Biểu tình chống TQ tại Hà Nội ngày 05/08/2012. |
Bài đăng : Thứ năm 09 Tháng Tám 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 09 Tháng Tám 2012
Như
chúng tôi đã đưa tin hôm qua, ngày 06/08/2012, bảy mươi mốt nhân sĩ trí
thức trong và ngoài nước đã cùng ký tên trong một lá thư ngỏ bày tỏ ý
kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt
Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí
Minh, một trong những trí thức đã tham gia ký tên về lá thư ngỏ trên
đây.
RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, các nhân sĩ trí thức đã hai lần gởi kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi, vì sao lại có thêm lá thư ngỏ lần này ?
Giáo sư Tương Lai : Như các bạn đã biết, ngày 10/7 năm ngoái chúng tôi đã có một kiến nghị gởi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản kiến nghị đó, chúng tôi nêu lên toàn diện các vấn đề đối nội, đối ngoại, mà trong đó đặc biệt làm nổi bật vấn đề gay gắt nhất là nguy cơ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trung Quốc nếu không đấu tranh quyết liệt để ngăn chận, thì họ sẽ thực hiện mưu đồ của họ.
Và thực tế sau một năm, càng ngày càng tỏ rõ những nhận định ấy là hoàn toàn chính xác. Các lực lượng hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt và mưu toan xâm lược của họ. Rồi trong bản ý kiến của 14 trí thức ở nước ngoài cũng gởi Nhà nước Việt Nam ngày 8/9/2011 cũng đã trình bày toàn bộ nhận định của trí thức về bối cảnh quốc tế và những vấn đề đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Những ý kiến của các trí thức ấy và kiến nghị của chúng tôi càng ngày càng được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, vì nói lên được tiếng nói thiết tha của người dân, và đặc biệt là ý chí chống xâm lược, kiên quyết đấu tranh không chịu khuất phục trước âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán.
Trong bối cảnh sau một năm, những ngày tháng Bảy và tháng Tám vừa rồi, phải nói là những ngày nóng bỏng, khi mà Trung Quốc thực hiện những mưu toan rất trắng trợn. Họ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó bao gồm cả vùng lãnh hải rộng lớn, và vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – những phần đất thuộc chủ quyền Việt Nam đã được pháp lý công nhận, quốc tế ủng hộ. Rồi họ định thành lập cái Bộ chỉ huy quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa đó. Họ dùng cái chiến thuật lấy thịt đè người, một lúc ào ạt xua 23 nghìn chiếc tàu đánh cá, trong đó chen lẫn vào những tàu hải giám và tàu quân sự nữa, tràn ngập Biển Đông. Cái món võ lấy thịt đè người xưa kia của họ, nay lại đang được thực hiện.
Chúng tôi biết Nhà nước Việt Nam cũng có những giải pháp, và cũng có một thái độ khác hơn trước, khác hơn so với năm ngoái. Nhưng mà như thế chưa đủ. Mà chưa đủ nhất là, không biết dựa vào lòng dân, không dựa vào thế mạnh của sức mạnh nhân dân, để đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Chưa có những tuyên bố mạnh mẽ, khiến cho quốc tế, những người có cảm tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam cũng lấy làm ngạc nhiên. Tại sao trước mưu toan quá trắng trợn và thế giới đều thấy như thế, thì thái độ của Việt Nam lại quá mềm mỏng đến thế ?
Thậm chí trong ngày kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) 1/8 vừa rồi, thì những người lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Quốc phòng lại ôm hôn vị đại biện lâm thời sứ quán Trung Quốc, và vẫn nói rằng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là tốt đẹp. Điều đó xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, sự phẫn nộ của dân trước thế lực bành trướng và những hành động ngoại xâm rất rõ ràng. Việc nó chia lô gọi thầu quốc tế trên vùng biển, vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, khác nào là nó xông vào nhà mình, lấy cái sân nhà của mình nó chia lô bán ? Thế mà ta vẫn nói là quan hệ vẫn thắm thiết ! Thắm thiết cái nỗi gì ?
