Đăng ngày 26-09-2014
Nước Pháp hôm qua 25/09/2014 tại Liên Hiệp Quốc đã
tái thúc đẩy đề nghị giới hạn quyền phủ quyết đối với các thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an trong trường hợp « tội ác hàng loạt » - một sáng kiến ít được các đối tác trong Hội đồng hưởng ứng.
Ngoại
trưởng Pháp Laurent Fabius khi khai mạc hội nghị về sáng kiến trên bên
lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York đã tuyên bố : « Chúng ta còn mắc nợ công luận. Dân chúng không hiểu được tại sao cách hoạt động của Hội đồng Bảo an »
lại bị tê liệt trong trường hợp tội ác hàng loạt. Ông José Antonio
Meade Kuribrena, Ngoại trưởng Mêhicô là người đồng tổ chức hội nghị nói
thêm : « Quyền phủ quyết không phải là một ưu đãi mà là trách nhiệm ».
Đề nghị của Pháp nhắm vào việc đạt được đảm bảo của năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) không sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp « tội ác hàng loạt » được thực hiện (tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh). Paris nhấn mạnh, mục đích là nhằm tránh cho Hội đồng Bảo an khỏi bị tê liệt, như trường hợp Syria.
Từ đầu cuộc chiến Syria đã làm khoảng 200.000 người chết trong ba năm rưỡi qua, Nga và Trung Quốc đã bốn lần sử dụng đến quyền phủ quyết đối với các nghị quyết dự kiến trừng phạt chế độ Bachar Al Assad.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp nhìn nhận : « Không còn là bí mật với bất kỳ ai : một số đối tác đón nhận đề nghị trên một cách còn hơn cả lạnh nhạt. Chúng tôi rất thực tế, điều này không thể thành hiện thực trong ngắn hạn. Nhưng vấn đề Syria đã gây ra rất nhiều câu hỏi và chỉ trích, chúng tôi đã có được nhiều phản ứng tích cực nơi các Nhà nước và tổ chức phi chính phủ ». Nguồn tin nói thêm, đây là « một công việc dài hơi dưới áp lực và niềm tin ».
Sau hội nghị, Ngoại trưởng Fabius tuyên bố : « Chúng tôi biết rằng không dễ dàng sửa đổi các văn bản, đó là lý do khiến chúng tôi muốn thuyết phục ». Ông cho biết được khuyến khích bởi các phản ứng của Anh và Mỹ và nói đùa : « Nhìn chung, họ không biểu lộ sự phản đối thẳng thừng và hàng loạt ». Ông Laurent Fabius nhận định : « Chúng tôi muốn nêu ra chủ đề này trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Nếu cải cách trên đây có thể thành hiện thực trong năm tới, thì đó sẽ là một tiến bộ tuyệt vời ».
Khoảng 20 quốc gia tham gia hội nghị nói trên, trong đó có bốn thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an.
Đề nghị của Pháp nhắm vào việc đạt được đảm bảo của năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) không sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp « tội ác hàng loạt » được thực hiện (tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh). Paris nhấn mạnh, mục đích là nhằm tránh cho Hội đồng Bảo an khỏi bị tê liệt, như trường hợp Syria.
Từ đầu cuộc chiến Syria đã làm khoảng 200.000 người chết trong ba năm rưỡi qua, Nga và Trung Quốc đã bốn lần sử dụng đến quyền phủ quyết đối với các nghị quyết dự kiến trừng phạt chế độ Bachar Al Assad.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp nhìn nhận : « Không còn là bí mật với bất kỳ ai : một số đối tác đón nhận đề nghị trên một cách còn hơn cả lạnh nhạt. Chúng tôi rất thực tế, điều này không thể thành hiện thực trong ngắn hạn. Nhưng vấn đề Syria đã gây ra rất nhiều câu hỏi và chỉ trích, chúng tôi đã có được nhiều phản ứng tích cực nơi các Nhà nước và tổ chức phi chính phủ ». Nguồn tin nói thêm, đây là « một công việc dài hơi dưới áp lực và niềm tin ».
Sau hội nghị, Ngoại trưởng Fabius tuyên bố : « Chúng tôi biết rằng không dễ dàng sửa đổi các văn bản, đó là lý do khiến chúng tôi muốn thuyết phục ». Ông cho biết được khuyến khích bởi các phản ứng của Anh và Mỹ và nói đùa : « Nhìn chung, họ không biểu lộ sự phản đối thẳng thừng và hàng loạt ». Ông Laurent Fabius nhận định : « Chúng tôi muốn nêu ra chủ đề này trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Nếu cải cách trên đây có thể thành hiện thực trong năm tới, thì đó sẽ là một tiến bộ tuyệt vời ».
Khoảng 20 quốc gia tham gia hội nghị nói trên, trong đó có bốn thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140926-phap-co-thuc-day-lien-hiep-quoc-cai-cach-ve-quyen-phu-quyet/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.