Những người ủng hộ hoan nghênh các cựu lãnh đạo Áo Đỏ bên ngoài Tòa Hình sự Bangkok, 22/08/12. |
Bài đăng : Thứ năm 23 Tháng Tám 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 23 Tháng Tám 2012
Quân đội
Thái Lan cần phải ngưng gây áp lực lên ngành tư pháp, không nên tiếp
tục can thiệp vào cuộc điều tra về việc đàn áp các cuộc biểu tình ở
Bangkok năm 2010. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm
nay 23/08/2012 đã đòi hỏi như trên.
Đưa ra lời yêu cầu chính phủ nên “chỉnh” lại người đứng đầu
quân đội, tướng Prayut Chan-O-Cha, HRW lên án ông này đã hù dọa Bộ Tư
pháp và bộ phận điều tra đặc biệt (DSI) của bộ này, hiện đang điều tra
về cái chết của 90 người hầu hết là thường dân, từ tháng Tư đến tháng
Năm năm 2010. Được biết một cuộc điều tra chính thức hiện nay chỉ liên
quan đến 19 nạn nhân, và DSI cho biết muốn thẩm vấn các quân nhân.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của HRW tố cáo: “Những vụ quân lính lạm dụng quyền lực đã phơi bày ra trước mắt công chúng Thái Lan và các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Dù vậy người đứng đầu quân đội vẫn toan hăm dọa các nhà điều tra và muốn dập tắt những lời chỉ trích”.
Hồi tháng 5/2011, HRW trong một báo cáo cũng đã lên án quân đội đã “sử dụng vũ lực quá đáng” trong cuộc khủng hoảng.
Ông Prayut vào lúc đó là nhân vật số hai của quân đội, và một số nguồn tin cho rằng ông là một trong những nhân vật chịu trách nhiệm chính trong vụ tổng tấn công vào khu vực người biểu tình cố thủ hôm 19/05/2010, chấm dứt 10 ngày bạo động tại thủ đô Bangkok.
Trong suốt hai tháng, khoảng 100.000 người Áo Đỏ trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã trụ lại tại khu vực trung tâm Bangkok để đòi chính phủ lúc đó phải từ chức
.
Ông Thaksin, bị đảo chánh năm 2006, hiện vẫn tiếp tục sống lưu vong, tuy nhiên em gái ông là bà Yingluck đã đắc cử và lên làm Thủ tướng cách đây một năm. Dù vậy, vẫn chưa có ai bị truy tổ vì các vụ bạo động trên, vốn là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Thái hiện đại.
Đại tá Sunsern Kaewkummerd, phát ngôn viên của quân đội hôm nay biện minh rằng quân đội không có phương tiện nào để can thiệp vào cuộc điều tra, và quân đội cũng không có ảnh hưởng nào đối với tư pháp. Còn tướng Prayut mới đây đã kiện luật sư của ông Thaksin, Robert Amsterdam, mà theo ông Sunsern thì việc kiện tụng này là cần thiết vì quân đội cần phải tự vệ khi bị vu khống.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của HRW tố cáo: “Những vụ quân lính lạm dụng quyền lực đã phơi bày ra trước mắt công chúng Thái Lan và các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Dù vậy người đứng đầu quân đội vẫn toan hăm dọa các nhà điều tra và muốn dập tắt những lời chỉ trích”.
Hồi tháng 5/2011, HRW trong một báo cáo cũng đã lên án quân đội đã “sử dụng vũ lực quá đáng” trong cuộc khủng hoảng.
Ông Prayut vào lúc đó là nhân vật số hai của quân đội, và một số nguồn tin cho rằng ông là một trong những nhân vật chịu trách nhiệm chính trong vụ tổng tấn công vào khu vực người biểu tình cố thủ hôm 19/05/2010, chấm dứt 10 ngày bạo động tại thủ đô Bangkok.
Trong suốt hai tháng, khoảng 100.000 người Áo Đỏ trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã trụ lại tại khu vực trung tâm Bangkok để đòi chính phủ lúc đó phải từ chức
.
Ông Thaksin, bị đảo chánh năm 2006, hiện vẫn tiếp tục sống lưu vong, tuy nhiên em gái ông là bà Yingluck đã đắc cử và lên làm Thủ tướng cách đây một năm. Dù vậy, vẫn chưa có ai bị truy tổ vì các vụ bạo động trên, vốn là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Thái hiện đại.
Đại tá Sunsern Kaewkummerd, phát ngôn viên của quân đội hôm nay biện minh rằng quân đội không có phương tiện nào để can thiệp vào cuộc điều tra, và quân đội cũng không có ảnh hưởng nào đối với tư pháp. Còn tướng Prayut mới đây đã kiện luật sư của ông Thaksin, Robert Amsterdam, mà theo ông Sunsern thì việc kiện tụng này là cần thiết vì quân đội cần phải tự vệ khi bị vu khống.