Trước vấn đề ứng xử như thế, chúng tôi - những người trí thức xót xa cho vận mệnh của dân tộc - chúng tôi thấy không thể ngồi yên. Cho nên một lần nữa chúng tôi nhắc lại những kiến nghị một năm trước đây của anh em trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, nhắc nhở những người lãnh đạo cần quan tâm đến ý kiến, nguyện vọng của dân. Dựa vào dân để biểu tỏ cái khí phách Việt Nam, trước thái độ hung hăng và ngông nghênh của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Trong khi mà thời cơ quốc tế có khác so với trước nhiều. Một nước nhỏ như Philippines mà họ cũng dám có thái độ đương đầu quyết liệt.
Chúng tôi nghĩ là Nhà nước cũng đang có những sự chuẩn bị, thì điều đó chúng tôi không biết. Nhưng mà những biểu hiện ra bên ngoài, trước mắt là một thái độ không thích đáng. Và cái thái độ ấy xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân, nếu vẫn cho rằng cái tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn bền vững. Bền vững cái nỗi gì ? Mười sáu chữ vàng cái nỗi gì, khi miệng thì nói rất hay, nhưng việc làm của họ thì sờ sờ ra đấy !
Vậy thì trong khi chuẩn bị để đối phó, các vị làm gì chúng tôi không biết. Cái gì có thể được thì hãy công bố cho dân biết đi. Đương nhiên có những vấn đề bí mật quân sự thì làm sao mà công bố. Nhưng tất cả những gì đang hiển hiện trước mắt dân, thì dân thấy băn khoăn, cảm thấy lo lắng cho vận nước.
RFI : Nhất là khi trong lịch sử Trung Quốc cũng đã nhiều lần xâm lược Việt Nam ?
Trước đây ông cha ta trong tình thế địa chính trị rất phức tạp : ở bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, trứng chọi với đá, thường xuyên phải chống chọi với nạn ngoại xâm phương Bắc. Thế kỷ thứ 13, thứ 15, thứ 18, rồi thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động. Như vậy là từ thời dựng nước đã phải chống chọi với quân Nam Hán, quân nhà Tống, rồi đến Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, vân vân và vân vân, ông cha ta có bao giờ chịu khuất phục đâu !
Thế kỷ 13 ba lần đánh tan quân Nguyên. Vì sao làm được như thế ? Vì cả nước quyết tâm dám khắc lên tay hai chữ Sát Thát. Thế kỷ 15 tại sao mười năm chiến tranh chống quân Minh, cuối cùng quét sạch mấy chục vạn quân Minh. Thế kỷ 18 quân Thanh, và thế kỷ 20, cuộc chiến tranh biên giới. Đây là một đòn rất hiểm của Đặng Tiểu Bình, khi thế lực hiếu chiến Trung Quốc vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của mình, không muốn thấy một Việt Nam thống nhất vững mạnh, sẽ là một lực cản cho ý đồ bành trướng về phương Nam. Cho nên đã chọc ngang mảng sườn phía Nam, dùng thế lực Pôn Pốt nhưng đã bị thất bại. Việt Nam đánh tan bọn Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng. Điều này thì chính ông Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần ca ngợi.
Thất bại, Đặng Tiểu Bình quay sang tấn công phía Bắc, lúc mà Việt Nam sau ngần ấy năm chiến tranh, đất nước đang kiệt quệ, y nghĩ rằng có thể khuất phục được Việt Nam. Tuy nói rằng dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng thực ra Trung Quốc thất bại một cách nặng nề trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy rõ ràng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước thế lực phương Bắc.
Nói rằng đấy là thời kỳ phong kiến phương Bắc, còn bây giờ là xã hội chủ nghĩa Trung Quốc ? Trong nhiều bài phân tích tôi đã nói rõ, cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc đó không thể là một mô hình để Việt Nam noi theo được. Và người ta cũng vạch rõ, thực chất đó là một cái chủ nghĩa tư bản man rợ mang màu sắc Trung Quốc mà thôi !
