tử thuần thành về chữ Quốc ngữ.
Tôi cắp sách đến
trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một
người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố,
xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các
cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa
vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế.
Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa
phương gần đó có nhiều tấm bia ghi lại các bài thơ, nghe nói là của các vị vua
triều Nguyễn - những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân
tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.
Tôi dùng từ “nghe
nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần
trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị
người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia
văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá
thế giới.
Chữ Nôm chết vì
nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào
thải. Đó là lẽ tự nhiên.
Các nhà Hán Nôm
nuối tiếc hết chữ Hán rồi đến chữ Nôm, cho nên có vẻ hận chữ quốc ngữ. Nhưng
nghịch lý là khi vẫn dùng chữ quốc ngữ để bày tỏ nỗi lòng, nếu tẩy chay chữ
quốc ngữ khác nào tự vả vào mồm mình, họ đành trút giận lên đầu các giáo sĩ
phương Tây để chứng tỏ mình yêu nước, giữ vững lập trường phương Đông.
Bản chất của vụ
này là chống Thiên Chúa giáo để độc tôn vai trò thống trị của Phật giáo. Bởi
nhóm học giả Huế đứng đầu là Nguyễn Đắc Xuân và Lê Cung, dù có giấu cái đuôi
Phật giáo vẫn lộ ra đầy đủ chân tướng đệ tử nhà Phật, khi có vài ông thầy chùa
đứng đằng sau hả hê cổ vũ. Thích Nhật Từ tự lộ ra ái ố sân si tận gan ruột khi
lên tiếng chúc mừng thành công của bức thư vô đạo nhất trong lịch sử vô đạo của
tôn giáo.
Theo ý kiến của
cá nhân tôi, vụ lùm xùm "đặt tên đường" ông cố đạo Đờ Rốt (Alexandre
de Rhodes) ở Đà Nẵng là đến từ sự "ngộ nhận" về lịch sử.
Nguyên nhân (của
mọi nguyên nhân) đưa đến việc (đáng tiếc) này là "luận án tiến sĩ"
của ông Cao Huy Thuần mang tên "Christianisme
et colonialisme au Vietnam (1857-1914)"
(Thèse pour le
Doctorat d'État de Sciences Politiques, soutenue à la Faculté de Droit et des
Sciences Économiques de Paris).
Ông Phùng Xuân
Nhạ khoe : Việt Nam sắp có thêm 73 giáo sư, 349 phó giáo sư.
Trên TT group,
tôi viết : ‘’ Chắc sắp sửa phải đút lót
để xin cái giấy chứng nhận KHÔNG phải là giáo sư, tiến sĩ ‘’.
Câu đó chỉ một nửa đùa giỡn.
Sự thực là nếu bạn xin chỗ đứng bán thịt, cá trong
siêu thị, hay làm lơ xe đò, nên giấu cái bằng của ông Nhạ đi. Khi tuyển nhân
viên, người ta kiếm người có khả năng, không ai kiếm người từ lò tiến sĩ chui
ra. Không ai hỏi khả năng thuộc lòng tư tưởng Mác, tư tưởng Bác. Hay những kiến
thức văn chương, triết học, lịch sử có định hướng ''cách mạng''.
Nếu ai đó hỏi tôi cuốn sách nào có ảnh hưởng đến tôi
nhất, tôi sẽ trả lời: “Không nhiều, nhưng
chắc chắn một trong số đó, và là cuốn sách đầu tiên
có ảnh hưởng lớn đến mức thay đổi hoàn toàn tư duy, hiểu biết của tôi về chính
trị, là ‘Đêm giữa ban ngày’”.
Tôi đọc “Đêm
giữa ban ngày” lần đầu vào năm 1998, khi còn là một cô sinh viên kinh tế 20
tuổi. Cuốn sách đến tay tôi dưới dạng một tập photocopy khổ A4 lem nhem, phông
chữ biến dạng và đầy lỗi (do được in “chui” từ đâu đó trên mạng xuống, rồi
photo lại).
