Bài đăng : Thứ ba 27 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 27 Tháng Ba 2012
Trung Quốc, hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030. Như vậy cần phải có những cải cách sâu sắc. Những cải cách này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là các chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh. Có thể đây là một trong các nguyên nhân khiến ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách chính trị, một thử thách lâu dài của Trung Quốc.
Le Monde quan tâm đến « Sự chuyển đổi đầy rủi ro ở Bắc Kinh », qua bài viết của cây bút chuyên về kinh tế Martin Worf. Theo tác giả, thì tăng trưởng và đô thị hóa nhanh chóng trong lúc tỉ lệ sinh sản giảm đi, là các nguyên nhân khiến cho giá lao động ở Trung Quốc tăng lên.
Trung Quốc bắt đầu một quá trình chuyển đổi khó khăn, vừa phải giảm tăng trưởng, vừa phải thay đổi cách vận hành. Đó là kết luận mà tác giả rút ra từ Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, tổ chức vào ngày 18/3 tại Bắc Kinh. Chuyển đổi về chính trị cần phải song hành với chuyển đổi trong kinh tế, và hai quá trình này có quan hệ tương tác với nhau theo những dạng thức phức tạp.
Tình hình kinh tế tốt đẹp cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, không đảm bảo được là kết quả trong tương lai cũng tích cực như thế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã tuyên bố hôm 14/3 : « Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn quyết định. Nếu không tiến hành cải cách cơ cấu chính trị, thì không thể hoàn thành trọn vẹn cải cách cơ cấu kinh tế. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được có thể bị mất mát, các vấn đề nổi lên trong xã hội Trung Quốc không thể được giải quyết đến nơi đến chốn, và một bi kịch lịch sử tương tự như cuộc Cách mạng văn hóa lại có thể xảy ra ».
Theo tác giả, các vấn đề chính trị là rất quan trọng, nhưng bản thân quá trình chuyển đổi kinh tế cũng hết sức khó khăn. Trung Quốc đã đạt đến cuối thời kỳ mà các nhà kinh tế gọi là « tăng trưởng căng thẳng », với nguồn cung lao động và vốn gia tăng ; và nay phải hướng về « tăng trưởng mạnh mẽ » dựa trên việc cải thiện kỹ năng, kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc tăng trưởng sẽ giảm hẳn so với tỉ lệ khoảng 10% hàng năm trong suốt ba thập kỷ qua. Các yếu tố gây phức tạp cho quá trình chuyển đổi là đầu tư quá cao và sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư.
Về mô hình phát triển, dựa theo định nghĩa của giải Nobel kinh tế Arthur Lewis, thì Trung Quốc dần dà không còn là một đất nước dư thừa lao động. Thu nhập ở mức chỉ đủ ăn của lao động nông thôn đóng góp vào việc duy trì lương bổng trong các ngành tân tiến ở mức thấp, giúp các ngành này thu được rất nhiều lợi nhuận. Khi các món lợi tức này được tái đầu tư, thì tỉ lệ tăng trưởng trong các ngành hiện đại và cho nền kinh tế nói chung lên rất cao. Nhưng đến một lúc nào đó, lao động nông nghiệp trở nên hiếm hoi, khiến giá thành trong các lãnh vực hiện đại tăng lên. Kết quả là kinh tế chín muồi hơn thì lợi tức càng giảm đi, tiết kiệm và đầu tư cũng giảm.
Le Monde nhận định, ba mươi lăm năm trước, Trung Quốc là đất nước dư thừa lao động. Nhưng nay thì đã khác : nền kinh tế bành trướng gấp 20 lần, hơn phân nửa dân số sống ở đô thị, và tỉ lệ sinh sản thấp. Ông Thái Phưởng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhấn mạnh : « Tình trạng thiếu hụt lao động được nhận thấy trước tiên tại vùng duyên hải năm 2004, đã lan rộng trên toàn quốc. Năm 2011, các công ty sản xuất gặp khó khăn chưa từng thấy trong việc tuyển dụng », khiến lương tăng và lợi nhuận giảm.