Những học giả có lương tri của Trung Quốc đã từng nói rất rõ điều này. Thế mà bây giờ dựa vào chuyện đó, vẫn cứ nói về tình hữu nghị mà không quyết liệt lên án chính sách bành trướng Đại Hán, thì đấy là sự xúc phạm đến tinh thần của dân tộc. Thứ hai là những người biểu tình, những thanh niên có ý thức đối với đất nước, thì lại đàn áp, bắt bớ. Đó là chuyện không thể chấp nhận được !
RFI : Tức là phải tỏ rõ thái độ trước Trung Quốc, và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân, đặc biệt là quyền bày tỏ thái độ thông qua việc biểu tình phải không ạ ?
Đúng như vậy. Bởi vì khi họ làm như thế, chính là họ kế tục truyền thống thế kỷ 13 khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay, truyền thống thế kỷ 15 cả nước một lòng đánh tan quân Minh. Bây giờ những di tích vẫn còn đó, ngay tại thủ đô. Cánh đồng mồ, ở đấy năm vạn quân nhà Minh đã phơi thây, và Lê Thái Tổ đã ra lệnh chôn những thây ma đó, dựng bia để nói lên lòng khoan dung của Việt Nam. Gò Đống Đa thế kỷ 18 chôn mấy chục vạn quân Thanh còn ở đấy.
Cái bài học cứu nước đó, cái khí phách anh hùng đó, người Việt Nam luôn luôn ghi nhớ. Cho nên động đến lòng yêu nước, động đến tinh thần dân tộc là động đến một cái gì nhạy cảm, có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Vậy thì tại sao các nhà lãnh đạo không biết khơi dậy sức mạnh đó của dân, mà lại sợ những lực lượng nào là Việt Tân nọ kia lợi dụng những cuộc biểu tình, đẩy tới những mưu toan.
Đó là thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ những người yêu nước đủ sức dập tan tất cả những ý đồ xấu. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại trỗi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi khó khăn hiểm nghèo, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tại sao bây giờ các vị lại sợ những chuyện đó nhỉ ?
Sợ là sợ có bọn xấu chui vào để lũng đoạn, biến cuộc biểu tình này thành cuộc lật đổ. Nếu như vậy là mất tự tin quá lắm rồi ! Khi chúng ta có một lực lượng công an, quân đội hùng hậu như vậy, thì việc gì mà phải sợ một cái nhóm những anh là Việt Tân hay gì đó, để mà cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đó là một việc làm trái khoáy. Tại sao thế kỷ 13 vua Trần có thể tổ chức được hội nghị Diên Hồng khi sơn hà nguy biến, mà bây giờ các vị không dám làm chuyện đó ?
Vừa rồi 42 nhân sĩ trí thức, trong đó có tôi, ký tên gởi cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị đứng ra tổ chức biểu tình. Chúng tôi sẽ đăng ký ngày biểu tình hẳn hoi, và đề nghị công an giúp chúng tôi tổ chức biểu tình chống xâm lược Trung Quốc. Nếu có những lực lượng nào định lợi dụng cuộc biểu tình đó để mà phá rối trật tự trị an, thì giúp chúng tôi tóm cổ họ lại, trị họ đi ! Nếu thật sự tin vào dân thì không việc gì phải sợ một nhúm người lợi dụng. Mà thực ra nói cho cùng, có khi đấy chính là sợ dân chăng ?
Các anh mất chính nghĩa, các anh không trong sáng nên các anh sợ dân chăng ? Vậy thì để chứng minh rằng, không, chúng tôi không sợ dân, Nhà nước này là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy đứng ra tổ chức biểu tình đi ! Để cho dân biểu tình phản đối thế lực xâm lược Trung Quốc. Để nói với bọn hiếu chiến Trung Quốc rằng, cái ngài chớ hòng khuất phục một dân tộc đã từng ba lần đánh tan tác quân Nguyên, nhiều lần đánh tan quân Thanh, quân Minh, quân Đặng Tiểu Bình. Thế thì tại sao không dám làm điều đó ?
