mardi 16 janvier 2018

Hiệu Minh - Tha La Thăng hay không tha?



Tin anh Thăng khóc trước tòa được tiếp nhận nhiều chiều, người thông cảm, người lên án, người thở dài chả biết thế nào mà lần.

Gỡ tội

Chiều qua đi lấy hàng không được, buồn nẫu người vì chờ đợi, nhưng gặp một bác gái rất vui. Bác có nhà cho thuê, đủ tiền cho con cháu đi học nước ngoài, nhưng đi xe bus thường xuyên.

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước pháp hề (3)



Tòa đang xử ông Thăng vụ "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" thì trên Facebook người ta cũng mở "tòa án nhân dân" để "xử" ông Thăng về các tội tham nhũng, thất thoát hàng tỉ đô la. 

Nhân dịp này nhiều người cũng "lên gân" chỉ trích tư cách cá nhân, thái độ "khóc lóc" của ông Thăng trước Tòa. Dĩ nhiên họ không quên vỗ ngực xưng tên "Dân tộc Việt Nam truyền thống anh hùng", "Ta thà chết đứng chớ không chịu sống quỳ", "Thà làm ngọc vỡ chớ không chịu làm viên ngói lành" bla bla....

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước pháp hề (2)



Khu biệt thự của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái. Ảnh 24h.com

Xử ông Thăng về một sai lầm trong quản lý kinh tế quốc doanh, bằng một thứ pháp chế ba rọi "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", rõ ràng không chỉ không thuyết phục, mà còn thể hiện ra vô số vấn đề mâu thuẫn nội tại của chế độ. 

Không thuyết phục, vì "không đúng tội", công lý là "trò hề".

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước pháp hề (1)



Nước Việt Nam sau này có giàu mạnh, đẹp đẽ, có "là nơi đáng sống" hay không là do việc xây dựng "quốc gia pháp trị" (Etat de Droit) có thành công hay không. 

Không ngoại lệ, tất cả các quốc gia giàu mạnh nhứt trên thế giới đều là những "quốc gia pháp trị". Kể cả Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc phát triển đất nước của họ, cơ bản là nhờ thiết lập được "quốc gia pháp trị". Mặc dầu có cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", nhưng hệ thống pháp lý ở đây vẫn đóng góp phần nhiều trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế. 

Trương Nhân Tuấn - Khi "công lý" nằm trong tay kẻ "đốt lò"



Khi "công lý" nằm trong tay kẻ "đốt lò"...


Thì:

"Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay"...


Hoàn cảnh hết bà con ơi! Cũng không ai "đánh" người ngã ngựa.

Vũ Thị Phương Anh – Cay nghiệt và tử tế



Ông ấy hẳn là có nhiều sai phạm. Và ông ấy đã phải nhận bản án.

Tôi không có thông tin để phán đoán xem bản án ấy là nặng hay nhẹ, và có công bằng hay không. Nhưng như một con người, một đồng loại, tôi thấy thật bất nhẫn nếu ai đó tỏ ra hả hê khi người khác ngã ngựa. 

Dù kẻ ngã ngựa là ai, tôi không bao giờ chịu nổi cảnh người ta thản nhiên nhìn người khác trong cơn hoạn nạn rồi cay nghiệt ném thêm một câu: "Cho đáng đời!"

Le Dung - Giọt nước mắt anh Thăng



Tôi thực sự hơi sốc, khi nhìn thấy anh Thăng khóc.

Từ việc anh “khoan thai” đón nhận sự giáng chức từ ủy viên Bộ Chính trị về ủy viên trung ương, “mở lòng” xin lỗi đảng, nhân dân và tổng bí thư, cho đến việc “điềm nhiên” chờ ngày vào khám. Lộ trình đó, cho thấy một người như đã nắm được quy luật của cuộc sống, của thời cuộc, và của quyền lực, khi bước vào “tri thiên mệnh” thì đã có mấy chục năm trải nghiệm và sống trong nó.

Nguyễn Tiến Tường - Đinh La Thăng, như một vĩ thanh



Có nhiều ý kiến cho rằng ông Thăng là nạn nhân của “thể chế”, tôi hoàn toàn không đồng tình với luận điểm này. Đây cũng là mấu chốt để nhìn nhận về “tội trạng” của ông Thăng. Thể chế, là một cái gì đó rất nặng nề. Đối với tư lệnh PVN, tập đoàn có lúc đóng góp 25% GDP quốc gia, ông Thăng thừa hiểu điều đó. Ông đã “xé rào”.

Chúng ta từng được nghe về những “cuộc xé rào vĩ đại” của bí thư Kim Ngọc, của ông Đoàn Duy Thành ở Hải Phòng, của ông Sáu Dân ở Sài Gòn, thời đất nước mông lung về chính sách kinh tế. Họ dám phá vỡ các quy tắc lạc hậu để vươn tới điều tốt đẹp hơn cho nhân dân. Tâm thế của họ, hoàn toàn là vì đau đáu thời cuộc.

Ngô Nguyệt Hữu - Làm người!



