Quên lãng, lạnh
nhạt với những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc: là tội ác dù bất cứ
lý do gì !
Bảy mươi bốn
người ngã xuống trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Mười nghìn người ngã xuống
trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 và 64 người ngã xuống
trong cuộc bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.
Bảy mươi bốn
người lính khoác áo Việt Nam Cộng Hòa và hơn mười nghìn người lính Việt Nam ngã
xuống, họ đều có một điểm chung: Họ là người Việt, họ bảo vệ từng tấc đất cha
ông để lại và họ cùng hy sinh bởi một kẻ thù duy nhất: Trung Quốc, cùng một âm
mưu duy nhất: bành trướng và cướp đất.
Trung Quốc cho
tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc
hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ
đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư.
Bãi này Trung
Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159
trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung
Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích
Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên
nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam
tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1.
Nếu vấn đề “Vạn
An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây.
Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát
triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai
thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc).
Bé trai tật nguyền một mình di tản khỏi Xuân Lộc ngày 14/04/1975.
(Văn Việt 26/07/2019)Hàng năm, dịp ngày thương binh liệt sĩ
27/7 là báo chí đăng bài nhắc lại gương liệt sĩ hy sinh. Có những bài gân cổ mà
nói, vừa đọc lướt đã thấy hơi hám “khóc theo phong trào” rồi !
Nhưng, có những bài rất cảm động ! Sự
chân thành bao giờ cũng cảm động, nhất là sự chân thành khi đối diện với cái chết,
khi biết mình đang đi trên con đường cái chết đang rình rập. Tôi từng gặp những
người như vậy, và tôi tin họ chân thành tin rằng mình đang làm việc có ích cho
dân tộc mình. Tôi cảm nhận được trong phong cách sống của họ ý nghĩa hy sinh !
Trong số đó có những người thực sự và thực lòng bỏ đời sống đầy đủ, giàu có lao
mình vào cuộc chiến họ tin là chính nghĩa ! Những người này thuộc phe thắng trận.
Lại có những cái chết không, hay chưa, được
đăng báo. Đó là cái chết của những người thuộc phe Miền Nam. Rất nhiều lính chết
trận. Cũng có những công chức dân sự như trưởng ty điền địa, trưởng ty nông
nghiệp… chết trên đường công vụ vì đường đi bị đắp mô, giật mìn, phục kích… Lúc
ấy đang là sinh viên mười chín hai mươi tuổi, tới giờ vẫn không quên những chiếc
quan tài mang xác thằng bạn về, phủ cờ ba sọc đỏ. Má nó gào lên xé lòng, ba nó
lầm lì, em nó sùi sụt khăn tang, hàng xóm chậm nước mắt… Tụi nó chết không hiểu
vì sao mà chết, trên quê hương ruộng đồng đầy lúa, vườn trái sum suê, sông rạch
chật cá tôm !
Lại 27/7. Những ngày
tháng này 1972, "cối xay thịt" Quảng Trị (Việt Nam Cộng Hòa gọi:
"Mùa Hè đỏ lửa") đang giai đọan tàn khốc, đẫm máu nhất.
Sư đoàn bộ binh
"chủ lực cơ động" 304 (F304) của tôi, do thượng tá Hoàng Đan chỉ huy,
căng mình trấn giữ phía Tây Thành cổ Quảng Trị. Suốt mấy tháng Hè, trung bình
mỗi ngày 80-90 phi vụ B52 "ghé thăm". Chưa kể pháo bầy từ Hạm đội 7
và máy bay ném bom, bắn rocket của Không quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) oanh
kích suốt đêm ngày. Nhiều ngày, sau mỗi loạt B52, chẳng ai dám tin mình sẽ sống
sót thêm một giờ đồng hồ nữa.
Những người lính
trẻ, vốn dĩ vô thần, bỗng lầm rầm cầu trời, khấn Phật, lạy Chúa... mỗi giây
phút bom rơi. Có sĩ quan nổi tiếng khắp mặt trận B5, từng ba lần phong Dũng sĩ
diệt Mỹ, sắp tuyên dương Anh hùng, bất ngờ dao động thối chí chiến đấu, bị điều
về tuyến sau.