Theo tác giả bài báo, thì nay Trung Quốc đã tiến đến ngã rẽ mà Lewis đã báo trước. Một trong các hậu quả là tỉ lệ vốn đầu tư/ lao động tăng nhanh, còn lợi nhuận từ đồng vốn giảm. Trong khi đó tăng trưởng bền vững cần phải dựa trên việc gia tăng tổng hiệu suất, chứ không phải là tăng tỉ lệ vốn/ lao động.
Khó khăn trong việc chuyển sang tăng trưởng dựa trên tiến bộ kỹ thuật, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nước đã bị lọt vào « bẫy thu nhập trung bình ». Trung Quốc, hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030. Như vậy cần phải có những cải cách sâu sắc, đã được nêu ra trong bản báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Những cải cách này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là các chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh. Có thể đây là một trong các nguyên nhân khiến ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách chính trị, một thử thách lâu dài của Trung Quốc. Khi đi theo hướng này, kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm sút nặng nề. Bắc Kinh đã ấn định mục tiêu tăng trưởng năm nay là 7,5% và 7% cho cả kế hoạch năm năm. Tăng trưởng chậm lại, thì tỉ lệ đầu tư cũng giảm.
Tuy nhiên, nếu muốn tỉ lệ đầu tư từ 50% so với tổng sản phẩm nội địa xuống còn 35% mà không gây ra xáo trộn, thì tiêu dùng phải tăng. Trong khi Trung Quốc không có phương tiện nào dễ dàng kích thích tiêu dùng, điều này giải thích vì sao câu trả lời cho khủng hoảng của Bắc Kinh chỉ là tăng thêm đầu tư. Trung Quốc đang lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư trong lĩnh vực xây dựng : trong 13 năm gần đây, đầu tư vào nhà ở tăng mỗi năm 26%. Theo tác giả, thì không thể tiếp tục một tỉ lệ tăng nhanh như thế.
Bài báo nhận định, Trung Quốc có khả năng đạt được thành công trong việc chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng kinh tế khác, mà nhiều nước có thu nhập trung bình không làm được. Qua những thành tựu trong quá khứ, khó thể nói khác đi, nhưng với điều kiện là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không tự thỏa mãn với chính mình.
Mua hàng nội địa : Không dễ dàng, trừ phi ở Trung Quốc
Cũng trên lãnh vực kinh tế, Le Monde có bài viết mang tựa đề « Mua được sản phẩm « made in France » là cả một nghệ thuật ». Bài báo nhận xét, tại Pháp, Đức, Mỹ, muốn chứng tỏ lòng yêu nước bằng cách mua sản phẩm hoàn toàn sản xuất trong nội địa không hề dễ dàng. Ngược lại ở Trung Quốc thì không có việc gì dễ hơn thế.
Ngày nay, cứ ba người Pháp thì có hai người cho biết sẵn sàng bỏ tiền nhiều hơn để mua hàng Pháp, so với năm năm trước tỉ lệ này không đến phân nửa, nhưng với điều kiện là không phải trả đắt hơn quá 5%. Nhưng việc nhận ra được các món hàng « made in France » không phải dễ dàng, vì hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất, trừ các loại phó mát và rượu vang có giấy chứng nhận xuất xứ.
Đối với hàng nội thất vốn nhập khẩu đến 2/3, muốn mua hàng Pháp chỉ có cách hoặc mua hàng giá rẻ, được bán trong các đại siêu thị để về tự lắp ráp, hoặc mua hàng thật cao cấp. Hàng điện tử gia dụng hãy còn nhiều nhãn hiệu có nhà máy tại Pháp và phân nửa giá trị tăng thêm là từ trong nước. Nhưng nếu muốn mặc quần áo « made in France » thì người tiêu dùng có nguy cơ gần như phải khỏa thân, vì 95% quần áo bày bán tại Pháp được sản xuất tại nước ngoài. Không thể nào tìm được một chiếc quần jean hoặc bộ đồ vét nam sản xuất tại Pháp. Thiết bị điện thì không có sự chọn lựa nào khác ngoài hàng từ châu Á.
