samedi 30 juin 2018

Khánh thành căn cứ mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young Moo (giữa, trái) và tướng Mỹ Vincent Brooks (giữa, phải) cắt băng khánh thành trụ sở mới của Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) ở Pyeongtaek ngày 29/06/2018.

Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc hôm 29/06/2018 khánh thành tổng hành dinh mới tại Pyeongtaek, được cho là căn cứ quân sự ở hải ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ, chỉ vài tuần sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn rút quân Mỹ về nước.
Từ nhiều thập niên qua lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) vẫn đóng tại Yongsan ở miền trung. Hai nước đồng minh từ năm 1990 đã thỏa thuận dời về Camp Humphreys, một căn cứ có sẵn ở Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul khoảng 60 km. Nhưng dự án này bị trì hoãn trong nhiều năm vì vấp phải sự phản đối của dân địa phương, vấn đề tài chính và các công trình bổ sung. Mãi đến năm 2013, mới có đơn vị đầu tiên dời sang đây.

Kim Jong Un cho hành quyết một tướng lãnh vì cấp thêm thực phẩm cho lính

Ảnh minh họa: Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un duyệt đội ngũ lúc chuẩn bị phóng vệ tinh tháng 2/2016.

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã ra lệnh xử bắn một tướng lãnh quân đội vì đã cấp thêm thực phẩm và xăng dầu cho lính cũng như gia đình họ. Trang tin Daily NK hôm 28/06/2018 cho biết như trên.
Theo trang web chuyên về Bắc Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, thì trung tướng Hyon Ju Song đã bị xử bắn vì cáo buộc « lạm dụng quyền lực và có những hành động chống Đảng ». Tướng Hyon vốn là ngôi sao đang lên trong quân đội, ủy viên trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, thành viên Quân ủy Trung ương.

Châu Âu gia hạn sáu tháng lệnh trừng phạt Nga

Lá cờ Nga khổng lồ trên Quảng trường Đỏ trong buổi trình diễn mừng hai năm ngày sáp nhập Crimée của Ukraina, 18/03/2016.

Hôm 29/06/2018 28 lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu đã chính thức quyết định gia hạn thêm sáu tháng việc trừng phạt kinh tế đối với Nga, do không thấy tiến triển gì trong việc áp dụng thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraina.

Lệnh trừng phạt được đưa ra vào mùa hè năm 2014, vài tháng sau khi Matxcơva sáp nhập Crimée của Ukraina, tiếp theo là các cuộc tấn công của phe nổi dậy thân Nga. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng Ukraina. Kiev và phương Tây tố cáo Nga vũ trang cho quân nổi dậy.

Ứng viên Mỹ tại Tổ chức Di dân Thế giới gây tranh cãi

Ông Ken Isaacs, ứng viên Mỹ vào chiếc ghế tổng giám đốc Tổ chức Di dân Thế giới (OIM). Ảnh chụp tại Genève ngày 28/06/2018.


Tổ chức Di dân Thế giới (OIM) hôm 29/06/2018 bầu chọn ra tân tổng giám đốc, và một ứng cử viên công khai bài Hồi giáo, kỳ thị người đồng tính luyến ái, không quan tâm đến bảo vệ môi trường có thể giành được chức vụ này. Chính quyền Trump đã giới thiệu ông Ken Isaacs, cựu phó chủ tịch một tổ chức nhân đạo Cơ Đốc giáo, một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 29.06.2018



(Reuters)Bắc Kinh từ chối thương lượng về việc ghi địa danh Đài Loan thuộc Trung Quốc

Reuters hôm 28/06/2018 cho biết Trung Quốc hôm 25/6 đã bác bỏ đề nghị thương lượng của Hoa Kỳ về việc Bắc Kinh buộc các công ty hàng không phải ghi trên trang web là Đài Loan thuộc về Trung Quốc. 

Các hãng Air Canada, Lufthansa, British Airways... đã cho sửa đổi, nhưng nhiều hãng hàng không Mỹ vẫn đang nghe ngóng tình hình, trước thời hạn chót do Bắc Kinh đưa ra là ngày 25/7. Phía Mỹ kêu gọi Trung Quốc « chấm dứt đe dọa các công ty và công dân Hoa Kỳ ».

Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ phản đối việc tách trẻ em khỏi gia đình

Bà Melania Trump tại một trung tâm tạm giữ người nhập cư ở Arizona, 28/06/2018.
Phát thanh ngày 29.06.2018



Một bản báo cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm qua 28/06/2018 cảnh báo việc tách rời trẻ em khỏi gia đình sẽ biến các em thành mồi ngon của bọn buôn người. 

Báo cáo này lại làm dấy lên câu hỏi về chính sách của chính quyền Trump, tách trẻ em ra khỏi cha mẹ là di dân vượt qua biên giới Mỹ-Mêhicô bất hợp pháp.

vendredi 29 juin 2018

Vũ Thư Hiên - Nghĩ lan man về đất



"Đường làng quê tôi". Ảnh Hồng Trọng Mâu

1
Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giẫy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giẫy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giẫy. Giẫy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, giũi một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giũi nữa.

Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất bị trôi đi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giũi xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái, rất quen thuộc. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau.

jeudi 28 juin 2018

Việt Nam : Lũ cuốn và tình người trong thiên tai

Một căn nhà của người dân Quản Bạ, Hà Giang bị hư hại vì nước lụt và đất lở. Ảnh của Đỗ Nam Trung chụp ngày 26/06/2018.

Số lượng nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ cuốn tại Việt Nam cho đến hôm nay 27/06/2018 đã lên đến 21 người. Chính quyền cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, đất lở còn rất cao tại sáu tỉnh miền núi Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, với dự báo những trận mưa lớn sắp tới. Lai Châu là nơi bị thiệt hại nặng nhất với ít nhất 16 người chết và 9 người bị lũ cuốn mất tích; Hà Giang có 5 người thiệt mạng.
Trả lời RFI Việt ngữ, anh Đỗ Nam Trung thuộc nhóm No U thiện nguyện cho biết nhóm anh đã lên đến nơi bị nạn thuộc tỉnh Hà Giang rất sớm, sau đó một số đoàn từ thiện cũng đã đến giúp đỡ đồng bào địa phương trong cơn hoạn nạn.

mercredi 27 juin 2018

Các cuộc biểu tình quy mô và thế lưỡng nan của Hà Nội trước Trung Quốc

Người biểu tình ở Hà Nội phản đối dự luật Đặc khu, ngày 10/06/2018.


Các cuộc biểu tình trên toàn quốc làm rung chuyển Việt Nam cách đây gần hai tuần đã làm nổi bật bài toán khó của Hà Nội khi giao dịch với Trung Quốc – vừa là cừu địch ở Biển Đông, lại vừa là đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ chốt.
Lịch sử quan hệ Việt-Trung chìm đắm trong một ngàn năm Bắc thuộc, chiến tranh, loạn lạc. Cuộc xâm lược gần đây nhất của Trung Quốc là cuộc chiến tranh biên giới kéo dài hai tháng vào năm 1979.

The Diplomat ghi nhận, các cuộc xuống đường mới đây nhằm phản đối Luật Đặc khu, một dự luật đặt ra các « đặc khu kinh tế » (SEZ) với mục tiêu thúc đẩy đầu tư và cải cách kinh tế. Tuy nhiên, viễn cảnh những giao dịch đáng ngờ, được cho là nhượng đất cho các nhà đầu tư Trung Quốc, đã gây ra một làn sóng các cuộc biểu tình phản đối.

Tin vắn 27.06.2018



Một khách hàng đang thử smartphone Xiaomi, 21/06/2018.
(Reuters)Global Times : "Trung Quốc phải tự vệ trong cuộc chiến thương mại"

Hoàn cầu Thời báo hôm nay 27/06/2018 nhận định, Trung Quốc cần phải có « những biện pháp tự vệ », thông qua việc trợ giá cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trước việc Mỹ áp thuế hải quan, đặc biệt là các công ty công nghệ như ZTE. 

Tập đoàn viễn thông đứng thứ nhì Trung Quốc đã phải ngưng các hoạt động chính sau khi Hoa Kỳ cấm các nhà cung ứng Mỹ hợp tác hồi tháng Tư. Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua cũng đã thông qua một dự luật quy định chặt chẽ về đầu tư nước ngoài, do dân biểu lưỡng đảng đều lo ngại Trung Quốc thu tóm công nghệ Mỹ.

Úc chi 7 tỉ đô mua phi cơ không người lái giám sát Biển Đông

Phi cơ không người lái MQ-4C Triton. Ảnh minh họa.

Úc sẽ chi ra 7 tỉ đô la để mua sáu máy bay do thám không người lái, có thể hoạt động trên không trung hơn một ngày, để truy tìm tàu ngầm của kẻ địch và giám sát các chuyến bay. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm nay 26/06/2018 loan báo như trên.

Các phi cơ công nghệ cao Triton với tầm hoạt động xa có thể giám sát cả Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương, thậm chí cả Nam Cực, để phát hiện các chiến hạm nước ngoài, tàu đánh cá bất hợp pháp hoặc buôn người. Tuy nhiên Biển Đông được xác định là trọng tâm. 

Hai nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều

Trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên Pak Yong Il  (P) và Hàn Quốc Park Kyung Seo tại Bàn Môn Điếm, 26/06/2018.

Hôm nay 26/06/2018 tại Bàn Môn Điếm, hai nước Triều Tiên thảo luận về việc kết nối các tuyến đường sắt ở biên giới. Đây là lần đầu tiên kể từ mười năm qua có một cuộc họp liên Triều về chủ đề này.