Đang trong mùa hè, các tuần báo Pháp giới thiệu những chủ đề nhẹ nhàng. Le Point dành trang nhất và nhiều trang trong cho hồ sơ đặc biệt « Những bí mật cuối cùng của các giáo đường » ở Pháp. L’Obs quan tâm đến « Một Marx khác »,
không phải Karl Marx mà là Thierry Marx, một đầu bếp kiêm doanh nhân
Pháp mở hệ thống trường dạy nghề giúp những người thất cơ lỡ vận có được
một cơ hội mới.
Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Các phương cách mới để di chuyển ».
Có thể kể : xe trượt (trottinette), taxi bay…người ta có nhiều chọn lựa
về phương tiện di chuyển, nhưng chủ yếu cần quan tâm đến môi trường.
Nga lép vế trong quan hệ với Trung Quốc
Về quan hệ Nga-Trung, bài viết của The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga »
đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu
đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với
tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ».
Sơ đồ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 tại bãi Tư Chính từ ngày 3 đến 25/07/2019.
Vụ Tư Chính này là
cơ hội vài chục năm có một để đảng và chú phỉnh lấy điểm với cần lao. Anh em
Tuyên giáo và Ngoại giao nên tận dụng hết cỡ.
Các lần khác, tàu
Tàu nó vào vùng biển chồng lấn, ví dụ như quanh Hoàng Sa...hoặc gần mấy đảo nó
đang chiếm ở Trường Sa, thì đảng to mồm với nó hơi khó. Vì đớ mồm ở cái công
hàm ngày xưa. Đố dám kiện nó. Ở những vị trí nhập nhèm về chủ quyền này ngay cả
Mỹ cũng chả dại gì mà can thiệp. Cùng lắm chỉ kêu gọi các bên kiềm chế giữ
nguyên trạng mà thôi.
Nhưng ở lần này,
vùng biển này không giống mấy lần trước, nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, mà tàu nó thăm dò đáy biển là sai rõ rồi. Hoàn toàn có thể kiện ra
tòa quốc tế và chửi inh ỏi lên (…). Chỗ này Trung Quốc coi như thuộc đường lưỡi
bò, nhưng cái đó không được ai công nhận hết. Trong phạm vi lưỡi bò này, Mỹ có
quyền can thiệp để chứng tỏ tự do hàng hải.
Đầu năm 2017, Tổng
bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, một chuyến đi mang tính thường lệ
giữa lãnh đạo hai đảng. Từ năm 2018 khi chấp chính chức Chủ tịch nước, ông
Trọng không còn đi Trung Quốc, và cũng
không có cuộc tiếp xúc nào với giới cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam.
Nhắc cương vị Chủ
tịch nước để hiểu rằng đó là danh phận để ông Trọng tiếp cận các nước Tây
phương với tư cách nguyên thủ chính danh, chứ không đơn thuần là TBT một đảng.
Diễn đàn "Một
vành đai, một con đường" được Trung Quốc tổ chức trong bối cảnh liên
tiếp dính đòn trừng phạt kinh tế từ Mỹ, có thể xem là động thái đốt lửa gọi chư
hầu. Ông Trọng vắng mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự, cùng thế giới có
thông điệp rắn rỏi lên án Trung Quốc sử dụng bẫy nợ để ép buộc các quốc gia
nhượng địa hoặc lệ thuộc chính trị.
Trong tháng Sáu vừa qua, cả nhập cảng lẫn xuất cảng của Trung Quốc
đều xuống. Trong hình, cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
(Hình: STR/AFP/Getty Images)
(Người Việt 24/07/2019)Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
với tốc độ 14.23% một năm và liên tiếp nhiều năm tiếp tục phát triển hơn 10%.
Năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng xuống 9.5%, dưới 10% nhưng vẫn ngoạn mục. Nhưng sau
đó con tàu kinh tế bắt đầu giảm tốc, năm 2014 chỉ còn 7.3%, năm ngoái xuống
6.6%.
Sau đó, mỗi ba tháng người ta lại thấy
kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ. Trong quý thứ nhì năm 2019, Tháng Tư đến Tháng
Sáu, chỉ phát triển được 6.2%, tỉ lệ thấp nhất kể từ Tháng Ba, 1992, gần ba chục
năm.
