mercredi 1 juin 2022

Nguyễn Mỹ Khanh - Chị nói cơ chế ngoài kia nó khác...

 

Đúng là “cơ chế” ngoài í khác thiệt, rất khác với trong này, nhiều bạn của tôi chia sẻ rằng chính vì sự khác xa đó mà ôm cả gia đình chạy vào đây sống cho thoải mái.

Nhiều bạn của tôi ở ngoài đó thì quá hiểu sự khác đó nên đã âm thầm bơi ngược dòng để được sống đẹp và tử tế như nếp sống ngày xưa từng có. Không những vậy, họ còn có nhiều hành động thiết thực để dìu dắt con cháu thoát cái “cơ chế” mà chị đang huỵt toẹt ra đó ạ!

“Cơ chế” trong này có dạy con cháu “Ăn cây nào rào cây nấy”, nhiều bạn của tôi vào đây học cách sống cởi mở, hào sảng, hết lòng vì mọi người theo lối miền Nam, cộng thêm sự tinh túy, khéo léo, nhã nhặn, lịch thiệp của người Hà thành xưa nên rất được yêu quý và rất thành công.

Họ xem mảnh đất này là quê hương thứ hai nên hết sức vun đắp và đồng cam cộng khổ. Trong nhiều thứ cần vun đắp của cộng đồng phương Nam, nhà trường là chốn thiêng liêng cần gìn giữ vẻ đẹp tinh khiết và tôn trọng các chuẩn mực. Vì tương lai của con mình nơi đó, vì ký ức của con mình sau này cũng là từ nơi đó, trường lớp, thầy cô, bạn bè chính là di sản văn hóa tinh thần trong trái tim của từng em học sinh sau này.

 

Chuyển trường rất dễ, có tiền cho con ra nước ngoài học cũng dễ, nhưng lấy ra khỏi đầu óc con hình ảnh, ngôn phong, hành vi ứng xử của người mẹ hầu như không thể. Hơn nữa, một bản copy y chamg đã được tạo ra từ lúc ta cấn thai mất rồi, và bản copy đó chỉ ngày càng đậm nét thêm mà thôi.

Mười hai năm trước, một anh bạn của tôi từ một nước Đông Âu về Việt Nam sống đã nói rằng:

Sự khác biệt giữa người Việt ở Đông Âu và người Việt ở Tây Âu & Mỹ chính là:

- Người Việt sang Mỹ & Tây Âu nghĩ rằng đây là quê hương thứ hai của mình nên ra sức gìn giữ bản thân và phẩm chất để phát triển cùng với cộng đồng.

- Phần lớn người Việt ở Đông Âu nghĩ rằng qua đây lao động một thời gian, cố gắng gom góp vơ vét càng nhiều càng tốt rồi đi chỗ khác làm ông hoàng bà chúa. Lối nghĩ này đã khiến họ đã có những hành vi đáng tiếc khiến thế giới khinh thường người Việt.

Tôi cũng từng biết những ông bà được cử vào miền Nam giữ chức này nọ đã tận lực… vơ vét ra sao. Không khó nhận ra họ: lời thì đao to búa lớn, gọi người khác là thằng này, con kia và xưng ông mày, bà mày, hay khoe cả họ làm quan, chen lấn giành giật cho bằng được phần hơn về mình và rõ nhất là thói tung hê đạp đổ tất cả khi không được đáp ứng yêu cầu dù rất nhỏ. Tôi hiểu rằng những người này chính là sản phẩm  của “cơ chế” mà chị vừa nhắc.

——

Nếu con của bạn đang học ở trường mà bất cứ phụ huynh nào cũng có thể yêu cầu gặp mặt thì bạn có chịu không? Huống hồ khi phụ huynh đang trong cơn nóng giận.

Nếu cơ quan bạn đang làm việc xảy ra mâu thuẫn, đang trong lúc giải quyết mà bạn luôn lớn tiếng thì liệu bầu không khí đó có giải quyết được tốt không, huống chi lại livetream.

Của cho không bằng cách cho.

Đi đòi công bằng cũng cần có thái độ đúng đắn phù hợp.

Nhớ trong trại hè, một em nhỏ từng tâm sự với tôi, con bị bạn đánh nhưng sau này không dám mách mẹ nữa, vì mẹ tới trường làm rùm beng, con ngượng với các bạn lắm.

Tôi không cười chê ai, tánh tôi từng cũng rất nóng, khi giận cũng từng la hét, có khi còn to hơn, nhưng sau đó bình tĩnh nghĩ lại rất hối hận, thấy thương con vô cùng, tôi sợ con giống tính tôi nên quyết tâm thay đổi.

Nếu sau này con bạn đụng chuyện là làm rùm beng lên, bạn biết ngay cháu nó lây từ “cơ chế” nào rồi phải không?

NGUYỄN MỸ KHANH 31.05.2022

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.