Đồng rúp của Nga bất ngờ sụp đổ. Nga đã bắt đầu thấy khó thở.
Đầu tiên, chính quyền Biden chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tấn công tầm xa, và Nga nhanh chóng đáp trả bằng cách phô diễn sức mạnh tên lửa siêu thanh Oreshnik (Hazel).
Sau đó, Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với hơn 50 ngân hàng còn lại của Nga và hơn 40 tổ chức chứng khoán, cắt đứt hoàn toàn việc Nga sử dụng thanh toán bằng đô la Mỹ.
Tiếp theo thì đồng rúp sụp đổ.
Vào ngày 27 tháng 11, đồng rúp giảm mạnh 13 % so với đồng đô la Mỹ và đồng euro. Giá chính thức là 114 rúp đổi một đô la Mỹ, nhưng có tin cho hay, giá chợ đen vượt quá 400.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina phát biểu tại Duma Quốc gia cho biết: “Hầu như tất cả các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế Nga đã cạn kiệt”. Đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang ở trong tình trạng khó khăn chưa từng có.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Nga-Ukraine trước đây, Mỹ và châu Âu đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau đối với Nga. Bao gồm tách rời kinh tế, loại bỏ SWIFT, rút đầu tư nước ngoài, đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài, trừng phạt doanh nghiệp và phong tỏa công nghệ.
Tiếp theo đó là đồng rúp nhanh chóng giảm giá một nửa, thị trường chứng khoán, nợ quốc gia và thị trường bất động sản của Nga đều lao dốc và siêu lạm phát bắt đầu tăng mạnh.
Khi đó, Biden tuyên bố: Đồng rúp sẽ sớm trở thành một tờ giấy vụn. Trước tình hình nền kinh tế Nga sắp bước vào tình thế tuyệt vọng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Nabiullina đã đưa ra những biện pháp ứng phó mang tính quyết đoán:
1. Tăng mạnh lãi suất lên 20 % để kiềm chế lạm phát và hạn chế đầu cơ tỉ giá.
2. Thanh toán bằng đồng rúp nếu các quốc gia khác muốn mua khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và nông sản của Nga, tức họ phải sử dụng đồng rúp để mua những sản phẩm này của Nga.
3. Thanh toán bắt buộc bằng đồng rúp, các công ty phải chuyển đổi đồng tiền trong tay thành rúp, đồng thời ngân hàng trung ương bán mạnh đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối.
Sau đó, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Đồng rúp tăng giá nhanh chóng, thị trường chứng khoán và trái phiếu phục hồi và nước Nga xem ra như “càng chiến tranh thì càng trở nên giàu có”.
Hãy cùng phân tích kỹ xem tại sao “tổ hợp giải nguy” của Nga này lại có tác dụng.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Argentina và các quốc gia khác đều phải đối mặt với tình trạng tương tự về cổ phiếu, trái phiếu và ngoại hối, họ đã áp dụng các biện pháp tương tự. Tuy nhiên, tại sao riêng một mình Nga lại có thể "cải tử hoàn sinh”?
Thực tế có hai lý do cốt lõi:
(1) Sự chủ đạo về năng lượng, có thể không ai mặn mà với đồng rúp, nhưng dầu khí là đồng tiền mạnh. Trung Quốc, Châu Âu và Ấn Độ đều đã chấp nhận đồng rúp làm phương tiện thanh toán để mua các sản phẩm năng lượng của Nga.
(2) Dự trữ ngoại hối. Trước và sau Chiến tranh Nga-Ukraina, Ngân hàng Trung ương Nga đã bán đáng kể trái phiếu Mỹ, đô la Mỹ và euro để ổn định tỉ giá đồng rúp.
Trên thực tế, nếu Nga có thể kết thúc cuộc chiến tranh Nga-Ukraine bằng đòn tấn công chớp nhoáng thì Nga chắc chắn sẽ là kẻ giành chiến thắng lớn nhất.
1. Dự trữ ngoại hối gần như cạn kiệt
Theo thống kê từ Goldman Sachs, trước khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ khoảng 95 tỉ USD, 189 tỉ euro, 77 tỉ USD tương đương bằng Nhân dân tệ, 132 tỉ USD bằng vàng và khoảng 100 tỉ USD bằng trái phiếu và ngoại tệ khác. Sau 1.000 ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine, số liệu này gần như cạn kiệt. Năm 2021, ngân sách nhà nước vẫn thặng dư 524 tỉ rúp. Trong hai năm 2022 và 2023, thặng dư đã biến mất và thâm hụt đã vượt quá 3,2 nghìn tỉ rúp.