Về xe cộ, chỉ có xe gắn máy hiệu Peugeot còn lắp ráp trong nước, xe hơi thì phải mua những kiểu xe nhỏ của Peugeot, Citroën, Renault, các loại xe lớn đều được ráp ở Trung Âu hay Thổ Nhĩ Kỳ, vì giá thành sản xuất chênh đến 1.300 euro. Tuy nhiên điều an ủi là động cơ, hộp số, bộ truyền động đều là hàng Pháp.
Tại Đức, tiêu chí để được xem là hàng Đức là « giai đoạn chuyển đổi quan trọng nhất » được thực hiện tại đây, có nghĩa là một sản phẩm sản xuất 90% tại nước ngoài vẫn có thể được xem là Made in Germany. Hiện có một số trang web giúp người tiêu dùng nhận ra các nhãn hiệu giữ ít nhất phân nửa sản xuất tại Đức.
Về trang phục, các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Puma, Hugo Boss đều đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài từ lâu. Giày dép thì còn vài hiệu làm tại Đức nhưng đa số dành cho người trên 50 tuổi. Về thực phẩm, hoặc là mua thịt giá rẻ hoặc phải mua loại bio rất đắt tiền. Hàng điện tử gia dụng có hiệu Miele nhưng giá đắt gấp đôi. Xe hơi nổi tiếng Porsche Cayenne thì tuy động cơ sản xuất tại Leipzig nhưng lắp ráp tại Slovakia.
Tại Hoa Kỳ, các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thường được sản xuất tại nước ngoài. Quần jean Levis may tại Pakistan, giày Converse sản xuất tại Việt Nam, áo thun trường đại học New York bày bán trong cửa hàng chính thức có xuất xứ từ Cộng hòa Dominica. Không thể nào gian dối, vì theo luật thì quần áo phải « hoàn toàn hay hầu như toàn bộ sản xuất tại Mỹ mới được trưng nhãn hiệu « made in USA ». Tuy vậy, tập đoàn Nike tuy làm việc với 900 nhà sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, nhưng vẫn thu dụng 23.000 lao động tại Mỹ cho hiệu « Nike air » dành cho trẻ em. Chỉ có lãnh vực xe hơi là lạc quan: kiểu xe Chevrolet Sonic từ nay được sản xuất tại Mỹ thay vì Hàn Quốc, góp phần giúp công nghiệp Hoa Kỳ tăng trưởng.
Ngược lại với các nước phát triển, ở Trung Quốc, hầu như tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều made in China, kể cả các món hàng xa xỉ. Trên 30% hàng dệt may xuất khẩu trên thế giới là của Trung Quốc, thực phẩm thì hoàn toàn nội địa, đồ gỗ và điện tử gia dụng đa số là hàng trong nước. Các món hàng đắt tiền như iPhone của Apple tuy vẽ kiểu từ California nhưng lắp ráp ở Thâm Quyến, xe hơi Audi design tại Đức nhưng quy định của Bắc Kinh buộc phải liên doanh với một đối tác Trung Quốc, nên được lắp ráp tại Trường Xuân.
Pháp : Vũ khí và thư của tên sát thủ không đúng « chuẩn » Al Qaida
Quay lại với nước Pháp, nhật báo Le Figaro cho rằng các loại vũ khí tìm được trong căn hộ và chiếc xe hơi của tên sát nhân Mohamed Merad cho thấy rất tạp nhạp, không phù hợp với Hồi giáo cực đoan vốn thích súng trường và chất nổ. tuy hắn tự nhận là chiến binh thánh chiến.
