mercredi 8 août 2012

Nguyễn Chí Vịnh, nhà ngoại giao phải hòa giải Hà Nội và Bắc Kinh


Thứ trưởng Quốc phòng VN Nguyễn Chí Vịnh
Việt Nam đang ở tâm điểm một khu vực mà các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đang tăng cao. Chính ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam đang đảm nhận nhiệm vụ khó khăn là đòi hỏi quyền lợi cho đất nước mình, trong khi vẫn thu xếp giữ quan hệ với Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Sau đây là phác họa chân dung một tướng lãnh đã trở thành một chính khách mưu lược - theo tác giả Greg Torode. ( LND: Bài viết này do Courrier International 06/08/2012 online dịch từ South China Morning Post, TM chỉ làm công việc chuyển ngữ).

Trong số những người thân cận với ông Nguyễn Chí Vịnh, một số xem ông là một chiến lược gia khôn khéo nhất. Điều này không phải đơn giản, trong một Việt Nam vốn không thiếu các nhà chiến lược khôn ngoan. Dù sao thì chính ở lãnh vực quan hệ quốc tế mà tướng Vịnh tiến hành các cuộc chiến: ông phải đối đầu với các lực lượng luôn thay đổi, tại một khu vực phải thường xuyên thích ứng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Tướng Vịnh ra khỏi bóng tối sau nhiều năm làm việc trong ngành tình báo quân đội, nơi ông đã phát triển một chính sách ngoại giao quân sự - một điều mới mẻ ở một định chế có truyền thống bí mật. Mục tiêu này có nghĩa, trong khi vẫn duy trì các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông – nơi mà xung đột sẽ còn trầm trọng hơn (nhiều nước trong khu vực cùng tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu tiềm năng dầu khí) – Hà Nội phải cố gắng cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như các cường quốc khác. Ông Vịnh bền bỉ tiếp xúc với hàng chục nhân vật lãnh đạo quân sự trong khu vực và các nhà ngoại giao nước ngoài.

Tuy Trung Quốc và Việt Nam đều quan tâm đến việc tăng cường hợp tác, một cuộc chiến ngôn từ dữ dội đã diễn ra, liên quan đến lợi ích trái ngược của hai nước tại Biển Đông. Chủ nghĩa quốc tế của Việt Nam tỏ ra ngày càng phức tạp. Ông Vịnh đối mặt với hiện tượng này một cách tinh tế. Chuyến viếng thăm hồi đầu tháng Sáu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt đầu bằng việc thăm lại vịnh Cam Ranh, là một chuyến đi mang tính lịch sử. Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa ở miền Trung, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, từng có căn cứ quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Dưới mắt ông Vịnh, chuyến công du của ông Panetta nằm trong chính sách cải thiện quan hệ giữa hai kẻ cựu thù, tiến từng bước một cách thận trọng. Hai nước đã ký kết một hiệp định hợp tác quân sự vào năm 2011.

Cho dù có nhiều căng thẳng trong những năm gần đây, nhưng vị Thứ trưởng Quốc phòng có vẻ nghiêng về phía siết chặt quan hệ quân sự Việt – Trung. Ông thổ lộ : « Hai nước đều ý thức là việc củng cố quan hệ quốc phòng giúp tránh đối đầu và xung đột ». Tuy vậy sau đó ông tái khẳng định « ý chí kiên quyết » bảo vệ chủ quyền Việt Nam, trong mục đích thiết lập một mối « quan hệ bình đẳng ». Trong những dịp khác, ông Vịnh tỏ vẻ chống đối hơn : cách đây hai năm, ông đã tuyên bố rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự vệ. Nhân một hội nghị ở Singapore năm 2011, ông đã cảnh báo trong trường hợp một trong số các đối tác leo thang thì Việt Nam « sẽ không khoanh tay đứng nhìn ».

