Bài đăng : Thứ tư 03 Tháng Chín 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 03 Tháng Chín 2014
Trong
ngày cuối cùng của chuyến công du Nhật Bản năm ngày từ 30/8 đến
03/09/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra lời tuyên bố khẳng
định diện mạo của thế kỷ 21 phụ thuộc vào sự hợp tác Ấn – Nhật. Hai nước
mong muốn thiết lập được quan hệ đối tác toàn diện chiến lược, với hy
vọng trở thành đối trọng trước Trung Quốc.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles tường trình :
« Thế giới biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á ». Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã tuyên bố như trên tại Tokyo, và ông nhấn mạnh, thế nhưng diện mạo và bản chất của thế kỷ này phụ thuộc vào việc Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với nhau. Thông điệp này hướng tới Trung Quốc. Chính vì thế, hai nước muốn thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chiến lược song phương, với các cuộc tham khảo thường xuyên ở cấp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung và hải quân Hoa Kỳ có thể cùng tham gia. Trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, hai nước sẽ đẩy mạnh tiến độ các cuộc thảo luận, vốn bị gián đoạn từ sau thảm họa Fukushima, để có thể đạt được một thỏa thuận về năng lượng. Thế nhưng, trước tiên, Tokyo muốn có được bảo đảm là hợp tác hạt nhân giữa Nhật Bản-Ấn Độ không bị lợi dụng vì mục đích quân sự.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi mức đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các dự án tàu cao tốc và lập các tổ hợp công nghiệp. Đồng thời, hai nước cũng đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực sản xuất đất hiếm, nguyên liệu cần thiết cho các sản phẩm công nghệ cao. Điều này giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc ».
tags: Nhật Bản - Ấn Độ - Châu Á - Quan hệ - Chiến lược - Trung Quốc
« Thế giới biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á ». Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã tuyên bố như trên tại Tokyo, và ông nhấn mạnh, thế nhưng diện mạo và bản chất của thế kỷ này phụ thuộc vào việc Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với nhau. Thông điệp này hướng tới Trung Quốc. Chính vì thế, hai nước muốn thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chiến lược song phương, với các cuộc tham khảo thường xuyên ở cấp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung và hải quân Hoa Kỳ có thể cùng tham gia. Trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, hai nước sẽ đẩy mạnh tiến độ các cuộc thảo luận, vốn bị gián đoạn từ sau thảm họa Fukushima, để có thể đạt được một thỏa thuận về năng lượng. Thế nhưng, trước tiên, Tokyo muốn có được bảo đảm là hợp tác hạt nhân giữa Nhật Bản-Ấn Độ không bị lợi dụng vì mục đích quân sự.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi mức đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các dự án tàu cao tốc và lập các tổ hợp công nghiệp. Đồng thời, hai nước cũng đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực sản xuất đất hiếm, nguyên liệu cần thiết cho các sản phẩm công nghệ cao. Điều này giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc ».
tags: Nhật Bản - Ấn Độ - Châu Á - Quan hệ - Chiến lược - Trung Quốc
Phải liên kết lại để còn chống chọi với ông TQ thôi. Đứng riêng lẻ một mình dễ bị "mần thịt" lắm. Như VN có truyền thống đánh giặc bao đời, nhưng thử nghĩ, nếu bây giờ có đánh nhau thì bao nhiêu xương máu sẽ đổ xuống, mất bao nhiêu năm để gầy dựng lại.
RépondreSupprimerBên mình chuyên phân phối Nước Hoa Xe Hơi chính gốc Nhật Bản, các bạn ủng hộ nhé.
………………………………………………………
Trung Tâm Phụ Kiện Ô Tô Chất Lượng Cao Minh Phú
Hotline: 0909 627 678
Để tìm hiểu sản phẩm, bạn xem tại đây nhé: Nước Hoa Xe Hơi Cao Cấp Từ Nhật Bản Hoặc Nuoc Hoa Xe Hoi Cao Cap Tu Nhat Ban