Suy cho cùng hiện hữu trên cõi đời này, chúng ta luôn đối diện với vô vàn mâu thuẫn. Mãi cho đến khi ý thức được vạn sự như một giấc chiêm bao, ấy là khi mỏi mệt, ấy là lúc yếu lòng, lại luôn khao khát một điều giản dị nhất. Tiếc rằng, thường muộn màng.

Tiền không mua được quãng thời gian đã qua, ngày ấu thơ trong tay mẹ, hôm vui đùa cùng anh em, khoảnh khắc náo nhiệt cùng bạn bè. Những lúc chúng ta tóc xanh muốn khuấy tay xuống vực tạo sóng lớn hay vạch mây xem ngoài trời còn gì. Tiền không mua được quãng thời gian đã mất.

samedi 13 janvier 2018

Trương Nhân Tuấn - Vụ án Đinh La Thăng không thuyết phục



Ảnh Vietnamnet

Khách quan, đứng trên quan điểm "pháp lý" mà bình luận, thì vụ án Đinh La Thăng rõ ràng là "không thuyết phục". Ông Thăng bị Công tố viện đề nghị 14, 15 năm tù vì tội "làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (điều 165 BLHS). Người ta nóng ruột chờ đợi Tòa tuyên án.


Nhiều người đã lên tiếng, tôi chỉ nhắc lại.

Không thuyết phục, thứ nhứt, vụ xử hấp tấp, kiểu "đám cưới chạy tang", vì sợ rằng để qua năm thì điều 165 BLHS sẽ không còn hiệu lực tố tụng (lý do bộ luật hình sự mới sẽ đưa vào áp dụng mà trong đó điều 165 hoàn toàn thay đổi). Hồ sơ vụ án hàng chục ngàn trang tài liệu, trong khi ông Thăng mới bị bắt có mấy tuần. Điều tra viên "khảo" ông Thăng ngày đêm, 24/24 cũng không thể hoàn tất một bộ hồ sơ "đồ sộ" như vậy. Dĩ nhiên luật sư biện hộ không đủ thời giờ tham khảo để bào chữa cho thân chủ.

Hoàng Hải Vân - Bắt ông Vũ nhôm khó hơn bắt ông Đinh La Thăng, vì sao ?



Vụ Đinh La Thăng và những sai phạm tày đình tại Tập đoàn Dầu khí là cái giá phải trả cho sự chậm trễ của quá trình tự do hóa nền kinh tế theo định hướng của đường lối Đổi Mới. Nó hoàn toàn không phải là “mặt trái” của kinh tế thị trường mà là sự nửa vời của kinh tế thị trường được duy trì một cách có chủ đích dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhóm lợi ích này lợi dụng “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước, sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý tài sản công, được sự dung túng của những người có quyền lực không bị kiểm soát. Khi pháp quyền được lập lại, quyền lực được kiểm soát thì nhóm lợi ích này, dù đương chức hay đã về hưu, cũng khó mà thoát khỏi sự điều chỉnh của luật pháp.

LS Lê Văn Thiệp – Đinh La Thăng và bài tự bào chữa đi vào lịch sử tố tụng



« Tôi muốn được làm con Ma tự do chứ không phải là Ma tù »... Đây là ước muốn của anh Đinh La Thăng.

Phiên tòa hôm nay, anh Đinh La Thăng đã lấy đi nước mắt của khoảng 95 % những người ngồi trong phòng xử án.

Gần hai tiếng anh Thăng tự bào chữa cho mình, anh cảm ơn Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát, các luật sư và không quên cảm ơn các nhà báo, những người dân đã ủng hộ anh.

Trung Quốc đặt chất nổ phá sập một nhà thờ Tin Lành lớn

Nhà thờ Tin Lành Kim Đăng Đài (Jindengtai) bị đặt chất nổ phá sập hôm 09/01/2018.

Theo báo chí nhà nước được AFP trích dẫn, chính quyền Trung Quốc đã cho phá sập một nhà thờ Tin Lành lớn ở Sơn Tây. Một hiệp hội bảo vệ những người Cơ Đốc giáo hôm nay 13/01/2018 tố cáo hành động này là « đàn áp theo kiểu tổ chức Nhà nước Hồi giáo ».
Giáo đường to lớn mang tên Kim Đăng Đài (Jindengtai) được sơn màu xám, phía trên là tháp chuông và cây thánh giá màu đỏ, nằm tại Lâm Phần (Linfen) thuộc tỉnh Sơn Tây.

Các nước châu Phi giận dữ trước lời miệt thị của tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump không trả lời câu hỏi của báo chí về kỳ thị, nhưng vinh danh mục sư da đen Martin Luther King.