Trong bảy khẩu súng được tịch thu, có ba khẩu Colt 45 bán tự động thường được bọn giết mướn sử dụng, bán lén lút với giá từ 3.000 đến 4.500 euro, gấp đôi, gấp ba giá chính thức. Một khẩu liên thanh Sten cũ kỹ, bên cạnh khẩu Uzi hiện đại, súng lục Colt Python đắt tiền, một khẩu súng trường thuộc loại « cổ đại ». Có thể đoán rằng Mohamed Merah đã mua tất cả cùng một lúc, từ một « nhà buôn sỉ ». Hoặc là hắn đã dần dần « lên đời », sau khi tiếp cận được giới anh chị trong nhà tù.
Còn về lá thư và đoạn video được gởi đến chi nhánh kênh truyền hình Al Jazeera tại Pháp, thì cũng không « chuẩn », vì thư không viết bằng tiếng Ả Rập và mang dấu ấn Al Qaida như truyền thống.
Bầu cử : Tựa chính báo Pháp
Trong mùa bầu cử, trang nhất các nhật báo Pháp chú trọng tình hình trong nước. Nhật báo cánh tả Libération đặt ra vấn đề, chính sách văn hóa sẽ như thế nào nếu ông François Hollande bước vào điện Elysée, và nhận định : « Văn hóa, vùng đất còn hoang khai cho cánh tả ». Nhật báo công giáo La Croix phân tích một trong những chủ đề tranh cãi trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp năm nay, đó là « Có nên tăng thuế hay không ? ». Tờ báo cộng sản L’Humanité thì dành cho « Tiếng nói của các khu phố nghèo », với các bài phóng sự tại các khu ngoại ô bình dân, cho biết giới trẻ nơi đây luôn mơ ước một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chú trọng đến « Cuộc điều tra về kho vũ khí hạng nặng của Mohamed Merah », tên sát nhân ở Toulouse đã giết hại bảy người, làm chấn động cả nước Pháp tuần qua. Chỉ có Le Monde nhìn sang châu Phi: « Sénégal buộc ông Wade về hưu ». Tờ báo nhận định, lá phiếu của người dân Sénégal đã khiến vị Tổng thống 86 tuổi nhưng vẫn muốn tại vị thêm một nhiệm kỳ thứ ba đã phải lùi bước, nhường chỗ cho dân chủ.
Trung Quốc bắt đầu một quá trình chuyển đổi khó khăn, vừa phải giảm tăng trưởng, vừa phải thay đổi cách vận hành. Đó là kết luận mà tác giả rút ra từ Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, tổ chức vào ngày 18/3 tại Bắc Kinh. Chuyển đổi về chính trị cần phải song hành với chuyển đổi trong kinh tế, và hai quá trình này có quan hệ tương tác với nhau theo những dạng thức phức tạp.
Tình hình kinh tế tốt đẹp cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, không đảm bảo được là kết quả trong tương lai cũng tích cực như thế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã tuyên bố hôm 14/3 : « Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn quyết định. Nếu không tiến hành cải cách cơ cấu chính trị, thì không thể hoàn thành trọn vẹn cải cách cơ cấu kinh tế. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được có thể bị mất mát, các vấn đề nổi lên trong xã hội Trung Quốc không thể được giải quyết đến nơi đến chốn, và một bi kịch lịch sử tương tự như cuộc Cách mạng văn hóa lại có thể xảy ra ».
Theo tác giả, các vấn đề chính trị là rất quan trọng, nhưng bản thân quá trình chuyển đổi kinh tế cũng hết sức khó khăn. Trung Quốc đã đạt đến cuối thời kỳ mà các nhà kinh tế gọi là « tăng trưởng căng thẳng », với nguồn cung lao động và vốn gia tăng ; và nay phải hướng về « tăng trưởng mạnh mẽ » dựa trên việc cải thiện kỹ năng, kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc tăng trưởng sẽ giảm hẳn so với tỉ lệ khoảng 10% hàng năm trong suốt ba thập kỷ qua. Các yếu tố gây phức tạp cho quá trình chuyển đổi là đầu tư quá cao và sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư.