Một vẻ ngoài trầm tĩnh

Đương nhiên là các nhà ngoại giao trong khu vực và nhà phân tích quân sự quan sát kỹ lưỡng các hành động của ông Vịnh nhằm xác định xem ông đứng về phe nào. Ông nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn là Hoa Kỳ ? Khuôn mặt ông không biểu lộ gì cả. Cái nhìn chăm chú, cách diễn tả hơi đượm buồn, ông phát biểu một cách cụ thể và cẩn thận trong ngôn từ. Ông khéo léo trả lời tất cả các câu hỏi gai góc bằng sự im lặng và những cái gật, lắc nhẹ. Những điếu thuốc đốt liên tục khiến cho có thể đoán được sự căng thẳng ẩn giấu đằng sau cái vẻ trầm tĩnh bề ngoài ấy. Người ta cũng biết được rằng ông Vịnh thích các cuộc nói chuyện kéo dài xung quanh ly rượu whisky để thư giãn.

Theo một nhà ngoại giao nước ngoài, thì ông Vịnh có vẻ là một nhà tư tưởng lớn, hơn là một lãnh đạo cộng sản khó chịu. Ông sẵn sàng lật lại vấn đề trước các ý kiến nhận được, thích tính lô-gic hơn là giáo điều. Là người mưu lược, ông có thể tỏ ra thông minh, khôn khéo và biết thích ứng, trong khi vẫn không nhượng bộ bao nhiêu. Nhà ngoại giao trên ghi nhận : « Ông ta tạo ấn tượng là một người quyết đoán và chuyên nghiệp, luôn tìm cách thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ».

Màn bí mật bao trùm quanh ông Vịnh, một phần là từ Lịch sử. Năm nay 55 tuổi, ông vẫn được xem là thành phần cố cựu nhờ người cha là đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã quá cố. Đây là vị tướng đứng thứ hai ở Việt Nam, sau nhà chỉ huy quân sự đã thành lập quân đội Việt Nam là đại tướng Võ Nguyên Giáp (người chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu sự thất bại của Pháp). Là người đứng đầu lực lượng cộng sản - tại miền Nam Việt Nam được Mỹ hỗ trợ - tướng Thanh không ngừng tranh đấu cho một cuộc chiến tranh chống Mỹ tổng lực.

Những đồn đoán về tướng Vịnh chủ yếu dựa trên những năm ông làm việc trong ngành tình báo quân đội, đặc biệt là tại Tổng cục 2. Cơ quan đáng gờm này là xuất xứ của nhiều cuộc đấu tranh tương tàn trong một bộ máy chính trị khép kín (đặc biệt khiến người ta nói đến nhiều vào cuối thập niên 90, khi một nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng sản, từng phụ trách đảng ủy quân đội đã sử dụng để chống lại các lãnh đạo khác). Tuy ông Vịnh không còn là Tổng cục trưởng, nhưng điều làm cho một số người đặt ra câu hỏi về vai vế của ông hiện nay, là việc ông đường đường trở thành ủy viên trung ương vào năm ngoái. Sự thăng tiến này có vẻ đã chính thức hóa ảnh hưởng của ông Vịnh, và mở ra cánh cửa cho những chức vụ quan trọng hơn. Một nhà ngoại giao nước ngoài khẳng định : « Ông ấy ra khỏi bóng tối để đóng một vai trò trong đời sống chính trị. Việc ông mong muốn có những chức vụ cao hơn là điều quan trọng, về lâu dài có thể làm giảm bớt những lo ngại của những người không ưa ông ta ».

