lundi 26 février 2018

Trung Quốc siết chặt gọng kềm quanh các tập đoàn tư nhân nợ nần

Trụ sở tập đoàn bảo hiểm tư nhân An Bang tại Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát đối với các tập đoàn tư nhân ? Nhiều nhà phân tích dự báo như thế, sau khi Bắc Kinh nắm lấy An Bang, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ ba Trung Quốc, với quyết tâm kết thúc các rủi ro tài chính của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Cơ quan giám sát các định chế bảo hiểm, hôm thứ Sáu tuần trước đã gây ngạc nhiên khi loan báo sẽ nắm quyền lãnh đạo ít nhất trong vòng một năm, đối với tập đoàn An Bang (Anbang), nổi tiếng với thương vụ mua lại khách sạn sang trọng Waldorf Astoria ở New York năm 2014.

Ngưng bắn ở Syria : Hội đồng Bảo an hoãn bỏ phiếu để tránh bị Nga phủ quyết

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzia thảo luận với đồng nhiệm Syria Bachar Jaafari, ngày 23/02/2018.

Nỗ lực mới của Hội đồng Bảo an tại New York để đưa ra một nghị quyết ngưng bắn tại Syria, hôm qua đã thất bại. Matxcơva tiếp tục lần khân để làm chậm lại việc bỏ phiếu dự thảo đòi hỏi ngưng bắn trong một tháng tại Syria, giúp đưa viện trợ nhân đạo đến vùng đất bị bao vây và sơ tán những người bị thương. Rốt cuộc việc bỏ phiếu sẽ được tiến hành vào 17 giờ quốc tế hôm 24/02/2018.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau gởi về bài tường trình :

vendredi 23 février 2018

Ba cuộc chiến ở Syria

Một bé trai bị thương được đưa ra khỏi khu nhà đổ nát thuộc khu vực nổi dậy ở Đông Ghouta, Syria ngày 21/02/2018.

Cây bút Alain Frachon của Le Monde hôm nay 23/02/2018 nhìn sang Trung Đông, phân tích về « Ba cuộc chiến tranh ở Syria ».
Sau chiến tranh là hòa bình, và đôi khi còn có hòa giải, nhưng Syria đang chìm trong chiến cuộc hơn bao giờ hết. Chế độ Bachar Al Assad được Nga và Iran « bú mớm », có cơ tồn tại. Nhưng hàng ngày, có hàng chục người Syria bị thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, và hàng người phải chạy loạn. Dưới ngọn lửa luôn rực cháy của cuộc xung đột chính giữa Damas và phe nổi dậy chủ yếu là Hồi giáo, còn có hai cuộc chiến khác : Thổ Nhĩ Kỳ-Kurdistan và Iran-Israel. 

Là người bảo trợ cho chính quyền Syria, Nga chẳng ham phải đối đầu nhiều như thế. Sự phức tạp ở đây có nguy cơ bị vượt quá tầm kiểm soát của Matxcơva.

jeudi 22 février 2018

Biển Đông: Phải chăng Bắc Kinh đã mua sự im lặng của Brunei ?

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah (G) tại sân bay quân sự Palam, New Delhi, trong chuyến thăm Ấn Độ, ngày 24/01/2018.


Nguồn dầu lửa dồi dào đã giúp cho hoàng gia Brunei duy trì lối sống xa hoa của giới tinh hoa đặc quyền trong nhiều thập niên. Nhưng nay dường như vương quốc Hồi giáo nhỏ bé này đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Theo The Diplomat, tình hình này là đáng báo động không chỉ đối với trong nước, mà cả cho Đông Nam Á và xa hơn nữa.
Những thông tin gần đây về đầu tư nước ngoài tăng cao, chủ yếu là từ Trung Quốc khiến người ta không khỏi nghi ngờ việc này ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Brunei.

Trường hợp Biển Đông là rất đáng quan ngại. Brunei là nước có yêu sách chủ quyền nhưng khá lặng lẽ trong cuộc tranh chấp, khác với các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Những diễn tiến gần đây càng gây thêm chú ý đối với thái độ của vương quốc dầu lửa nhỏ bé này.

Pyeongchang : 260 đô la cho bữa ăn của mỗi đại biểu Bắc Triều Tiên

Các nữ cổ động viên xinh tươi của Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội Pyeongchang, Hàn Quốc.

Chính quyền Seoul đã chi trung bình trên 260 đô la một bữa ăn cho mỗi thành viên của phái đoàn chính thức của Bắc Triều Tiên, trong vài ngày lưu lại Hàn Quốc nhân Thế vận hội Pyeongchang. Hãng thông tấn Yonhap hôm nay 22/02/2018 cho biết như trên.
Sau hai năm căng thẳng tột độ do chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, Thế vận hội Pyeongchang đã giúp hai nước anh em thù địch có được khoảng thời gian hòa hoãn hiếm có. 

