Bài đăng : Thứ sáu 03 Tháng Tám 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 03 Tháng Tám 201
Groenland, một tỉnh của Đan Mạch có nhiều loại đất hiếm cần thiết cho ngành công nghệ kỹ thuật cao, đã trở thành vùng đất hứa mới, nhưng Trung Quốc đanh nhanh chân hơn so với châu Âu. Ủy viên châu Âu phụ trách về kỹ nghệ, ông Antonio Tajani ngày 03/08/2012 đã cảnh báo như trên.
Từ năm 2009, Groenland được trao quyền tự quản lý tài nguyên, trong khi vùng đất này có đến 9 trong số 14 loại đất hiếm vốn là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, từ đèn LED, điện thoại di động cho đến máy phát điện bằng năng lượng gió.
Châu Âu phải nhập khẩu 100% nguyên liệu đất hiếm, và Ủy ban châu Âu
theo dõi chặt chẽ hồ sơ này. Ông Tajani đã đến Groenland hôm 16/06/2012
để ký tắt một hợp đồng khai thác cho các công ty châu Âu. « Nhưng ngay
hôm sau Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đến đó » - ông Tajani nhấn
mạnh trong một cuộc trao đổi với AFP. Ủy viên châu Âu cho biết : « Người
Trung Quốc đã bắt tay vào việc, họ đã mua một công ty Anh và gởi đến
2.000 thợ mỏ Trung Quốc ».
Trong khi đó châu Âu vẫn đang trong giai đoạn thương lượng, hợp đồng đã ký tắt hồi tháng Sáu còn phải được các chính phủ châu Âu nghiên cứu vào tháng Chín. Châu Âu cam kết trả cho Groenland 35% thu nhập, và chỉ khai thác tại vùng ven biển.
Dân cư địa phương « rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, do đó họ thích cách làm việc của châu Âu ». Tuy nhiên Groenland đang « bị ảnh hưởng của khủng hoảng » và đang « cần tiền ». Những người trợ thủ cho ông Tajani nhìn nhận : « Chúng tôi đang chiến đấu với Trung Quốc trong vấn đề đất hiếm ». Các vướng mắc sẽ được nêu ra với chính quyền Bắc Kinh trong dịp hội nghị thượng đỉnh Châu Âu – Trung Quốc ngày 20/09/2012 tại Bruxelles.
Hiện nay Trung Quốc hầu như độc quyền với 35% trữ lượng đất hiếm có thể khai thác, và 97% thị trường đất hiếm thế giới, chẳng hạn như đối với cérium hay lithium. Trên thị trường cổ phiếu nguyên vật liệu Luân Đôn, chính Trung Quốc quyết định giá cả.
Cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, châu Âu đã kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm bằng cách ấn định hạn ngạch của Bắc Kinh. Song song đó, châu Âu cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, ký hợp đồng với Liên hiệp châu Phi, Chilê, Achentina, Uruguay, và sắp tới sẽ ký với Mehico, Colombia.
Bên cạnh đó, châu Âu còn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc nghiên cứu tìm các nguyên liệu thay thế cho đất hiếm. Việc tái chế cũng là một hướng, và cuối cùng châu Âu vẫn có thể khai thác nguồn đất hiếm của chính châu lục này, được ước lượng khoảng 100 tỉ euro. Pháp có trữ lượng antimoine, beryllium và tungstène ; còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có những mỏ đất hiếm.
Trong khi đó châu Âu vẫn đang trong giai đoạn thương lượng, hợp đồng đã ký tắt hồi tháng Sáu còn phải được các chính phủ châu Âu nghiên cứu vào tháng Chín. Châu Âu cam kết trả cho Groenland 35% thu nhập, và chỉ khai thác tại vùng ven biển.
Dân cư địa phương « rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, do đó họ thích cách làm việc của châu Âu ». Tuy nhiên Groenland đang « bị ảnh hưởng của khủng hoảng » và đang « cần tiền ». Những người trợ thủ cho ông Tajani nhìn nhận : « Chúng tôi đang chiến đấu với Trung Quốc trong vấn đề đất hiếm ». Các vướng mắc sẽ được nêu ra với chính quyền Bắc Kinh trong dịp hội nghị thượng đỉnh Châu Âu – Trung Quốc ngày 20/09/2012 tại Bruxelles.
Hiện nay Trung Quốc hầu như độc quyền với 35% trữ lượng đất hiếm có thể khai thác, và 97% thị trường đất hiếm thế giới, chẳng hạn như đối với cérium hay lithium. Trên thị trường cổ phiếu nguyên vật liệu Luân Đôn, chính Trung Quốc quyết định giá cả.
Cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, châu Âu đã kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm bằng cách ấn định hạn ngạch của Bắc Kinh. Song song đó, châu Âu cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, ký hợp đồng với Liên hiệp châu Phi, Chilê, Achentina, Uruguay, và sắp tới sẽ ký với Mehico, Colombia.
Bên cạnh đó, châu Âu còn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc nghiên cứu tìm các nguyên liệu thay thế cho đất hiếm. Việc tái chế cũng là một hướng, và cuối cùng châu Âu vẫn có thể khai thác nguồn đất hiếm của chính châu lục này, được ước lượng khoảng 100 tỉ euro. Pháp có trữ lượng antimoine, beryllium và tungstène ; còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có những mỏ đất hiếm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.