Bài đăng : Thứ ba 02 Tháng Chín 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 02 Tháng Chín 2014
Đang trong cuộc chiến khí đốt với Ukraina và leo thang trừng phạt với phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin, hôm qua, 01/09/2014, đã cho khởi công xây dựng đường ống khí đốt, qua đó, Nga sẽ xuất khẩu ồ ạt sang Trung Quốc và tái cân bằng thương mại về phía Châu Á.
Trong lễ khởi công tại Iakoutie thuộc Siberia, ông Putin nhấn mạnh : « Chúng
ta tiến hành dự án xây dựng lớn nhất thế giới. Không có dự án nào quan
trọng hơn thế trong tương lai gần. Nhưng điều đáng chú ý không phải là
các kỷ lục, mà đây là dự án hết sức quan trọng đối với Liên bang Nga
cũng như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ».
Đường ống « Sức mạnh Siberia » có chiều dài dự kiến 4.000 km, vận chuyển được 61 tỉ mét khối, sẽ nối liền các mỏ ở phía đông Siberia với mạng khí đốt hiện hữu, và kéo dài tận vùng Viễn Đông, đến Khabarovsk và Vladivostok. Phí tổn xây dựng đường ống này và các cơ sở hạ tầng liên quan ước tính 55 tỉ đô la.
Công trình trên sẽ giúp Matxcơva, mà nguồn thu chủ yếu từ dầu khí, đảm bảo được hợp đồng ký kết với Bắc Kinh sau mười năm thương lượng gay go. Như vậy, lần đầu tiên Nga sẽ giao khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống dẫn khí.
Siêu hợp đồng khoảng 400 tỉ đô la sẽ kéo dài trong 30 năm, dự kiến mỗi năm giao 38 tỉ mét khối, bắt đầu từ năm 2018. Theo Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) hiện diện trong buổi lễ, việc xây dựng đoạn đường ống phía Trung Quốc sẽ bắt đầu từ quý một 2015.
Khí đốt của Nga hiện xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ và nhất là Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng Gazprom hy vọng mở rộng sự hiện diện tại Châu Á thông qua đường ống dẫn khí này, và nhờ việc xây dựng một nhà máy khí đốt hóa lỏng ở Vladivostok. Người đứng đầu Gazprom, ông Alexei Miller, cho biết đang chờ đợi ký kết một hợp đồng khí đốt mới với Bắc Kinh vào tháng 11 tới về một đường ống dẫn khí khác ở hướng tây.
Nhà phân tích Valéri Nesterov của Sberbank CIB cho rằng : « Mạng lưới ống dẫn Sức mạnh Siberia sẽ là nguồn hỗ trợ lớn khi hoạt động hết công suất vào đầu những năm 2020 », để tái cân bằng xuất khẩu của Nga. Điều này giúp ổn định tình hình tài chính cho Gazprom, đang bị đe dọa bởi cạnh tranh gay gắt và viễn cảnh giảm giá ».
Hơn nữa, Châu Âu đang tìm cách giảm lệ thuộc vào khí đốt Nga, trong lúc « cuộc chiến tranh khí đốt mới » giữa Kiev và Matxcơva có nguy cơ ngăn trở việc cung cấp khí trong mùa đông.
Tổng quát hơn, hợp đồng với Trung Quốc phù hợp với ý định của Matxcơva nhằm tái cân bằng ngoại thương, hiện đang hướng về Liên Hiệp Châu Âu, nay muốn quay sang Châu Á. Đó là do tình hình kinh tế Châu Á năng động hơn Châu Âu trong những năm gần đây. Thêm vào đó, sự chuyển hướng này lại còn cần thiết hơn do cuộc khủng hoảng chưa từng có giữa Matxcơva và phương Tây kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay.
Còn về dầu lửa, một siêu hợp đồng khác được thỏa thuận năm 2013 bắt đầu có tác động. Vào giữa tháng Tám, tờ Wall Street Journal đã tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của giới phân tích, kể từ đầu năm nay, 30% lượng dầu lửa xuất khẩu của Nga là bán cho Trung Quốc. Đây là tỉ lệ cao nhất từ trước tới nay – trong năm 2012 chỉ đạt 20%.
Matxcơva còn trông cậy vào « Sức mạnh Siberia » - vốn đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ - để hỗ trợ cho nền kinh tế Nga hiện đang bên bờ vực suy thoái, do cuộc khủng hoảng Ukraina và các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng nặng nề thêm của phương Tây.
Đường ống dẫn khí này thu hút sự chú ý của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đang có tham vọng rất lớn về khí đốt. Rosneft đe dọa sẽ kiện ra tòa nếu Gazprom không cho tập đoàn này đấu nối vào hệ thống ống dẫn « Sức mạnh Siberia ».