Vì vậy kỳ này trong thư ngỏ, đương nhiên chúng tôi nói một cách mềm mỏng, có lý có tình, tự kiềm chế để nói cho các vị có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Nhưng mà trong đó toát lên tấm lòng yêu nước thiết tha, và sự phẫn nộ trước bè lũ xâm lược, trước những hành động tiếp tay cho bọn xâm lược, ngăn cản nhân dân không được biểu thị lòng yêu nước. Đó chính là tinh thần của thư ngỏ.
RFI : Thưa, giáo sư có nghĩ là thư ngỏ lần này cũng sẽ bị rơi vào im lặng như những lần trước không ?
Chuyện này tôi không thể nói được vì chúng tôi không phải là các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ với tất cả sự kiềm chế, tất cả sự thiết tha bày tỏ ý kiến, chúng tôi đã có một thư ngỏ nói lên ý chí, nguyện vọng của chúng tôi, những người trí thức ; và chúng tôi nghĩ là đã nói lên tiếng nói của nhân dân. Bằng con đường chính thức, hợp pháp, chúng tôi gởi đến Quốc hội, Chủ tịch nước, tức là đại diện cao nhất cho một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng tôi gởi đến chính phủ, tức là cơ quan hành pháp, thực thi mọi đường lối, sách lược. Và chúng tôi gởi đến Bộ Chính trị, là cơ quan đầu não đưa ra những quyết sách.
Nếu các vị lãnh đạo thực sự có thiện chí, chứng tỏ mình là đại diện chân chính của dân, thì các vị chắc phải trả lời, dưới hình thức này hay hình thức khác. Còn nếu không trả lời, thì tự các vị đã xác lập cho mình một chỗ đứng là - không, chúng tôi chỉ nghe ý kiến của tôi thôi ! Còn ý kiến của các anh, chúng tôi không chấp nhận.
Thì cái gì phải đến sẽ đến. Cái giá phải trả cho việc quay lưng lại với nhân dân, nó đắt lắm ! Và tôi chắc rằng các vị lãnh đạo đủ thông minh để hiểu được rằng phải lựa chọn - trả một cái giá đắt thì không ai muốn ! Cho nên tôi tin rằng, với tất cả những thiện chí của chúng tôi, với tất cả sự kiềm chế của chúng tôi, thì các vị sẽ có hồi âm. Còn cách hồi âm như thế nào có lẽ còn tùy tình thế.
Nhưng chúng tôi thì vẫn thiết tha chờ đợi. Chúng tôi đầy thiện chí, nói lên tình cảm, ý chí và nguyện vọng của dân, không làm một cái gì thiếu minh bạch, thiếu công khai cả. Tất cả mọi vấn đề đặt ra rõ như ban ngày. Vậy thì các vị hãy trả lời cho chúng tôi những điều đã rõ ra như ban ngày đó.
RFI : Xin rất cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, các nhân sĩ trí thức đã hai lần gởi kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi, vì sao lại có thêm lá thư ngỏ lần này ?
Giáo sư Tương Lai : Như các bạn đã biết, ngày 10/7 năm ngoái chúng tôi đã có một kiến nghị gởi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản kiến nghị đó, chúng tôi nêu lên toàn diện các vấn đề đối nội, đối ngoại, mà trong đó đặc biệt làm nổi bật vấn đề gay gắt nhất là nguy cơ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trung Quốc nếu không đấu tranh quyết liệt để ngăn chận, thì họ sẽ thực hiện mưu đồ của họ.
Và thực tế sau một năm, càng ngày càng tỏ rõ những nhận định ấy là hoàn toàn chính xác. Các lực lượng hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt và mưu toan xâm lược của họ. Rồi trong bản ý kiến của 14 trí thức ở nước ngoài cũng gởi Nhà nước Việt Nam ngày 8/9/2011 cũng đã trình bày toàn bộ nhận định của trí thức về bối cảnh quốc tế và những vấn đề đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Những ý kiến của các trí thức ấy và kiến nghị của chúng tôi càng ngày càng được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, vì nói lên được tiếng nói thiết tha của người dân, và đặc biệt là ý chí chống xâm lược, kiên quyết đấu tranh không chịu khuất phục trước âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán.