Bởi chiến tranh quá tốn kém và chi tiêu quân sự đang tăng quá nhanh. Vào năm 2023, chi tiêu quốc phòng Nga là 6,4 nghìn tỉ rúp và năm nay ước tính sẽ vượt quá 10 nghìn tỉ rúp. 75 % chi phí kinh tế trong nước sử dụng cho quân sự. Bình quân mỗi ngày phải chi 38 tỉ rúp. Cứ kéo dài như vậy, liệu Nga có thể giữ được bao lâu?
Dự trữ ngoại hối của Nga tích lũy được nhờ bán dầu trong hai thập kỷ qua về cơ bản đã cạn kiệt và chỉ còn lại rất ít để sử dụng.
Chi phí ngày càng tăng trong khi thu nhập ngày càng giảm.
Bởi giá năng lượng đã giảm rất nhiều nên châu Âu không còn vội vàng nữa, còn lượng mua của Ấn Độ đã giảm mạnh chỉ riêng trong năm 2023, doanh thu từ dầu khí đã giảm 24 % và sẽ không dừng lại trong năm nay. Dự đoán sẽ giảm ít nhất 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vấn đề lớn của Nga là cơ cấu kinh tế đơn nhất và các biện pháp trừng phạt của nước ngoài quá khắc nghiệt nên thu nhập sụt giảm rõ rệt là chắc chắn.
Và một thao tác thú vị hơn là: Ngân hàng Trung ương Nga sử dụng 300 tỉ USD tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài làm tài sản thế chấp để phát hành một lượng lớn rúp phục vụ chi tiêu quốc phòng và trả lương tử trận cho các liệt sĩ.
Rõ ràng ai cũng biết 300 tỉ này không thể thu hồi được nên động thái của Nga thực chất là chiêu trò bịp bợm để phát hành thêm tiền.
Tất nhiên, Nga vẫn còn vốn để tiếp tục chiến đấu, tức là lượng vàng dự trữ còn lại là 207,7 tỉ USD (2.350 tấn), sẽ không dễ dàng sử dụng cho đến giây phút cuối cùng.
2. Các sản phẩm năng lượng phải đối mặt với áp lực kép về thanh toán và giá cả.
Trung Quốc đã đình chỉ thanh toán bằng đồng rúp trong năm nay, và cũng bắt đầu đàm phán lại mức giá “thỏa thuận dài hạn” đối với các sản phẩm năng lượng của Nga mà nước này mua.
Ở châu Âu, sau hơn hai năm dự trữ, các cơ sở khai thác dầu khí tự nhiên ở nhiều nước châu Âu đã gần đạt công suất tối đa. Số lượng này đủ để châu Âu sử dụng trong vài năm, mặc dù đã phải trả chi phí cao nhưng an ninh năng lượng được đảm bảo.
Vì vậy, châu Âu đã có đủ tự tin để kéo dài cuộc chiến với Nga.
Gần đây, châu Âu đã áp đặt giới hạn giá 60 USD đối với năng lượng của Nga. Nhiều nước châu Âu đã khởi động lại năng lượng hạt nhân và các cơ sở năng lượng độc đáo khác. Khi Trump lên nắm quyền sẽ tiếp tục ép giá dầu... Một loạt biện pháp đang được thực hiện nhằm chống lại Nga.
Để đáp trả những áp lực đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Ukraine, Nga đã phóng tên lửa tầm trung "Hazel" để cảnh cáo và gây ra cơn khủng hoảng"Thế chiến thứ ba".
Hành động này thoạt nhìn có vẻ cực kỳ công kích và đe dọa, nhưng thực chất vẫn là một hình thức phòng thủ và tự vệ:
Thứ nhất là cho lộ con bài và cảnh báo Mỹ, châu Âu và Ukraine không nên manh động; thứ hai là nhắc nhở phương Tây đừng đánh giá sai nước Nga là “ngoài cứng, trong mềm” và từ đó lấn át thêm.
Rõ ràng, Nga hy vọng sẽ phát huy tối đa vị thế của Nga trên chiến trường trước khi Trump nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau, để Nga sẽ có thêm con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
PHÓ ĐỨC AN 30.11.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.