Hiện đã có một đường xe lửa nối Seoul với Bình Nhưỡng rồi đến Sinuiju nằm gần biên giới Trung Quốc. Tuyến đường này do người Nhật xây dựng từ đầu thế kỷ 20, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sau đó đất nước bị chia đôi.

Tin vắn 26.06.2018



Biển nước tại Lai Châu, 25/06/2018.
(Reuters)Mưa lũ tại miền bắc Việt Nam làm ít nhất 15 người chết

Số lượng nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ cuốn tại Việt Nam hôm nay 26/06/2018 đã lên đến 15 người. Chính quyền cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, đất lở còn rất cao tại sáu tỉnh miền núi Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, với dự báo những trận mưa lớn sắp tới. Lai Châu là nơi bị thiệt hại nặng nhất với ít nhất 12 người chết và 11 người bị lũ cuốn mất tích.

Pháp khởi động sáng kiến quốc phòng châu Âu gồm 9 nước

Bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly tại căn cứ Không quân ở Saint-Argnant, 14/06/2018.

Kế hoạch quốc phòng châu Âu ngày càng rõ nét : Hôm 25/06/2018 trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng tại Luxembourg, Pháp đã cùng với tám nước châu Âu thiết lập một cơ chế mới, được gọi là « Sáng kiến Can thiệp Châu Âu - IEI ». Nhóm can thiệp này có thể nhanh chóng tiến hành một chiến dịch quân sự, giúp sơ tán tại một nước đang xảy ra chiến sự, hoặc trợ giúp khi có thiên tai.
Thông tín viên Joana Hostein tường thuật từ Luxembourg :

Tổng thống Pháp lần đầu tiên hội kiến Đức giáo hoàng Phanxicô

Đức giáo hoàng Phanxico (T) tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Vatican, ngày 26/06/2018.

Sáng nay 26/06/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên được Đức giáo hoàng Phanxicô tiếp tại Vatican trong gần một tiếng đồng hồ.

Sau đó ông Macron trao đổi với quốc vụ khanh Vatican, hồng y Parolin và ngoại trưởng Paul Gallagher. Tuy nhiên trước đó, ngày làm việc của tổng thống Macron lại bắt đầu tại đại sứ quán Pháp ở Roma, gặp gỡ cộng đồng Sant’ Egidio vốn rất tích cực trong vấn đề nhập cư. Đây cũng là chủ đề không thể tránh khỏi trong cuộc hội đàm với Đức giáo hoàng.

Từ Vatican, thông tín viên Eric Sénanque gởi về bài tường trình :

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

dimanche 24 juin 2018

Hoàng Dũng - “Thánh thượng sáng suốt” và cơn ma túy dân chủ



"Lẽ ra, giới nghiên cứu phải đi trước, phân tích đúng sai hay dở, để cho lãnh đạo có cơ sở để đàm phán, thỏa thuận với nước ngoài. Khoa học thay vì dẫn đường cho chính trị, soi sáng cho chính trị, lại bị chính trị dắt mũi, bắt phải đóng vai trò “minh họa” cho chính trị.  Rồi sau đó, khi cần biến quyết định ấy thành luật, thì đến Quốc hội lại nối tiếp đóng vai trò minh họa."


Trong một status cách đây ba ngày, tôi đã đưa ra bằng chứng tại một cuộc Hội thảo được tổ chức vào ngày 18 tháng 1 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, người ta đã nói thẳng rằng “vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”.

Thực ra, ngay từ năm 2012, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn, phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản), về “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.

Hoàng Dũng - Bằng chứng đây!



Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu và Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức ngày 18 tháng 1 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có đăng tài liệu sau đây, trình bày tại Workshop 4: Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn    Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (Van Don    Special Administrative and Economic Zone: Sustainable City and Investement Opportunities).

Trương Châu Hữu Danh - Ông Nhân đơn độc



Đến hôm nay, nhiều cư dân ở Thủ Thiêm nói với tôi rằng, sau buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Thiện Nhân, họ đang có hy vọng là công bằng - dù không thể nào đầy đủ, cuối cùng cũng đã thấp thoáng cuối đường hầm Thủ Thiêm.

Nhưng cũng trong hôm nay, hàng chục dân oan Thủ Thiêm khác ở Hà Nội lại kéo về. 

Lưu Trọng Văn - Gạt...



Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đến tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm ngày 20/06/2018. Ảnh Soha

Gã cảm tình với ông Nguyễn Thiện Nhân khi ông đến với dân tìm hiểu cuộc sống của họ, rớt nước mắt trước tình cảnh khốn khó của họ khi bị cướp đoạt đất đai tại Thủ Thiêm.

Sao có ai đó vẫn giọng mai mỉa ông? Với vụ Thủ Thiêm này có lãnh đạo Sài Gòn nào thực sự đến nhà dân, nghe dân như ông chưa?