Mặc cho Gazprom thẳng thừng từ chối, Vladimir Putin dường như đã ưu ái Rosneft – mà một trong những người thân cận của Tổng thống Nga là Igor Setchine điều hành và đang bị chao đảo vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ - khi ông tuyên bố là cần phải mở cửa cho cạnh tranh về đường ống dẫn khí đốt.
Đường ống « Sức mạnh Siberia » có chiều dài dự kiến 4.000 km, vận chuyển được 61 tỉ mét khối, sẽ nối liền các mỏ ở phía đông Siberia với mạng khí đốt hiện hữu, và kéo dài tận vùng Viễn Đông, đến Khabarovsk và Vladivostok. Phí tổn xây dựng đường ống này và các cơ sở hạ tầng liên quan ước tính 55 tỉ đô la.
Công trình trên sẽ giúp Matxcơva, mà nguồn thu chủ yếu từ dầu khí, đảm bảo được hợp đồng ký kết với Bắc Kinh sau mười năm thương lượng gay go. Như vậy, lần đầu tiên Nga sẽ giao khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống dẫn khí.
Siêu hợp đồng khoảng 400 tỉ đô la sẽ kéo dài trong 30 năm, dự kiến mỗi năm giao 38 tỉ mét khối, bắt đầu từ năm 2018. Theo Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) hiện diện trong buổi lễ, việc xây dựng đoạn đường ống phía Trung Quốc sẽ bắt đầu từ quý một 2015.
Khí đốt của Nga hiện xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ và nhất là Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng Gazprom hy vọng mở rộng sự hiện diện tại Châu Á thông qua đường ống dẫn khí này, và nhờ việc xây dựng một nhà máy khí đốt hóa lỏng ở Vladivostok. Người đứng đầu Gazprom, ông Alexei Miller, cho biết đang chờ đợi ký kết một hợp đồng khí đốt mới với Bắc Kinh vào tháng 11 tới về một đường ống dẫn khí khác ở hướng tây.
Nhà phân tích Valéri Nesterov của Sberbank CIB cho rằng : « Mạng lưới ống dẫn Sức mạnh Siberia sẽ là nguồn hỗ trợ lớn khi hoạt động hết công suất vào đầu những năm 2020 », để tái cân bằng xuất khẩu của Nga. Điều này giúp ổn định tình hình tài chính cho Gazprom, đang bị đe dọa bởi cạnh tranh gay gắt và viễn cảnh giảm giá ».
Hơn nữa, Châu Âu đang tìm cách giảm lệ thuộc vào khí đốt Nga, trong lúc « cuộc chiến tranh khí đốt mới » giữa Kiev và Matxcơva có nguy cơ ngăn trở việc cung cấp khí trong mùa đông.
Tổng quát hơn, hợp đồng với Trung Quốc phù hợp với ý định của Matxcơva nhằm tái cân bằng ngoại thương, hiện đang hướng về Liên Hiệp Châu Âu, nay muốn quay sang Châu Á. Đó là do tình hình kinh tế Châu Á năng động hơn Châu Âu trong những năm gần đây. Thêm vào đó, sự chuyển hướng này lại còn cần thiết hơn do cuộc khủng hoảng chưa từng có giữa Matxcơva và phương Tây kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay.
Còn về dầu lửa, một siêu hợp đồng khác được thỏa thuận năm 2013 bắt đầu có tác động. Vào giữa tháng Tám, tờ Wall Street Journal đã tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của giới phân tích, kể từ đầu năm nay, 30% lượng dầu lửa xuất khẩu của Nga là bán cho Trung Quốc. Đây là tỉ lệ cao nhất từ trước tới nay – trong năm 2012 chỉ đạt 20%.
Matxcơva còn trông cậy vào « Sức mạnh Siberia » - vốn đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ - để hỗ trợ cho nền kinh tế Nga hiện đang bên bờ vực suy thoái, do cuộc khủng hoảng Ukraina và các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng nặng nề thêm của phương Tây.
Đường ống dẫn khí này thu hút sự chú ý của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đang có tham vọng rất lớn về khí đốt. Rosneft đe dọa sẽ kiện ra tòa nếu Gazprom không cho tập đoàn này đấu nối vào hệ thống ống dẫn « Sức mạnh Siberia ».
Mặc cho Gazprom thẳng thừng từ chối, Vladimir Putin dường như đã ưu ái Rosneft – mà một trong những người thân cận của Tổng thống Nga là Igor Setchine điều hành và đang bị chao đảo vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ - khi ông tuyên bố là cần phải mở cửa cho cạnh tranh về đường ống dẫn khí đốt.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.