Những con số chính thức chắc chắn không
đúng sự thật. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiàng Sōngzuò, 向松祚), Đại Học
Nhân Dân, Bắc Kinh, từng làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Nhân Dân,
cho biết một tài liệu phổ biến nội bộ ước lượng tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái chỉ
có 1.67% chứ không phải 6.6% như báo cáo chính thức (theo Cary Huang, South
China Morning Post). Trong cả bức tranh tăm tối đó chỉ có một điểm sáng, là
kinh doanh tư nhân vẫn mạnh hơn khu vực quốc doanh mặt dù bị các ngân hàng kỳ
thị.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.
Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : «
Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản
đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai
các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay
lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».
Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : «
Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS),
bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Đây
là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc
Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết
hơn.
Ảnh tư liệu: Khu trục hạm Mỹ USS Antietam (CG 54) trên Biển Đông ngày 06/03/2016.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc đe dọa sẵn sàng
gây chiến nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, hôm nay 25/07/2019 một chiến
hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh bày tỏ « quan ngại sâu sắc ».
Phát
ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ Clay Doss cho biết khu trục hạm tên
lửa dẫn đường USS Antietam đi qua tuyến đường hàng hải giữa Hoa lục với
Đài Loan từ ngày 24 đến 25/7. Đây là hoạt động thường lệ « phù hợp với luật pháp quốc tế », « chứng tỏ sự cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».
Ông Clay Doss nhấn mạnh : « Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay và chuyến hải hành và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».
Thời tiết quá nóng, hải cẩu ở sở thú Vincennes, phía đông Paris được cho ăn "kem".
Hôm nay 25/07/2019 nhiệt độ tại thủ đô nước Pháp
lên đến 42°C, ngày nóng nhất từ đầu năm đến nay. Có đến 20 vùng ở miền
bắc nước Pháp cũng như Paris và vùng phụ cận được đặt ở mức báo động đỏ,
tức là mức cao nhất – một hiện tượng chưa từng thấy tại Pháp. Các nước
Tây Âu khác cũng đang chịu đựng đợt nóng kỷ lục.
Đợt
nóng lần này ảnh hưởng đến 20 triệu người Pháp, với nhiệt độ bình quân
đạt mức cao nhất như đợt nóng lịch sử hồi năm 2003 đã làm 15.000 người
chết. Rất nhiều địa phương có nhiệt độ từ 40°C trở lên, riêng Paris phá
kỷ lục với 42,4°C vào lúc 15 giờ 20.
Thủ tướng Edouard Philippe
kêu gọi chú ý đến những người già neo đơn, đội ngũ tình nguyện viên đã
giúp đưa người cao tuổi đi khám bệnh. Công ty đường sắt Pháp khuyến cáo
người dân những vùng báo động đỏ tránh di chuyển trong ngày hôm nay.
Trang web dự báo thời tiết Météo France bị tê liệt một phần vì lượng
truy cập quá lớn.
Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller tuyên thệ khi điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ ngày 24/07/2019.
Hôm qua 24/07/2019 trong suốt bảy tiếng đồng hồ,
công tố viên đặc biệt Robert Mueller lần đầu tiên đã miễn cưỡng ra điều
trần trước hai ủy ban tư pháp và tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ về bản báo
cáo dày 448 trang của ông, về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, không có tiết lộ gì mới bất lợi cho ông
Donald Trump như phe Dân Chủ hy vọng.
Từ Houston, thông tín viên Thomas Harms tường trình :
«
Tổng thống Donald Trump không chắc sẽ theo dõi cuộc điều trần của ông
Robert Mueller hôm qua, nhưng rốt cuộc ông đã xem, và sau đó lặp lại
quan điểm trước các nhà báo. Ông Trump nói : « Phe Dân Chủ hôm nay đã
thất bại nặng nề, đây là một ngày thảm hại cho Dân Chủ. Chẳng có gì để
bảo vệ cho những lời dối trá, cuộc săn đuổi phù thủy này ».
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson họp phiên đầu tiên với nội các mới gồm toàn những nhân vật ủng hộ Brexit, ngày 25/07/2019.
