dimanche 26 mars 2017

Hoàng Chi Phong: Trưởng đại diện thân Trung Quốc là cơn ác mộng của Hồng Kông



Hoàng Chi Phong, chủ tịch đảng Demosisto bị cảnh sát ngăn trở khi xuống đường phản đối cuộc bầu cử, 26/03/2017.
LND: Hoàn toàn không ngoài dự kiến, ứng viên được Bắc Kinh hỗ trợ hôm nay 26/03/2017 đã trở thành trưởng đại diện Hồng Kông. Đảng Demosisto (Hương Cảng Chúng Chí) do lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sáng lập ngay lập tức ra thông cáo cho biết sẽ tiến hành chiến dịch bất tuân dân sự vào ngày bà Lâm nhậm chức. Dưới đây là thông cáo đăng trên trang Facebook của Demosisto.

samedi 25 mars 2017

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để "uốn nắn ý thức hệ"

Larung Gar tức Lạc Nhược Hương, khu vực tu viện nổi tiếng của Tây Tạng đang bị chính quyền Bắc Kinh âm thầm giải tỏa.

Trong bài phóng sự « Chính sách xe ủi đất tại Larung Gar », Le Monde cuối tuần cho biết từ đầu thập niên 80, các ni sư và người hành hương đổ xô đi viếng tu viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng trên vùng núi cao ở Tứ Xuyên. Hiện tượng này khiến chính quyền Trung Quốc không hài lòng. Từ một năm qua, Bắc Kinh âm thầm cho trục xuất cư dân và cưỡng chế phá dỡ nhà cửa vùng này, nhân danh « các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội ».
Larung Gar tức Lạc Nhược Hương trong chữ Hán, là hàng ngàn ngôi nhà nhỏ bé làm bằng những thân gỗ tròn và xi-măng, sơn màu đỏ tía, gắn chi chít vào sườn núi như những hàng ghế của rạp xiếc. Những khung cửa sổ lớn chiếm lĩnh mặt tiền nhà, như những đôi mắt mở to quan sát.

Khu vực tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương nằm ở độ cao 4.200 mét, nhìn xuống thung lũng Sertar, tỉnh Tứ Xuyên, sẽ không còn mang bộ mặt xinh đẹp này bao lâu nữa. Sau nhiều năm tương đối nương tay, nay chính quyền Trung Quốc muốn siết lại cộng đồng Phật giáo đông đảo có 10.000 đến 20.000 thành viên. Và họ muốn hành động lặng lẽ không nhân chứng, đặc biệt là người ngoại quốc.

Hồng Kông : Biểu tình chống Bắc Kinh trước bầu cử



Người dân Hồng Kông xuống đường chống Trung Quốc ngày 25/03/2017.

(AFP 25/03/2017) Các nhà tranh đấu dân chủ và hàng trăm người ủng hộ hôm nay xuống đường tại Hồng Kông, một ngày trước khi bầu trưởng đặc khu, một cuộc bầu cử bị tố cáo là có sự can thiệp của Bắc Kinh.

Một số người biểu tình mang theo những chiếc dù màu vàng, biểu tượng của phong trào đòi dân chủ. Họ hô vang : « Cần phải phản đối việc sắp đặt của chính quyền Trung Quốc, chúng ta chọn lựa chính quyền của chúng ta ». 

Tổng thống Philippines : Mỹ án binh bất động là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, 23/03/2017.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 23/03/2017 tố cáo Hoa Kỳ có thái độ khiêu khích trên Biển Đông, cho rằng việc Mỹ không hành động gì khi Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực. Ông cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn lợi thiên nhiên với Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Ông Duterte nói rằng việc Washington cho các chiến hạm tuần tra để khẳng định tự do hàng hải là một « tính toán sai lầm », có thể gây ra xung đột. Ông cũng tố cáo chính quyền Obama trước đây đã ép Manila phải đối đầu với Bắc Kinh mà lại không bảo đảm yểm trợ về quân sự.

Các nước châu Mỹ đòi Venezuela thả tù chính trị và tổ chức bầu cử

Dân biểu đối lập Carlos Paparoni xô xát với Vệ binh Quốc gia, 08/03/2017.

Mười bốn nước thuộc Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OEA) hôm 23/03/2017 kêu gọi Venezuela trả tự do cho các tù nhân chính trị và định ra lịch trình bầu cử. Việc OEA đưa ra thông cáo chung này cho thấy khả năng Venezuela có thể bị trục xuất ra khỏi tổ chức.
Bản thông cáo khuyến khích Venezuela « tái lập dân chủ », nối lại đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế đang diễn ra tại đất nước giàu tài nguyên dầu lửa. Mười bốn nước OEA cũng kêu gọi Caracas tôn trọng tam quyền phân lập, Nhà nước pháp quyền và cụ thể hóa lịch trình bầu cử. Thông cáo cổ vũ Venezuela công nhận tính hợp pháp của Quốc hội, hiện đang do đối lập nắm đa số.

Belarus bắt giữ hàng loạt nhà đối lập

Người biểu tình bị bắt tại Minsk, 25/03/2017.

