Bài đăng : Thứ hai 12 Tháng Tám 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 12 Tháng Tám 2013
Hôm nay
12/08/2013 Ấn Độ đã trình làng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước
này tự chế tạo, trong nỗ lực hiện đại hóa trang thiết bị quân sự hầu
hết là mua của Liên Xô cũ, để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung
Quốc.
Chiếc INS Vikrant có trọng tải 40.000 tấn sẽ được đưa vào hoạt
động từ năm 2018, sau khi tiến hành xong một loạt thử nghiệm. Sự kiện
này sẽ giúp Ấn Độ bước vào câu lạc bộ các quốc gia có thể tự thiết kế và
đóng được hàng không mẫu hạm, đến nay chỉ mới có bốn nước là Hoa Kỳ,
Anh, Pháp, Nga.
Chương trình này tốn kém khoảng 5 tỉ đô la, bị trễ hạn so với kế hoạch hai năm. Tuy nhiên đây là một giai đoạn đáng nhớ - theo như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony, hiện diện trong buổi lễ ra mắt chiếc tàu sân bay trên tại cảng Cochin ở miền nam Ấn Độ. Ông nói : « Đây là bước đầu tiên của một chuyến hành trình dài, và là bước đầu quan trọng ».
Theo các nhà phân tích, Ấn Độ tìm cách đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của một cường quốc châu Á khác là Trung Quốc, bằng cách hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Chuyên gia Rahul Bedi của tạp chí quốc phòng Jane’s nhận định : « Chiếc hàng không mẫu hạm sẽ được triển khai tại Ấn Độ Dương, nơi quy tụ các lợi ích thương mại và kinh tế của thế giới. Ấn Độ luôn lưu ý đến năng lực của Trung Quốc ».
New Delhi đầu tư nhiều tỉ đô la cho công cuộc hiện đại hóa trang thiết bị quân sự. Theo cơ quan tư vấn KPMG, Ấn Độ chi 112 tỉ đô la cho vũ khí từ 2010 đến 2016.
Hôm thứ Bảy 10/08/2013, chính phủ Ấn cũng đã loan báo chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên INS Ariahant đã sẵn sàng hoạt động thử. Theo chuyên gia của Jane’s, thì tất cả các chương trình này là nhằm « phô trương sức mạnh của Ấn Độ, nối dài thêm cho chính sách ngoại giao ».
Còn theo C.Uday Bhaskar, cựu sĩ quan Hải quân Ấn và là cựu giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia, thì chiếc hàng không mẫu hạm được giới thiệu hôm nay « sẽ tăng cường uy tín của Ấn Độ », nhưng « không làm thay đổi tương quan lực lượng với Trung Quốc. Kỹ thuật về nguyên tử và đóng tàu của Trung Quốc cao hơn Ấn Độ ».
Bắc Kinh hồi tháng 9/2012 đã đưa vào hoạt động chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, được cải tạo từ chiếc Varyag ban đầu được đóng cho Hải quân Liên Xô nhưng chưa hoàn tất.
Từ nay đến cuối năm, New Delhi sẽ nhận được chiếc tàu sân bay Admiral Gorshkov mua lại của Nga, đặt tên mới là INS Vikramaditya, được giao trễ bốn năm.
Hiện nay Ấn Độ chỉ sở hữu một hàng không mẫu hạm đã 60 tuổi mua lại của Anh vào năm 1987, được đặt lại tên là INS Viraat, sẽ dần dần bị thải loại trong những năm tới.
Chương trình này tốn kém khoảng 5 tỉ đô la, bị trễ hạn so với kế hoạch hai năm. Tuy nhiên đây là một giai đoạn đáng nhớ - theo như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony, hiện diện trong buổi lễ ra mắt chiếc tàu sân bay trên tại cảng Cochin ở miền nam Ấn Độ. Ông nói : « Đây là bước đầu tiên của một chuyến hành trình dài, và là bước đầu quan trọng ».
Theo các nhà phân tích, Ấn Độ tìm cách đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của một cường quốc châu Á khác là Trung Quốc, bằng cách hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Chuyên gia Rahul Bedi của tạp chí quốc phòng Jane’s nhận định : « Chiếc hàng không mẫu hạm sẽ được triển khai tại Ấn Độ Dương, nơi quy tụ các lợi ích thương mại và kinh tế của thế giới. Ấn Độ luôn lưu ý đến năng lực của Trung Quốc ».
New Delhi đầu tư nhiều tỉ đô la cho công cuộc hiện đại hóa trang thiết bị quân sự. Theo cơ quan tư vấn KPMG, Ấn Độ chi 112 tỉ đô la cho vũ khí từ 2010 đến 2016.
Hôm thứ Bảy 10/08/2013, chính phủ Ấn cũng đã loan báo chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên INS Ariahant đã sẵn sàng hoạt động thử. Theo chuyên gia của Jane’s, thì tất cả các chương trình này là nhằm « phô trương sức mạnh của Ấn Độ, nối dài thêm cho chính sách ngoại giao ».
Còn theo C.Uday Bhaskar, cựu sĩ quan Hải quân Ấn và là cựu giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia, thì chiếc hàng không mẫu hạm được giới thiệu hôm nay « sẽ tăng cường uy tín của Ấn Độ », nhưng « không làm thay đổi tương quan lực lượng với Trung Quốc. Kỹ thuật về nguyên tử và đóng tàu của Trung Quốc cao hơn Ấn Độ ».
Bắc Kinh hồi tháng 9/2012 đã đưa vào hoạt động chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, được cải tạo từ chiếc Varyag ban đầu được đóng cho Hải quân Liên Xô nhưng chưa hoàn tất.
Từ nay đến cuối năm, New Delhi sẽ nhận được chiếc tàu sân bay Admiral Gorshkov mua lại của Nga, đặt tên mới là INS Vikramaditya, được giao trễ bốn năm.
Hiện nay Ấn Độ chỉ sở hữu một hàng không mẫu hạm đã 60 tuổi mua lại của Anh vào năm 1987, được đặt lại tên là INS Viraat, sẽ dần dần bị thải loại trong những năm tới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.