Affichage des articles dont le libellé est Sắc tộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sắc tộc. Afficher tous les articles

vendredi 24 juillet 2020

Bằng chứng sống về việc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ




Biểu tình ngày 03/07/2020 gần Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Mỹ có biện pháp trước tình trạng Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã được lược bớt).

Cưỡng bức triệt sản phụ nữ

« Tất cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc, cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người Hán nào ».

dimanche 19 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Đắk Lắk mặc áo giáp hơi dày...



Ngã Sáu, trung tâm thị xã Ban Mê Thuột. Ảnh Đào Tuấn Sơn.
Tây Nguyên được coi là trọng điểm an ninh quốc gia do vấn đề đặc thù tôn giáo, dân tộc. Chính vì vậy có thời phụ trách Tây Nguyên không phải nhà kinh tế, xã hội mà là tướng an ninh Trần Đại Quang.

Nhưng khổ nỗi những vấn đề phức tạp của Tây Nguyên không phải từ tôn giáo, sắc tộc và cái gọi là "các thế lực thù địch" mà lại xuất phát từ chính quyền quản lý, điều hành kinh tế quá tệ:

-Tham nhũng nặng nề dẫn đến rừng bị tàn phá,

mardi 14 avril 2020

Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện

Cờ Trung Quốc tại một cánh đồng ở Kokang, vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2015. © REUTERS/Wong Campion/File Photo
Đăng ngày:


Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngõ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên liệu các nhà lãnh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đã cũ và tế nhị : « Vì sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »

dimanche 4 novembre 2018

Người dân Tân Calédonie chọn lựa ở lại với nước Pháp

Các áp-phích trong cuộc trưng cầu dân ý về độc lập cho Tân Calédonie tổ chức ngày 04/11/2018.

Theo kết quả kiểm phiếu tạm thời, Tân Calédonie, quần đảo chiến lược thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương, đã chọn lựa ở lại với nước Pháp trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử hôm nay 04/11/2018.
Sau khi kiểm 128.618 trên tổng số hơn 175.000 lá phiếu, số cử tri phản đối Tân Calédonie độc lập chiếm đến 59,68%, so với số người ủng hộ độc lập là 40,32%. Người dân đi bầu đông đảo, với khoảng 80% số cử tri. Các cuộc thăm dò dư luận trước đó dự đoán có từ 63 đến 75% cử tri chọn lựa ở lại với nước Pháp, tỉ lệ này sẽ còn tăng lên sau khi kiểm phiếu xong.

mardi 28 novembre 2017

Tại Miến Điện, Đức giáo hoàng kêu gọi tôn trọng mọi sắc tộc

Đức giáo hoàng Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw ngày 28/11/2017.

Hôm nay, 28/11/2017, tại Naypyidaw, Đức giáo hoàng Phanxicô tuyên bố tương lai của Miến Điện thông qua nền hòa bình, dựa trên « sự tôn trọng mọi nhóm sắc tộc thiểu số », hàm ý nói đến người Rohingya tuy ngài không nêu tên.
Trong bài phát biểu trước chính quyền dân sự Miến Điện và các nhà ngoại giao, Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng tư pháp và nhân quyền. Ngài hoan nghênh « những nỗ lực của chính phủ », trong đó có giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, trong việc khởi động tiến trình đối thoại với nhiều sắc tộc khác nhau, để « cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình ».