mardi 7 décembre 2021

Lê Dũng - Mua bán danh dự quốc gia

 

Việt Nam có mấy thứ liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân, nhưng hướng dẫn sử dụng lại loằng ngoằng vô đối so với thế giới.

- Đất đai,

- Chuyện Kiều, phi vật thể

- Quốc ca,

- Và di sản ông cha tại các bảo tàng.

Túm lại có 3 nhóm: nhóm đất đai, nhóm hiện vật và nhóm phi vật thể. Nhưng tiếc cái là chỉ có đất đai và vật thể là được định danh trong luật, còn phi vật thể thì lại không, chỉ mặc định cả nhau, nôm na mách qué thế thôi.

Đất đai là sở hữu toàn dân, luật rõ nhiều, thu hồi rõ nhanh, đền bù rõ thấp bất chấp thị trường, nhưng giải phóng mặt bằng lại vô cùng chậm. Là bởi lẽ nó thiếu nhất quán. Ví dụ nhà nước phân lô bán nền thì rất đắt, nhưng thu hồi đền bù lại rất rẻ. Còn việc ai phân lô bán nền, tiền vào túi ai là lỗi nhà nước chứ không phải lỗi dân. Dân họ chỉ đòi công bằng khi nhìn vào đó thôi.

Vật thể thôi không bàn, nhưng phi vật thể mới hài hước.

Đó là chuyện Kiều ném lung tung trên mạng không ai quản, nhưng một bản phối nhạc thì giành nhau, đè nhau ra để áp luật sở hữu trí tuệ.

Lỗi này nằm ở luật số 15/2017/QH14 ngày 21.6.2017 về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong luật số 15 có qui định tại Mục 2, Chương 6 về tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Tiếc cái nó lại xem nhẹ phần định danh các tác phẩm phi vật thể.

Việc xem nhẹ này sẽ dẫn đến một ngày:

- Thằng sở hữu bản phối quốc ca thu của nhà nước sở hữu bản quốc ca đó, tiền quốc ca.

- Thằng sở hữu bản phối lời cổ chầu văn, chèo, quan họ, xoan, dân ca Nghệ Tĩnh cũng thu tiền nhà nước,

- Thằng sở hữu bản ghi âm, băng hình lời cụ Hồ bán cụ lại cho nhà nước,

- Và biết đâu có thằng ở nước ngoài đăng ký Kiều là của nó rồi bán lại cho Việt Nam.

- Mọi ngày thứ Hai các trường học đều phát quốc ca và có thằng mò đến thu tiền bản quyền của nó.

- Và thậm chí trong nghi thức tiếp khách quốc tế, là bộ mặt quốc gia, cũng sẽ có thằng mò đến thu tiền cái mà của quốc gia đó sở hữu.

Sự việc chẳng nói làm điều, nhưng khái quát hóa nó lên sẽ thấy một vấn đề nghiêm trọng. Đó là di sản cha ông là tài sản toàn dân, là lòng tự tôn và danh dự dân tộc. Khi anh cho phép nó mua bán, thì có nghĩa là chẳng có gì không thể mua bán được nữa cả.

Nhưng luật Việt Nam là thế, thủ kho to hơn thủ trưởng, báu vật quốc gia nhưng quyền quyết định nằm trong tay anh thủ kho. Và nó bầy hầy ở chỗ, Hiến pháp quy định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, ấy thế nhưng mà thay vì phát cho không để phổ biến, thì nó lại cho phép in ra để bán. Đến tư tưởng mà còn bán được, thì hỏi quốc ca đã là gì?

Nên tới đây luật về tài sản công phải sửa lại không nói, mà cần thiết phải có luật về sở hữu toàn dân. Để hạn chế việc, anh bán cái gì thì bán, nhưng không được bán di sản ông cha, danh dự dân tộc và lòng tự tôn của con người.

Và luật phải quy định rõ, khi phần lời và nhạc phổ đã là sở hữu toàn dân, như quốc ca, như các loại hình âm nhạc truyền thống, thì phần phối đương nhiên là một phần không thể tách rời, phải là sở hữu toàn dân.

Chứ bản quyền kiểu gì mà người viết nên nó thì không được hưởng, mà hưởng là thằng gõ phèng la bao giờ.

LÊ DŨNG 07.12.2021

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.