Thông thường, với những tập tài liệu như thế, nhìn đã
thấy nhức mắt chứ đừng nói đến chuyện đọc. Ấy thế mà chỉ sau khi cầm “Đêm giữa ban ngày” lên và xem lướt vài
dòng đầu, tôi đã cắm đầu đọc một mạch, như bị thôi miên, không rời mắt cho đến
khi kết thúc những dòng cuối cùng của “tập giấy photocopy” cả ngàn trang đó.
Arthur
Waldon – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania
nhận định: "Trung Quốc đang bước vào
thời kỳ tương tự như sự tan rã của Liên Xô trước đây."
Gs
Arthr Waldol tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của Tập Cận Bình đã
thẳng thắn chia sẻ với ông: "Arthur
Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã
kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì
giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”
Chuyện
đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sụp đổ, nhiều người có hiểu biết sống trong
chế độ cộng sản bất cứ ở quốc gia nào như Trung Quốc đều nhận ra tiến trình mà
họ gọi là tất yếu ấy.
1. Tại sao người Hồng Kông
không muốn bị gọi là "người Trung Quốc"? Tại sao họ chống lại chính
quyền Bắc Kinh? Họ chối bỏ tổ quốc cũ hay chối bỏ cộng sản?
(Dĩ nhiên dân trí, kinh tế và
sự hiểu biết của dân Hồng Kông hơn cả nghìn lần những dư luận viên (DLV) nước
Việt cộng, thế nên những câu trả lời kiểu DLV như: bị giật dây, kích động, xúi
giục, được cho tiền đi "chống phá" là ngu đần hết mức có thể).
2. Tại sao Nhật Bản có đảng
cộng sản, được tự do ứng cử, vận động bầu cử, được thoải mái ra báo, tuyên
truyền... nhưng không thể cầm quyền?
Chiếc
cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa
hai bờ đang cần được nối.
Trong
thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là
một nơi hò hẹn của hai người.
Nhà
thơ Hoài Khanh viết một bài thơ, trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền
Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn
tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ
vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi
sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin
sông nước sẽ cho gần nhau …”
Dân Tàu thích thịt heo. Năm ngoái họ đã làm thịt 694 triệu con, 1.4
tỉ người ăn 56 triệu tấn thịt lợn, bằng một nửa số thịt lợn cả thế giới đã ăn!
Trong hình, một người bán thịt heo tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Bảy,
2019. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)
(Người Việt 03/12/2019)Ông Tập Cận Bình không tin nghiệp báo
hay số mệnh. Nếu tin thì ông đã không ra lệnh giết người một cách lạnh lùng như
câu chuyện mới được hai tác giả Peter Mattis và Matthew Brazil kể trong cuốn
sách về “Gián Điệp Trung Cộng” (Chinese Communist Espionage).
Năm 2011, Trung Cộng bắt được một công chức
bán tin mật cho tình báo Mỹ, CIA. Anh ta bị xử tử. Nhưng chưa đủ, Tập Cận Bình
ra lệnh cho các công chức làm cùng một bộ với anh ta phải ngồi coi ti vi chứng
kiến cảnh hành quyết đang diễn ra. Và bà vợ anh, đang có thai, cũng bị giết. Ác
không kém gì Kim Jong Un, đã giết những thủ hạ bị nghi phản bội bằng “khuyển
quyết,” xua chó cắn đến chết.
Những người như vậy chắc không tin có số
mệnh và nghiệp báo, nhân quả.
Cách đây đúng 20 năm, Nam Tư bị NATO oanh kích trong suốt 78 ngày (24/03-10/06/1999).
Các nước độc tài kiểu Trung Quốc hay Việt
Nam luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia
khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia
này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.
Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến
Nam Tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do
nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ"
của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm
trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết
chóc người vô căn cứ...
NATO đã "can thiệp" vô
chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý
do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên
tắc luật quốc tế".
Biểu tình tại Valletta, Malta ngày 02/12/2019 đòi công lý trong vụ ám sát nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia.