Mỹ : Một người gốc Việt được bồi thường trên 150.000 đô la vì bị ngăn làm hôn thú


Theo AP hôm nay 22/02/2018, một thẩm phán liên bang Mỹ đã buộc tiểu bang Louisiana bồi thường hơn 150.000 đô la phí tổn và tiền thuê luật sư cho một người gốc Việt vì không được cấp giấy hôn thú.
Các luật sư đại diện cho ông Võ Anh Việt ở Lafayette đòi bồi thường 213.000 đô la chi phí và trên 11.267 đô la thù lao, nhưng thẩm phán Ivan Lemelle chỉ chấp nhận số tiền bồi thường lần lượt là 144.614 và 10.140 đô la.

Tướng Bắc Triều Tiên sẽ dự lễ bế mạc TVH Pyeongchang

Tướng Kim Yong Chol, người được cho là đã ra lệnh đánh đắm tàu Cheonan làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.

Bình Nhưỡng hôm nay 22/02/2018 loan báo tướng Kim Yong Chol, phụ trách quan hệ liên Triều của đảng Lao Động sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bắc Triều Tiên dự lễ bế mạc Thế vận hội Pyeongchang vào Chủ nhật tới. Ông Kim Yong Chol còn được cho là người có trách nhiệm trong vụ đánh chìm tàu Cheonan làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.

Kim Yong Chol bị nghi ngờ từng lãnh đạo cơ quan tình báo của Bình Nhưỡng, đã ra lệnh cho một tàu ngầm Bắc Triều Tiên dùng ngư lôi tấn công vào tàu Cheonannăm 2010. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng nêu tên vị tướng này trong vụ bắn 170 quả đạn rốc-kết vào đảo Yeonpyeong trong cùng năm. Vụ tấn công đầu tiên vào khu vực dân cư từ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc đã làm bốn người chết, trong đó có hai thường dân.

Tổng thống Trump sẵn sàng cho các giáo viên Mỹ mang súng

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi tiếp xúc với học sinh và giáo viên tại Nhà Trắng, ngày 21/02/2018.

Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump hôm qua 21/02/2018 đã tham dự buổi điều trần về các vụ xả súng tại trường học. Một tuần lễ sau thảm kịch một thiếu niên ở Parkland, tiểu bang Florida nổ súng vào trường cũ giết hại 17 học sinh, tranh cãi về việc sử dụng súng đã mang tầm vóc chưa từng có trên đất Mỹ.

Trong suốt một tiếng đồng hồ, tổng thống Mỹ chủ yếu lắng nghe những tâm sự đầy xúc động của người thân các nạn nhân. Cuối cùng khi phát biểu, ông Donald Trump ủng hộ đề nghị khá triệt để của một phụ huynh, đó là vũ trang cho một số giáo viên trong trường, để họ không phải chờ lực lượng an ninh đến mới đáp trả.

Syria : Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngưng bắn tại Đông Ghouta

Bệnh viện Hamouria ở Đông Ghouta bị tàn phá. Ảnh chụp ngày 21/02/2018.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 21/02/2018 đã yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các trận đánh tại Đông Ghouta. Hội đồng Bảo an chuẩn bị bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết đòi hỏi ngưng bắn 30 ngày, để có thể hỗ trợ nhân đạo cho vùng đất nổi dậy gần thủ đô Damas đang hứng mưa bom của chế độ, làm trên 320 người chết chỉ trong bốn ngày qua.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Amnesty : Khủng hoảng Rohingya là hậu quả của nuôi dưỡng oán thù

Những người Rohingya bị bắt ở làng Inn Din ngày 01/09/2017. Cả 10 người này sau đó đã bị bắn chết.

Theo nhận định của tổ chức Amnesty International công bố hôm nay 22/02/2018, cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và các vụ thảm sát người Rohingya theo đạo Hồi, là hậu quả của một xã hội khuyến khích lòng thù hận, và sự thiếu vắng lãnh đạo toàn cầu về mặt nhân quyền.

Tổ chức bảo vệ quyền con người, trong báo cáo thường niên về 159 nước cho rằng « những luận điệu chất chứa thù hận » của một số nhà lãnh đạo đã làm cho nạn kỳ thị người thiểu số trở nên bình thường. Theo ông Salil Shetty, tổng thư ký Amnesty, tình trạng này được chứng minh qua  « các chiến dịch quân sự tàn bạo nhằm thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya ở Miến Điện ».

Tin vắn 22.02.2018


Cảnh sát canh gác bên ngoài tòa đại sứ Mỹ ở Monténégro, 22/02/2018.

(AFP)Đại sứ quán Mỹ ở Monténégro bị tấn công bằng lựu đạn

Vào lúc quá nửa đêm hôm qua 21/02/2018, một kẻ vô danh đã ném lựu đạn vào khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Podgorica của Monténégro, và sau đó tự sát bằng chất nổ. Tòa nhà không bị thiệt hại gì.