Về mô hình phát triển, dựa theo định nghĩa của giải Nobel kinh tế Arthur Lewis, thì Trung Quốc dần dà không còn là một đất nước dư thừa lao động. Thu nhập ở mức chỉ đủ ăn của lao động nông thôn đóng góp vào việc duy trì lương bổng trong các ngành tân tiến ở mức thấp, giúp các ngành này thu được rất nhiều lợi nhuận. Khi các món lợi tức này được tái đầu tư, thì tỉ lệ tăng trưởng trong các ngành hiện đại và cho nền kinh tế nói chung lên rất cao. Nhưng đến một lúc nào đó, lao động nông nghiệp trở nên hiếm hoi, khiến giá thành trong các lãnh vực hiện đại tăng lên. Kết quả là kinh tế chín muồi hơn thì lợi tức càng giảm đi, tiết kiệm và đầu tư cũng giảm.
Le Monde nhận định, ba mươi lăm năm trước, Trung Quốc là đất nước dư thừa lao động. Nhưng nay thì đã khác : nền kinh tế bành trướng gấp 20 lần, hơn phân nửa dân số sống ở đô thị, và tỉ lệ sinh sản thấp. Ông Thái Phưởng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhấn mạnh : « Tình trạng thiếu hụt lao động được nhận thấy trước tiên tại vùng duyên hải năm 2004, đã lan rộng trên toàn quốc. Năm 2011, các công ty sản xuất gặp khó khăn chưa từng thấy trong việc tuyển dụng », khiến lương tăng và lợi nhuận giảm.
Theo tác giả bài báo, thì nay Trung Quốc đã tiến đến ngã rẽ mà Lewis đã báo trước. Một trong các hậu quả là tỉ lệ vốn đầu tư/ lao động tăng nhanh, còn lợi nhuận từ đồng vốn giảm. Trong khi đó tăng trưởng bền vững cần phải dựa trên việc gia tăng tổng hiệu suất, chứ không phải là tăng tỉ lệ vốn/ lao động.
Khó khăn trong việc chuyển sang tăng trưởng dựa trên tiến bộ kỹ thuật, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nước đã bị lọt vào « bẫy thu nhập trung bình ». Trung Quốc, hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030. Như vậy cần phải có những cải cách sâu sắc, đã được nêu ra trong bản báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Những cải cách này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là các chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh. Có thể đây là một trong các nguyên nhân khiến ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách chính trị, một thử thách lâu dài của Trung Quốc. Khi đi theo hướng này, kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm sút nặng nề. Bắc Kinh đã ấn định mục tiêu tăng trưởng năm nay là 7,5% và 7% cho cả kế hoạch năm năm. Tăng trưởng chậm lại, thì tỉ lệ đầu tư cũng giảm.
Tuy nhiên, nếu muốn tỉ lệ đầu tư từ 50% so với tổng sản phẩm nội địa xuống còn 35% mà không gây ra xáo trộn, thì tiêu dùng phải tăng. Trong khi Trung Quốc không có phương tiện nào dễ dàng kích thích tiêu dùng, điều này giải thích vì sao câu trả lời cho khủng hoảng của Bắc Kinh chỉ là tăng thêm đầu tư. Trung Quốc đang lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư trong lĩnh vực xây dựng : trong 13 năm gần đây, đầu tư vào nhà ở tăng mỗi năm 26%. Theo tác giả, thì không thể tiếp tục một tỉ lệ tăng nhanh như thế.
Bài báo nhận định, Trung Quốc có khả năng đạt được thành công trong việc chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng kinh tế khác, mà nhiều nước có thu nhập trung bình không làm được. Qua những thành tựu trong quá khứ, khó thể nói khác đi, nhưng với điều kiện là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không tự thỏa mãn với chính mình.