Liên quan đến tình trạng lộn xộn gần đây tại Malta, đất nước nhỏ bé là thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU), bài xã luận của Le Monde nhấn mạnh « Châu Âu phải hành động để chống nạn tham nhũng ».
Ngày 16/10/2017, nhà báo Daphne
Caruana Galizia bị ám sát, bị thiêu sống khi một quả bom gài trong xe
phát nổ. Bà đang điều tra một vụ tham nhũng có liên quan đến các quan
chức cấp cao. Sự kiện này không phải đã xảy ra tại một nước độc tài xa
xôi nào đó, mà ở Malta, quốc gia nhỏ nhất trong Liên hiệp Châu Âu. Hơn
hai năm đã trôi qua, điều tra của cảnh sát vẫn dậm chân tại chỗ.
Tuy ba kẻ thủ ác có liên quan đến mafia đã bị bắt, nhưng kẻ chủ mưu
cho đến nay vẫn là bí mật, việc bắt được một tay trùm cờ bạc đã bất ngờ
giúp tăng tốc cho cuộc điều tra. Được bảo đảm không truy tố, người này
đã khai ra một doanh nhân quyền lực là Yorgen Fenech. Đại gia này khai
tiếp Keith Schembri, chánh văn phòng và là bạn thân của thủ tướng Joseph
Muscat. Nhưng ông Schembri, người bị nhà báo Daphne tố giác ăn hối lộ
vẫn được tự do và không bị khởi tố, các nhà báo bị ngăn chận thô bạo,
thủ tướng giữ im lặng…
Đôi lời : Theo Thụy My, tác giả có lý khi
so sánh giữa hai ông Tăng Minh Phụng và Lê Văn Kiểm. Cùng làm may mặc, cùng đầu
cơ đất đai như nhau, nhưng ông Tăng Minh Phụng (công ty Minh Phụng) bị tử hình,
còn ông Lê Văn Kiểm (công ty Huy Hoàng) lại thoát nạn nhờ là con liệt sĩ, gia đình cách mạng,
được Bộ Chính trị cho giãn nợ. « Deux poids, deux mesures »!
Khi viết đôi dòng về Hồ Duy Hải, tôi cứ bị
ám ảnh, nếu như Hải bị bắn ngay sau khi án có hiệu lực thì sao. Chúng ta không
biết chắc Hải có oan hay không. Nhưng chúng ta biết chắc, tố tụng bị vi phạm
nghiêm trọng và những bằng chứng đưa ra ở các phiên tòa là không đủ để kết tội
anh.
Khi ngồi với nhau, nhiều điều tra viên
cao cấp thừa nhận với tôi, oan sai không chỉ nằm trong số các bị cáo được tuyên
vô tội, các bị án được minh oan... Oan sai còn rất nhiều trong các trại giam và
có cả những oan sai đã bị bắn.
Ngày 13-1-2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện
Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân
viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại
dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.
Khám nghiệm hiện trường lấy được nhiều dấu
vân tay.
Hơn hai tháng sau, ngày 21-3-2008, Hồ Duy
Hải - nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km - bị
bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết
người tại Bưu điện Cầu Voi.
Một ông bạn từ Úc sang, tới gõ cửa lúc gà
lên chuồng. Hỏi tại sao qua chơi không báo trước, trả lời bởi chỉ có số phone
cũ, và e-mail bị trả lại, với lý do hộp thư mail của ông quá đầy, không thể nhận
thêm nữa.
Lại có dịp đóng vai quan trọng, nói với
ông bạn mình giao thiệp rộng, chắc phải mở thêm vài địa chỉ mail. Một dành
riêng cho các nhân sĩ (rất đông), một dành cho thân hữu văn nghệ, một dành cho
bồ nhí các cấp (mặc dầu, đức hạnh cao, chưa hề có một nửa bồ nhí), một dành cho…thường
dân, như ông bạn trước mặt.
Sự thực, mail nhận được nhiều thật, nhưng
đa số là thư nặc danh, hay của những người chưa bao giờ gặp.