Có ít nhất 17 người đã bị bắt giữ hôm 23/03/2017 vì cáo buộc « gây rối » tại Belarus, đất nước đang rúng động sau một loạt biểu tình phản đối tổng thống độc tài Alexandre Loukachenko. AFP dẫn nguồn tin từ tổ chức phi chính phủ Vyasna cho biết như trên.
Các vụ bắt giữ diễn ra đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư, nhắm vào các nhà đối lập lẫn các thành viên lực lượng an ninh hay cựu quân nhân. Những người này bị cho là đã kêu gọi bạo động trong các cuộc biểu tình chống chính phủ dự kiến vào ngày 25/03.

Anh bắt thêm 2 nghi can, xác định danh tính thủ phạm vụ tấn công Luân Đôn

Cảnh sát tuần tra trên đường phố Luân Đôn, 23/03/2017.

Cảnh sát Anh ngày 24/03/2017 đã bắt thêm hai nghi can « quan trọng » có liên quan đến vụ tấn công làm bốn người chết và khoảng bốn chục người bị thương ở Luân Đôn hôm 22/03, sau khi đã câu lưu 9 người. Danh tính của thủ phạm cũng được xác định là Khalid Masood, tên khai sinh là Adrian Russell Ajao, 52 tuổi, sinh tại Anh. Từng có nhiều tiền án tiền sự, nhưng Masood không nằm trong danh sách những kẻ khủng bố tiềm tàng bị cảnh sát theo dõi.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn WE 25.03.2017

Phà Sewol đang được trục vớt, 24/03/2017.
(AFP) – Hàn Quốc trục vớt thành công phà Sewol sau ba năm bị đắm

Tập đoàn phụ trách việc trục vớt phà Sewol ngày 25/03/2017 đã thành công trong việc đưa chiếc phà bị nạn lên một cấu trúc nửa nổi nửa chìm, trong khi chờ đợi lai dắt sang một hải cảng. Phà Sewol có trọng tải 6.825 tấn, dài 145 mét, đã bị đắm hôm 16/04/2014 ở ngoài khơi đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc, làm 304 người chết, hầu hết là học sinh. 

mercredi 22 mars 2017

Khủng bố gần Quốc hội Anh, 5 người chết và 40 bị thương (video)



Một phụ nữ bị thương trên cầu Westminster được người đi đường trợ giúp. Ảnh Reuters.

Năm người trong đó có một cảnh sát viên đã tử thương và ít nhất 40 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố xảy ra vào đầu giờ chiều thứ Tư 22/03/2017 trước Quốc hội Anh ở Luân Đôn. Cảnh sát cho biết đã tiêu diệt được hung thủ.

Theo nhiều nhân chứng, kẻ khủng bố trước hết đã lái xe cán lên nhiều người đi bộ trên chiếc cầu Westminster dẫn đến tòa nhà Quốc hội và tháp Big Ben, điểm du lịch nổi tiếng của Luân Đôn ; sau đó dùng dao tấn công. AFP dẫn lời Mark Rowley, người đứng đầu đơn vị cảnh sát chống khủng b cho biết dường như hung thủ hành động đơn độc. 

Sau đây là những gì người ta biết được cho đến lúc này :

Việt Nam bắt giữ hai blogger vì tuyên truyền chống Nhà nước

Hai blogger Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ vừa bị bắt ngày 21/03/2017. (Ảnh FB Hoàng Dũng)

Reuters hôm nay 22/03/2017 loan tin Việt Nam đã bắt giữ hai blogger vì các bình luận chống Nhà nước, nhằm "cảnh cáo các trường hợp tuyên truyền chống đối khác".
Ông Bùi Hiếu Võ, 55 tuổi, được biết dưới tên « Hieu Bui » trên Facebook, và Phan Kim Khánh, 24 tuổi, đã bị bắt giữ để điều tra vì cáo buộc « tuyên truyền chống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam » - theo như thông cáo trên trang Facebook của chính phủ hôm nay.

Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người



(Phạm Đình Trọng) Những người lên báo giấy, báo hình cãi chày cãi cối về vụ cấm đoán nhạc phẩm Con Đường Xưa Em Đi mấy ngày qua cũng chỉ là những dư luận viên đó mà thôi. Những người được coi là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ mà biến mình thành dư luận viên thì tự họ đã hạ thấp tư cách văn hóa, hạ thấp tư cách nghệ sĩ, họ đã tự bác bỏ tư cách con người trung thực, con người lương thiện của họ rồi.

1.   Kiên trì theo đuổi một học thuyết sai trái, phản dân tộc, phản tiến bộ, nhà nước cộng sản Việt Nam không thu hút, không tập hợp được người có tài năng và nhân cách. Chốn quan trường ngày càng thưa vắng người tử tế, nhường chỗ cho những kẻ bất tài, thiếu nhân cách. Đó là những con ông cháu cha nòi cộng sản và những kẻ vô lại chạy chức chạy quyền mà thành quan. 

mardi 21 mars 2017

Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ của Hàn Quốc tại Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se tại Hà Nội ngày 20/03/2017.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp gỡ ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se tại Hà Nội hôm 20/03/2017 đã bày tỏ mong muốn Seoul ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông.
Reuters nhận định, Việt Nam là nước phải đối mặt với Trung Quốc nhiều nhất trên Biển Đông, từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thay đổi chủ trương, không đối đầu với Bắc Kinh như người tiền nhiệm.