Mua hàng nội địa : Không dễ dàng, trừ phi ở Trung Quốc
Cũng trên lãnh vực kinh tế, Le Monde có bài viết mang tựa đề « Mua được sản phẩm « made in France » là cả một nghệ thuật ». Bài báo nhận xét, tại Pháp, Đức, Mỹ, muốn chứng tỏ lòng yêu nước bằng cách mua sản phẩm hoàn toàn sản xuất trong nội địa không hề dễ dàng. Ngược lại ở Trung Quốc thì không có việc gì dễ hơn thế.
Ngày nay, cứ ba người Pháp thì có hai người cho biết sẵn sàng bỏ tiền nhiều hơn để mua hàng Pháp, so với năm năm trước tỉ lệ này không đến phân nửa, nhưng với điều kiện là không phải trả đắt hơn quá 5%. Nhưng việc nhận ra được các món hàng « made in France » không phải dễ dàng, vì hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất, trừ các loại phó mát và rượu vang có giấy chứng nhận xuất xứ.
Đối với hàng nội thất vốn nhập khẩu đến 2/3, muốn mua hàng Pháp chỉ có cách hoặc mua hàng giá rẻ, được bán trong các đại siêu thị để về tự lắp ráp, hoặc mua hàng thật cao cấp. Hàng điện tử gia dụng hãy còn nhiều nhãn hiệu có nhà máy tại Pháp và phân nửa giá trị tăng thêm là từ trong nước. Nhưng nếu muốn mặc quần áo « made in France » thì người tiêu dùng có nguy cơ gần như phải khỏa thân, vì 95% quần áo bày bán tại Pháp được sản xuất tại nước ngoài. Không thể nào tìm được một chiếc quần jean hoặc bộ đồ vét nam sản xuất tại Pháp. Thiết bị điện thì không có sự chọn lựa nào khác ngoài hàng từ châu Á.
Về xe cộ, chỉ có xe gắn máy hiệu Peugeot còn lắp ráp trong nước, xe hơi thì phải mua những kiểu xe nhỏ của Peugeot, Citroën, Renault, các loại xe lớn đều được ráp ở Trung Âu hay Thổ Nhĩ Kỳ, vì giá thành sản xuất chênh đến 1.300 euro. Tuy nhiên điều an ủi là động cơ, hộp số, bộ truyền động đều là hàng Pháp.
Tại Đức, tiêu chí để được xem là hàng Đức là « giai đoạn chuyển đổi quan trọng nhất » được thực hiện tại đây, có nghĩa là một sản phẩm sản xuất 90% tại nước ngoài vẫn có thể được xem là Made in Germany. Hiện có một số trang web giúp người tiêu dùng nhận ra các nhãn hiệu giữ ít nhất phân nửa sản xuất tại Đức.
Về trang phục, các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Puma, Hugo Boss đều đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài từ lâu. Giày dép thì còn vài hiệu làm tại Đức nhưng đa số dành cho người trên 50 tuổi. Về thực phẩm, hoặc là mua thịt giá rẻ hoặc phải mua loại bio rất đắt tiền. Hàng điện tử gia dụng có hiệu Miele nhưng giá đắt gấp đôi. Xe hơi nổi tiếng Porsche Cayenne thì tuy động cơ sản xuất tại Leipzig nhưng lắp ráp tại Slovakia.
Tại Hoa Kỳ, các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thường được sản xuất tại nước ngoài. Quần jean Levis may tại Pakistan, giày Converse sản xuất tại Việt Nam, áo thun trường đại học New York bày bán trong cửa hàng chính thức có xuất xứ từ Cộng hòa Dominica. Không thể nào gian dối, vì theo luật thì quần áo phải « hoàn toàn hay hầu như toàn bộ sản xuất tại Mỹ mới được trưng nhãn hiệu « made in USA ». Tuy vậy, tập đoàn Nike tuy làm việc với 900 nhà sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, nhưng vẫn thu dụng 23.000 lao động tại Mỹ cho hiệu « Nike air » dành cho trẻ em. Chỉ có lãnh vực xe hơi là lạc quan: kiểu xe Chevrolet Sonic từ nay được sản xuất tại Mỹ thay vì Hàn Quốc, góp phần giúp công nghiệp Hoa Kỳ tăng trưởng.