Trong bối cảnh sau một năm, những ngày tháng Bảy và tháng Tám vừa rồi, phải nói là những ngày nóng bỏng, khi mà Trung Quốc thực hiện những mưu toan rất trắng trợn. Họ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó bao gồm cả vùng lãnh hải rộng lớn, và vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – những phần đất thuộc chủ quyền Việt Nam đã được pháp lý công nhận, quốc tế ủng hộ. Rồi họ định thành lập cái Bộ chỉ huy quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa đó. Họ dùng cái chiến thuật lấy thịt đè người, một lúc ào ạt xua 23 nghìn chiếc tàu đánh cá, trong đó chen lẫn vào những tàu hải giám và tàu quân sự nữa, tràn ngập Biển Đông. Cái món võ lấy thịt đè người xưa kia của họ, nay lại đang được thực hiện.
Chúng tôi biết Nhà nước Việt Nam cũng có những giải pháp, và cũng có một thái độ khác hơn trước, khác hơn so với năm ngoái. Nhưng mà như thế chưa đủ. Mà chưa đủ nhất là, không biết dựa vào lòng dân, không dựa vào thế mạnh của sức mạnh nhân dân, để đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Chưa có những tuyên bố mạnh mẽ, khiến cho quốc tế, những người có cảm tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam cũng lấy làm ngạc nhiên. Tại sao trước mưu toan quá trắng trợn và thế giới đều thấy như thế, thì thái độ của Việt Nam lại quá mềm mỏng đến thế ?
Thậm chí trong ngày kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) 1/8 vừa rồi, thì những người lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Quốc phòng lại ôm hôn vị đại biện lâm thời sứ quán Trung Quốc, và vẫn nói rằng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là tốt đẹp. Điều đó xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, sự phẫn nộ của dân trước thế lực bành trướng và những hành động ngoại xâm rất rõ ràng. Việc nó chia lô gọi thầu quốc tế trên vùng biển, vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, khác nào là nó xông vào nhà mình, lấy cái sân nhà của mình nó chia lô bán ? Thế mà ta vẫn nói là quan hệ vẫn thắm thiết ! Thắm thiết cái nỗi gì ?
Trước vấn đề ứng xử như thế, chúng tôi - những người trí thức xót xa cho vận mệnh của dân tộc - chúng tôi thấy không thể ngồi yên. Cho nên một lần nữa chúng tôi nhắc lại những kiến nghị một năm trước đây của anh em trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, nhắc nhở những người lãnh đạo cần quan tâm đến ý kiến, nguyện vọng của dân. Dựa vào dân để biểu tỏ cái khí phách Việt Nam, trước thái độ hung hăng và ngông nghênh của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Trong khi mà thời cơ quốc tế có khác so với trước nhiều. Một nước nhỏ như Philippines mà họ cũng dám có thái độ đương đầu quyết liệt.
Chúng tôi nghĩ là Nhà nước cũng đang có những sự chuẩn bị, thì điều đó chúng tôi không biết. Nhưng mà những biểu hiện ra bên ngoài, trước mắt là một thái độ không thích đáng. Và cái thái độ ấy xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân, nếu vẫn cho rằng cái tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn bền vững. Bền vững cái nỗi gì ? Mười sáu chữ vàng cái nỗi gì, khi miệng thì nói rất hay, nhưng việc làm của họ thì sờ sờ ra đấy !
Vậy thì trong khi chuẩn bị để đối phó, các vị làm gì chúng tôi không biết. Cái gì có thể được thì hãy công bố cho dân biết đi. Đương nhiên có những vấn đề bí mật quân sự thì làm sao mà công bố. Nhưng tất cả những gì đang hiển hiện trước mắt dân, thì dân thấy băn khoăn, cảm thấy lo lắng cho vận nước.
RFI : Nhất là khi trong lịch sử Trung Quốc cũng đã nhiều lần xâm lược Việt Nam ?
Trước đây ông cha ta trong tình thế địa chính trị rất phức tạp : ở bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, trứng chọi với đá, thường xuyên phải chống chọi với nạn ngoại xâm phương Bắc. Thế kỷ thứ 13, thứ 15, thứ 18, rồi thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động. Như vậy là từ thời dựng nước đã phải chống chọi với quân Nam Hán, quân nhà Tống, rồi đến Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, vân vân và vân vân, ông cha ta có bao giờ chịu khuất phục đâu !