Quốc gia nhỏ bé đã gia nhập NATO năm 2017 chỉ có 600.000 dân, nhưng cũng có trên 20 công dân đi thánh chiến tại Syria và Irak.

mercredi 21 février 2018

Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

Saigon ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu

Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.
Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.

Video đồng đội tưởng niệm liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm lược



FB PHẠM HỒNG VINH 18.02.2018

Trần Trung Đạo - Tại sao CSVN im lặng về chiến tranh biên giới ?


Tù binh Trung Quốc bị bắt trong chiến tranh biên giới 1979.

Cả cộng sản Việt Nam (CSVN) và cộng sản Trung Quốc (CSTQ) đều im lặng. Với họ, cuộc chiến tranh gây tổn thất hàng trăm ngàn nhân mạng dường như chưa từng xảy ra.

Công tâm mà nói, nhiều người Trung Quốc cũng đau xót khi nhớ lại những người bạn chiến đấu của mình đã bỏ xác ở Lạng Sơn, Lào Cai và mong mỗi năm đến ngày 17 tháng hai được có một phút cúi đầu mặc niệm. Thắng hay bại đều đã qua, chỉ tiếc thương là còn lại. 

Về phía Việt Nam. Máu của thanh niên Việt Nam đổ xuống để bảo vệ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu v.v… phát xuất từ lòng yêu nước trong sáng và xứng đáng được kính trọng nhưng khi cuộc cờ tàn, chẳng còn ai nhắc nhở đến máu xương đó nữa. 

mardi 20 février 2018

Mai Quốc Ấn - Nên thả ông Đinh La Thăng ?



Đây là một câu hỏi không thừa chút nào, trong bối cảnh đã đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà đá.

Ngày 22/01/2018, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị thu hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng trên.

Tâm Chánh - Tết Mậu Thân : Hố sâu hòa giải ?



Sự khác biệt được đẩy tới kịch bến của hai phía, xung quanh chuyện nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu tới sự kiện Mậu Thân, liệu có đẩy người Việt tới hố sâu cách biệt không thể hòa giải hòa hợp?


Có thể tôi là người lạc quan nên không nghĩ như vậy.

Ít nhất một mạch ngầm nào đó đã không ngừng chảy, đòi hỏi tự vấn liên tục để ông Hoàng Phủ Ngọc Tường phải lên tiếng. Tiếng nói của ông Tường góp thêm một cứ liệu cho thực tế, bên chiến thắng có giết hại thường dân.

Vũ Thư Hiên - Ông thông gia



Tôi sung sướng đằm mình trong nước mát. Trên đầu tôi, quanh tôi, nắng chói lòa. Tôi bập bềnh trôi. Có tiếng sáo diều văng vẳng. Đang say sưa ngụp lặn, bỗng có một cái gì va vào tôi làm tôi vùng vẫy, sặc sụa.

- Cậu ngủ say quá thể! - nghe tiếng người, tôi nhận ra tiếng cô Lương - Dậy đi, cậu.
Cô Lương lột tấm chăn tôi trùm kín đầu. Tôi giằng lại, nhưng không được. Thế là tỉnh hẳn.

Trương Châu Hữu Danh - Bàn tay nhà nước



Từ Vĩnh Long, anh Huỳnh Long và Nghia Nguyen Minh, hai gã mê thơ Hàn Mặc Tử tìm về nơi ông mất ở Bình Định để thắp nén hương. Chẳng ai tiếc tiền xăng xe, nhưng ngay lối vào nơi thi sĩ từng nằm điều trị những ngày cuối đời, chúng tôi buộc phải mua vé.

Tìm được cái mộ, thì một nhân viên ở đây nói mộ do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lập không còn, mà dời cách chỗ cũ hơn một cây số.

Nguyễn Thọ - Nắm đấm Tommie Smith



Đội tuyển U23 Việt Nam
Mỗi lần về Việt Nam, tôi cứ bị mất ngủ cả mười ngày, đến khi bắt đầu ngủ được thì lại quay về Đức. Ở đó, tôi chỉ mất nhịp một đêm, rồi lại ngủ bình thường. Ông bác sỹ giải thích: Khi bay về Việt Nam, mình đi ngược hướng mặt trời nên cái đầu nó phản ứng khác khi đi cùng chiều mặt trời. Vì vậy các cuộc đua « Công thức một »(Formula One) cũng được tổ chức một hoặc hai tuần một lần, từ Đông sang Tây để đám lái xe dễ quen với múi giờ từng nước.

Mất ngủ ngồi đọc báo mới hay tin là, hôm qua vận động viên da đen Tommie Smith được trao « Giải hòa bình Dresden » 2018. Giải thưởng này được nhà nước Đức trao tặng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc giải phóng loài người, trong đó Mikhail Gorbachow là một ví dụ.

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka.

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt. 
Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».