Ngược lại với các nước phát triển, ở Trung Quốc, hầu như tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều made in China, kể cả các món hàng xa xỉ. Trên 30% hàng dệt may xuất khẩu trên thế giới là của Trung Quốc, thực phẩm thì hoàn toàn nội địa, đồ gỗ và điện tử gia dụng đa số là hàng trong nước. Các món hàng đắt tiền như iPhone của Apple tuy vẽ kiểu từ California nhưng lắp ráp ở Thâm Quyến, xe hơi Audi design tại Đức nhưng quy định của Bắc Kinh buộc phải liên doanh với một đối tác Trung Quốc, nên được lắp ráp tại Trường Xuân.
Pháp : Vũ khí và thư của tên sát thủ không đúng « chuẩn » Al Qaida
Quay lại với nước Pháp, nhật báo Le Figaro cho rằng các loại vũ khí tìm được trong căn hộ và chiếc xe hơi của tên sát nhân Mohamed Merad cho thấy rất tạp nhạp, không phù hợp với Hồi giáo cực đoan vốn thích súng trường và chất nổ. tuy hắn tự nhận là chiến binh thánh chiến.
Trong bảy khẩu súng được tịch thu, có ba khẩu Colt 45 bán tự động thường được bọn giết mướn sử dụng, bán lén lút với giá từ 3.000 đến 4.500 euro, gấp đôi, gấp ba giá chính thức. Một khẩu liên thanh Sten cũ kỹ, bên cạnh khẩu Uzi hiện đại, súng lục Colt Python đắt tiền, một khẩu súng trường thuộc loại « cổ đại ». Có thể đoán rằng Mohamed Merah đã mua tất cả cùng một lúc, từ một « nhà buôn sỉ ». Hoặc là hắn đã dần dần « lên đời », sau khi tiếp cận được giới anh chị trong nhà tù.
Còn về lá thư và đoạn video được gởi đến chi nhánh kênh truyền hình Al Jazeera tại Pháp, thì cũng không « chuẩn », vì thư không viết bằng tiếng Ả Rập và mang dấu ấn Al Qaida như truyền thống.
Bầu cử : Tựa chính báo Pháp
Trong mùa bầu cử, trang nhất các nhật báo Pháp chú trọng tình hình trong nước. Nhật báo cánh tả Libération đặt ra vấn đề, chính sách văn hóa sẽ như thế nào nếu ông François Hollande bước vào điện Elysée, và nhận định : « Văn hóa, vùng đất còn hoang khai cho cánh tả ». Nhật báo công giáo La Croix phân tích một trong những chủ đề tranh cãi trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp năm nay, đó là « Có nên tăng thuế hay không ? ». Tờ báo cộng sản L’Humanité thì dành cho « Tiếng nói của các khu phố nghèo », với các bài phóng sự tại các khu ngoại ô bình dân, cho biết giới trẻ nơi đây luôn mơ ước một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chú trọng đến « Cuộc điều tra về kho vũ khí hạng nặng của Mohamed Merah », tên sát nhân ở Toulouse đã giết hại bảy người, làm chấn động cả nước Pháp tuần qua. Chỉ có Le Monde nhìn sang châu Phi: « Sénégal buộc ông Wade về hưu ». Tờ báo nhận định, lá phiếu của người dân Sénégal đã khiến vị Tổng thống 86 tuổi nhưng vẫn muốn tại vị thêm một nhiệm kỳ thứ ba đã phải lùi bước, nhường chỗ cho dân chủ.