Pháp, Nhật ủng hộ tự do hàng hải tại châu Á-Thái Bình Dương

Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại điện Elyséee ngày 20/03/2017.

Pháp và Nhật Bản ủng hộ một « trật tự hàng hải tự do và mở rộng » tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố như trên, sau khi hội đàm với tổng thống Pháp François Hollande hôm 20/03/2017 tại Paris.
Theo Reuters, thông điệp này có lẽ nhắm vào Trung Quốc, nước đang đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, gây quan ngại cho Nhật Bản và phương Tây trước sự hiện diện quân sự ngày càng hùng hậu trên biển.

AIEA : Chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên bước sang giai đoạn mới

Kim Jong Un sau một cuộc thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo.

Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây đã tăng gấp đôi diện tích các cơ sở làm giàu uranium. AFP ngày 21/03/2017 đưa tin người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (AIEA) đã cảnh báo như trên, cho biết chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã bước sang « một giai đoạn mới ».
Ông Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA, khi trả lời phỏng vấn báo The Wall Street Journal đã khẳng định : « Tình hình rất tệ hại (…). Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới, tất cả đều cho thấy Bắc Triều Tiên có những tiến bộ như đã tuyên bố ».

Nga quan ngại về tình hình Donbass



Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :

Tin vắn 21.03.2017


Binh lính Anh thuộc NATO đến Estonia từ ngày 17/03/2017.
(AFP) – Nhóm quân nhân Pháp đầu tiên đến Estonia. Khoảng bốn mươi quân nhân và nhân viên dân sự Pháp sáng qua 20/03/2017 đã đến Estonia, để chuẩn bị triển khai đơn vị Pháp thuộc đội quân đa quốc gia NATO tại nước này. Lực lượng Pháp gồm 300 quân nhân và các chiến xa Leclerc, VBCI, xe bọc thép VAB, sẽ chiến đấu bên cạnh 800 quân Anh bắt đầu từ tháng Tư.

lundi 20 mars 2017

Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?


« Chúng tôi không thể ngăn chận được những việc làm của Trung Quốc ». Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát biểu như thế hôm Chủ nhật 19/03/2017. Vị tổng thống ăn sóng nói gió của Philippines bỗng nhu mì hẳn khi nói về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một « trạm quan trắc môi trường » trên bãi cạn Panatag của nước mình tại Biển Đông.
Panatag, được biết đến nhiều hơn với tên Scarborough, đơn thuần là một tập hợp những hòn đá chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Có vẻ như không đáng chú ý, nhưng theo tạp chí Forbes của Mỹ, thực thể này là nơi mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải vạch ra những giới hạn, để có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chận đứng sự xâm lăng của Trung Quốc.

Mỹ: Giảm ngân sách ngoại giao làm ảnh hưởng trên thế giới giảm

Lực lượng đa quốc gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.

Khi đề nghị cắt giảm ngân sách của ngành ngoại giao đến gần một phần ba, tổng thống Mỹ Donald Trump gánh lấy rủi ro làm giảm hẳn ảnh hưởng của Hoa Kỳ, siêu cường hàng đầu lãnh đạo thế giới. 
Trả lời phỏng vấn của AFP, Jeffrey Rathke, cựu phát ngôn viên bộ Ngoại giao đã bày tỏ nỗi lo lắng như trên. Đối với nhà ngoại giao lão luyện này, hiện là chuyên gia của Center for Strategic and International Studies (CSIS), tân chính quyền Mỹ cần phải cân nhắc các bài học từ chiến tranh Irak và Afghanistan : Tốt nhất nên cố tránh các xung đột nhờ hoạt động ngoại giao, thay vì ưu tiên cho can thiệp quân sự.

Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?

(GS Nguyễn Văn Tuấn 18/03/2017) Nhân sự việc các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỷ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lý do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật. 

Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

samedi 18 mars 2017

Chiến hạm Pháp sẽ tập trận với Nhật, Mỹ, Anh để đối phó Trung Quốc

Chiến hạm Mistral tối tân của Pháp tại căn cứ Hải quân ở Toulon, 18/02/2017.

Reuters ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước Trung Quốc, Pháp sẽ điều một trong những chiến hạm hiện đại nhất là Mistral để dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian, tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận có sự tham dự của quân đội Nhật, Hoa Kỳ, và hai trực thăng quân sự của Anh.

Hãng tin Anh dẫn một nguồn tin cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tuần lễ thứ hai và thứ ba trong tháng Năm. Một nguồn tin ẩn danh khác nói với Reuters : « Đây không chỉ đơn giản là một cuộc tập trận hải quân, mà còn nhằm gởi đến một thông điệp cho Trung Quốc ».