Thế kỷ 13 ba lần đánh tan quân Nguyên. Vì sao làm được như thế ? Vì cả nước quyết tâm dám khắc lên tay hai chữ Sát Thát. Thế kỷ 15 tại sao mười năm chiến tranh chống quân Minh, cuối cùng quét sạch mấy chục vạn quân Minh. Thế kỷ 18 quân Thanh, và thế kỷ 20, cuộc chiến tranh biên giới. Đây là một đòn rất hiểm của Đặng Tiểu Bình, khi thế lực hiếu chiến Trung Quốc vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của mình, không muốn thấy một Việt Nam thống nhất vững mạnh, sẽ là một lực cản cho ý đồ bành trướng về phương Nam. Cho nên đã chọc ngang mảng sườn phía Nam, dùng thế lực Pôn Pốt nhưng đã bị thất bại. Việt Nam đánh tan bọn Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng. Điều này thì chính ông Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần ca ngợi.
Thất bại, Đặng Tiểu Bình quay sang tấn công phía Bắc, lúc mà Việt Nam sau ngần ấy năm chiến tranh, đất nước đang kiệt quệ, y nghĩ rằng có thể khuất phục được Việt Nam. Tuy nói rằng dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng thực ra Trung Quốc thất bại một cách nặng nề trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy rõ ràng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước thế lực phương Bắc.
Nói rằng đấy là thời kỳ phong kiến phương Bắc, còn bây giờ là xã hội chủ nghĩa Trung Quốc ? Trong nhiều bài phân tích tôi đã nói rõ, cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc đó không thể là một mô hình để Việt Nam noi theo được. Và người ta cũng vạch rõ, thực chất đó là một cái chủ nghĩa tư bản man rợ mang màu sắc Trung Quốc mà thôi !
Những học giả có lương tri của Trung Quốc đã từng nói rất rõ điều này. Thế mà bây giờ dựa vào chuyện đó, vẫn cứ nói về tình hữu nghị mà không quyết liệt lên án chính sách bành trướng Đại Hán, thì đấy là sự xúc phạm đến tinh thần của dân tộc. Thứ hai là những người biểu tình, những thanh niên có ý thức đối với đất nước, thì lại đàn áp, bắt bớ. Đó là chuyện không thể chấp nhận được !
RFI : Tức là phải tỏ rõ thái độ trước Trung Quốc, và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân, đặc biệt là quyền bày tỏ thái độ thông qua việc biểu tình phải không ạ ?
Đúng như vậy. Bởi vì khi họ làm như thế, chính là họ kế tục truyền thống thế kỷ 13 khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay, truyền thống thế kỷ 15 cả nước một lòng đánh tan quân Minh. Bây giờ những di tích vẫn còn đó, ngay tại thủ đô. Cánh đồng mồ, ở đấy năm vạn quân nhà Minh đã phơi thây, và Lê Thái Tổ đã ra lệnh chôn những thây ma đó, dựng bia để nói lên lòng khoan dung của Việt Nam. Gò Đống Đa thế kỷ 18 chôn mấy chục vạn quân Thanh còn ở đấy.
Cái bài học cứu nước đó, cái khí phách anh hùng đó, người Việt Nam luôn luôn ghi nhớ. Cho nên động đến lòng yêu nước, động đến tinh thần dân tộc là động đến một cái gì nhạy cảm, có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Vậy thì tại sao các nhà lãnh đạo không biết khơi dậy sức mạnh đó của dân, mà lại sợ những lực lượng nào là Việt Tân nọ kia lợi dụng những cuộc biểu tình, đẩy tới những mưu toan.
Đó là thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ những người yêu nước đủ sức dập tan tất cả những ý đồ xấu. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại trỗi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi khó khăn hiểm nghèo, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tại sao bây giờ các vị lại sợ những chuyện đó nhỉ ?