Một làn sóng phẫn nộ đã nổi lên sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump nói về người nhập cư từ những nước mà ông gọi là « thối tha ». Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích, trong lúc tất cả các nước châu Phi từ hôm qua 12/01/2018 đều đòi hỏi lời xin lỗi.
Toàn bộ 54 đại sứ các nước châu Phi tại Liên Hiệp Quốc đều lên án những phát ngôn mang tính « kỳ thị chủng tộc và bài ngoại » của tổng thống Hoa Kỳ, bày tỏ quan ngại trước xu hướng kỳ thị người da đen và da màu nơi chính quyền Trump. Sénégal và Botswana triệu mời đại sứ Mỹ để phản đối.

Mỹ đòi Việt Nam đăng ký 8 công ty Nhà nước tại WTO

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer họp báo, Washington, 16/08/2017.

Trong một văn bản được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố hôm qua, 11/01/2018, Hoa Kỳ đã lưu ý rằng có tám doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký tư cách công ty quốc doanh, theo như các quy tắc thương mại toàn cầu.
Trong danh sách được phía Mỹ nêu ra có PetroVietnam và công ty con PV Oil, Petrolimex, Vietnam Air Petrol Company (Vinapco), Vinafood I, Vinafood II, công ty Vàng bạc Đá quý Saigon (SJC) và tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin).

Nhập cư : Donald Trump miệt thị Haiti và Salvador là các nước « thối tha »

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 10/01/2018.

Tổng thống Mỹ hôm qua 11/01/2018 lại có một phát biểu mang tính kỳ thị đối với Haiti, Salvador và nhiều nước châu Phi. Trong một cuộc họp với các thượng nghị sĩ về vấn đề nhập cư, ông đã nói rằng đó là những nước « thối tha ». Điều này gây bất bình cho nhiều đại biểu Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường thuật :

Đức đạt được thỏa thuận lập chính phủ

Bà Merkel (G) cùng lãnh đạo Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo Bavaria (CSU) Horst Seehofer và lãnh đạo đảng Xã hội Dân chủ Martin Schulz tại trụ sở đảng Xã hội Dân chủ, Berlin, 12/01/2018.

Bà Angela Merkel hôm nay 12/01/2018 đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc để lại trở thành người đứng đầu chính phủ Đức, với sự hỗ trợ của đảng Dân chủ Xã hội, sau 24 tiếng đồng hồ thương lượng không ngơi nghỉ. Bà Merkel hứa hẹn sẽ đóng góp vào một « khởi đầu mới » cho châu Âu.

Sau năm ngày đàm phán gay go, và đặc biệt là phiên họp cuối kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ, các bên đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc. Thỏa thuận này giúp nữ thủ tướng đảng bảo thủ Angela Merkel tiếp tục nắm quyền thủ tướng thêm một nhiệm kỳ bốn năm thứ tư, và đưa nước Đức ra khỏi ngõ cụt chưa từng thấy lâu nay.

Thủ tướng Nhật công du Trung Âu

Thủ tướng Shinzo Abe (G) và phu nhân rời sân bay quốc tế Haneda, Tokyo, ngày 12/01/2018.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 12/01/2018 rời Tokyo, với khoảng ba chục doanh nghiệp tháp tùng, trong chuyến công du đầu tiên của một lãnh đạo Nhật tại ba nước Balkan là Bulgari, Serbia, Rumani. Ông Abe tìm kiếm sự ủng hộ trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, đồng thời cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Cho dù tình hình đang trở nên hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên vào lúc sắp diễn ra Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc, thủ tướng Nhật vẫn tiếp tục kêu gọi « gây áp lực tối đa » lên Bình Nhưỡng về chương trình nguyên tử và đạn đạo.

Biến đổi khí hậu : New York kiện 5 tập đoàn dầu khí

Thị trưởng New York Bill de Blasio, thuộc đảng Dân Chủ, trong ảnh ngày 16/03/2017.

Cũng như San Francisco hay Seattle trước đó, thị trưởng thành phố New York, Bill de Blasio, hôm qua 11/01/2018 vừa loan báo sẽ khởi kiện năm tập đoàn dầu khí lớn. Ông cáo buộc các tập đoàn này đã có nhiều hoạt động thúc đẩy hiện tượng trái đất bị hâm nóng, dẫn đến lụt lội và bão tố ngày càng mãnh liệt hơn, phải bồi thường nhiều tỉ đô la cho thành phố.
Thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình từ New York:

Tin vắn 12&13.01.2018


Khách sạn Marriott ở Hàng Châu.
(AFP, Reuters)Một loạt công ty nước ngoài bị Trung Quốc trừng phạt vì coi Tây Tạng, Đài Loan là quốc gia độc lập

Bắc Kinh hôm qua 12/01/2018 đã đóng cửa trang web của chuỗi khách sạn Marriott, do trang này giới thiệu Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông, Macao như các quốc gia độc lập, trong bảng câu hỏi dành cho khách hàng. 

Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc cũng yêu cầu các hãng Delta Airlines của Mỹ phải xin lỗi vì đã nêu Đài Loan và Tây Tạng trong danh sách các nước. Nhãn hiệu thời trang Zara của Tây Ban Nha, công ty thiết bị y tế Medtronic Plc của Ireland cũng bị yêu sách tương tự. Tất cả các công ty trên đã đưa ra lời xin lỗi.