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 25/07/2019
họp với các bộ trưởng vừa mới được bổ nhiệm, với quyết tâm rời khỏi
Liên hiệp Châu Âu đúng ngày 31/10, dù có thỏa thuận hay không. Với chính
phủ mới gồm toàn những khuôn mặt ủng hộ Brexit, ông Johnson tìm cách
giải giải quyết trong vòng ba tháng một cuộc khủng hoảng đã kéo dài suốt
ba năm qua.
Tuy nhiên theo
thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn, trong bài diễn văn đầu tiên
với cương vị thủ tướng, Boris Johnson vẫn chưa cho biết cụ thể làm thế
nào để tiến hành Brexit :
« Boris Johnson đã khoác
lên chiếc áo thủ tướng, trong lúc vẫn giữ phong cách một diễn giả độc
đáo khó thể bắt chước. Trong một bài nói chuyện tràng giang đại hải, lộn
xộn và có lúc khó theo dõi được, ông hứa rằng nước Anh nhất định sẽ rời
khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày 31/10, với một thỏa thuận mới không có
điều khoản về « backstop » ở Bắc Ireland.
Tàu chở dầu Nga Nika Spirit đang bị giữ tại cảng Izmail của Ukraina, ngày 25/07/2019.
(AFP) – Ukraina bắt tàu dầu Nga, 8 tháng sau vụ đụng
độ
Ukraina hôm nay 25/07/2019 loan báo bắt
giữ một tàu dầu Nga bị nghi là có liên quan đến vụ Nga bắt 24 thủy thủ Ukraina ở
Crimée cuối năm ngoái.
Theo cơ quan an ninh Ukraina, chiếc tàu
này đã tham gia chặn các tàu Ukraina không cho vào eo biển Kertch, trước khi hải
quân Nga dùng vũ lực bắt giữ. Chủ tàu Nga sau đó đã đổi tên từ Neyma thành Nika
Spirit để né trách nhiệm.
Hai khu trục hạm Mỹ USS Higgins và USS Antietam "đi qua vô hại" trên Biển Đông.
Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn
tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc
phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa
Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết.
Với
việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất
8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra
cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.
Hội
nghị các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) mới đây không hề đề cập
đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc
đã thành công trong việc khẳng định lập luận của mình là đang có hòa
bình và ổn định tại Biển Đông, không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài.
Phải chăng cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính đã đập tan luận điệu của Bắc Kinh ?
Như thông lệ, hễ mỗi
lần Trung Quốc có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ
quyền) biển đảo của Việt Nam, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ
Việt Nam, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát
Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ).
Việc này lặp đi lặp
lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” và “thân Mỹ” được xem
như là một giải pháp để Việt Nam thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của
Trung Quốc. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân
Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một
cách thấu đáo.
Thực tế trong lịch
sử Việt Nam có nhiều phen “thoát Trung”.
Chiều nay quan
tài ông Trần Bắc Hà đã được đưa về nghĩa trang Vĩnh Hằng, Long Thành, Đồng Nai.
Trời mưa, một vài đoạn đường vào nghĩa trang ngập nước, nhưng không ngăn được
dòng người vào viếng ông (hủy quàn tại 5 Phạm Ngũ Lão).
Với tôi, ông là
ông anh, là người bạn từ 30 năm trước, khi ông chưa là gì. Hồi đám tang bác
tôi, ông đang dự hội nghị ngành ngân hàng nhưng trưa đến ông cũng ghé viếng.
Ông chẳng nhờ tôi làm gì, tôi cũng chẳng lấy ông đồng nào, nhưng tôi được ông quan tâm và đôi lúc xem như người trong
nhà.
Nay ông mất,
đương nhiên tôi đến viếng ông, dù búa rìu dư luận về ông quá nhiều.
Ông
Trần Bắc Hà đang sống chuyển sang từ trần, tục gọi là chết.
Bệnh viện quân đội 105 khi tiếp nhận ông thì ông đã... chết. Họ khẳng định
"tù nhân" chết trước khi nhập viện.
Không
hơi đâu mà giải thích, bởi họ chả dại gì gây hiểu nhầm rằng không cứu được ai
đó bị đưa vào chạy chữa. Còn sống thì cố chữa, chứ đã tắt thở thì dẫu bệnh viện
thiên đình cũng không cứu được, huống hồ của người trần hạ giới.