7 commentaires:

  1. "Đương nhiên là các nhà ngoại giao trong khu vực và nhà phân tích quân sự quan sát kỹ lưỡng các hành động của ông Vịnh nhằm xác định xem ông đứng về phe nào. Ông nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn là Hoa Kỳ ? Khuôn mặt ông không biểu lộ gì cả. Cái nhìn chăm chú, cách diễn tả hơi đượm buồn, ông phát biểu một cách cụ thể và cẩn thận trong ngôn từ. Ông khéo léo trả lời tất cả các câu hỏi gai góc bằng sự im lặng và những cái gật, lắc nhẹ."
    - Phần này tôi e rằng tác giả chửi đểu ông Nguyễn Chí Vịnh. Trầm tĩnh ư? -biết gì mà nói? khéo léo bằng sự im lặng - ngoại giao lì lợm thì có. Hãy nhìn vào quá khứ của ông ta, ông ta có gì ngoài truyền thống của hạt giống đỏ và một quá khứ học hành dốt nát, chơi bời lêu lổng?

    "Những điếu thuốc đốt liên tục khiến cho có thể đoán được sự căng thẳng ẩn giấu đằng sau cái vẻ trầm tĩnh bề ngoài ấy. Người ta cũng biết được rằng ông Vịnh thích các cuộc nói chuyện kéo dài xung quanh ly rượu whisky để thư giãn."
    - Và đây, tác giả đã bộc lộ sự chế giễu ông.
    Thật bất hạnh cho Việt Nam vì có những cán bộ cấp cao như thế này. Nếu chỉ nghe vài lời khen đểu của tay tác giả này mà thấy sướng thì thật là thảm hoạ.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. ông thích rượu whisky chứ không phải mao đài

      Supprimer
  2. Cha nào con nấy. Ngày xưa đã có thơ Bút Tre : Anh Thanh ơi hỡi anh Thành. Anh về đồng lúa phân xanh đầy nhà. Bút Tre mất rôi, mong sao có ngươi nói tiếp mà Vịnh Vinh thành Nhục. Nhục còn có nghĩa là Thịt ( thối ) cũng như phân nghĩa chính là cứt thối.

    RépondreSupprimer
  3. Phải lưu ý điều này : Bài viết được dịch từ South China Morning Post.
    Một vẻ ngoài trầm tĩnh ư ? Nếu để ý, sẽ thấy ông tướng này luôn lấm lét trước các cuộc ngoại giao quốc tế!
    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng xem tên này là một đại họa cho đất nước!

    RépondreSupprimer
  4. Thằng này là thằng nặc danh, chuyên nói xấu người khác. Có giỏi mày chường cái mặt chó của mày ra xem nào. Nghe giọng điệu của mày, biết ngay mày là thằng bợ đít bọn bán nước hại dân. Mày thử nhìn lại bản thân mày xem mày đã làm được gì cho đất nước này???

    RépondreSupprimer
  5. Mọi người đều nhớ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Bố Vịnh bây giờ)là người trực tiêp chỉ huy tối cao cuộc chiến xâm lươc vào miền nam,Tay này Thân Tàu Cộng số 1 lúc đó
    Hắn ra Hà nội đề ngị giao miền Bắc cho TQ đem quân sang Trấn giữ, Vét hết Nhân lưc, giao cho hắn Thí mạng ở miên nam
    Thấy đươc bản chất tay sai Tàu Công của Thanh, để phòng Hậu họa, Cánh Hà nội đã Đâp chết tươi hắn ngay buổi tối ,ngay tai Hà nội,trươc ngày hôm sau hắn trở lại miền Nam (1967)
    Chắc Nguyễn Chí Vịnh đang Âm thầm Trả mối thù này
    Chính quyền Hà Nội cần tỉnh táo ,Thân trọng đối với N C Vịnh

    RépondreSupprimer
  6. Thật đáng buồn, bây giờ là thế kỷ 21 các nước có ý thức hệ khác nhau cũng ko xem đó là chuyện lớn, chỉ có 1 số người không thức thời mới còn những ý nghĩ đê tiện như thằng ' Nặc danh' phía trên. Mà nói thật nhé những lời mày nói nếu ở VN họ vả cho vỡ mồm đó, ko phải là công an đâu mà là người dân bình thường. Đáng tiếc là mày lại có cùng thứ tiếng với những ngưòi Việt Nam.

    RépondreSupprimer

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.