Sợ là sợ có bọn xấu chui vào để lũng đoạn, biến cuộc biểu tình này thành cuộc lật đổ. Nếu như vậy là mất tự tin quá lắm rồi ! Khi chúng ta có một lực lượng công an, quân đội hùng hậu như vậy, thì việc gì mà phải sợ một cái nhóm những anh là Việt Tân hay gì đó, để mà cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đó là một việc làm trái khoáy. Tại sao thế kỷ 13 vua Trần có thể tổ chức được hội nghị Diên Hồng khi sơn hà nguy biến, mà bây giờ các vị không dám làm chuyện đó ?
Vừa rồi 42 nhân sĩ trí thức, trong đó có tôi, ký tên gởi cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị đứng ra tổ chức biểu tình. Chúng tôi sẽ đăng ký ngày biểu tình hẳn hoi, và đề nghị công an giúp chúng tôi tổ chức biểu tình chống xâm lược Trung Quốc. Nếu có những lực lượng nào định lợi dụng cuộc biểu tình đó để mà phá rối trật tự trị an, thì giúp chúng tôi tóm cổ họ lại, trị họ đi ! Nếu thật sự tin vào dân thì không việc gì phải sợ một nhúm người lợi dụng. Mà thực ra nói cho cùng, có khi đấy chính là sợ dân chăng ?
Các anh mất chính nghĩa, các anh không trong sáng nên các anh sợ dân chăng ? Vậy thì để chứng minh rằng, không, chúng tôi không sợ dân, Nhà nước này là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy đứng ra tổ chức biểu tình đi ! Để cho dân biểu tình phản đối thế lực xâm lược Trung Quốc. Để nói với bọn hiếu chiến Trung Quốc rằng, cái ngài chớ hòng khuất phục một dân tộc đã từng ba lần đánh tan tác quân Nguyên, nhiều lần đánh tan quân Thanh, quân Minh, quân Đặng Tiểu Bình. Thế thì tại sao không dám làm điều đó ?
Vì vậy kỳ này trong thư ngỏ, đương nhiên chúng tôi nói một cách mềm mỏng, có lý có tình, tự kiềm chế để nói cho các vị có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Nhưng mà trong đó toát lên tấm lòng yêu nước thiết tha, và sự phẫn nộ trước bè lũ xâm lược, trước những hành động tiếp tay cho bọn xâm lược, ngăn cản nhân dân không được biểu thị lòng yêu nước. Đó chính là tinh thần của thư ngỏ.
RFI : Thưa, giáo sư có nghĩ là thư ngỏ lần này cũng sẽ bị rơi vào im lặng như những lần trước không ?
Chuyện này tôi không thể nói được vì chúng tôi không phải là các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ với tất cả sự kiềm chế, tất cả sự thiết tha bày tỏ ý kiến, chúng tôi đã có một thư ngỏ nói lên ý chí, nguyện vọng của chúng tôi, những người trí thức ; và chúng tôi nghĩ là đã nói lên tiếng nói của nhân dân. Bằng con đường chính thức, hợp pháp, chúng tôi gởi đến Quốc hội, Chủ tịch nước, tức là đại diện cao nhất cho một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng tôi gởi đến chính phủ, tức là cơ quan hành pháp, thực thi mọi đường lối, sách lược. Và chúng tôi gởi đến Bộ Chính trị, là cơ quan đầu não đưa ra những quyết sách.
Nếu các vị lãnh đạo thực sự có thiện chí, chứng tỏ mình là đại diện chân chính của dân, thì các vị chắc phải trả lời, dưới hình thức này hay hình thức khác. Còn nếu không trả lời, thì tự các vị đã xác lập cho mình một chỗ đứng là - không, chúng tôi chỉ nghe ý kiến của tôi thôi ! Còn ý kiến của các anh, chúng tôi không chấp nhận.
Thì cái gì phải đến sẽ đến. Cái giá phải trả cho việc quay lưng lại với nhân dân, nó đắt lắm ! Và tôi chắc rằng các vị lãnh đạo đủ thông minh để hiểu được rằng phải lựa chọn - trả một cái giá đắt thì không ai muốn ! Cho nên tôi tin rằng, với tất cả những thiện chí của chúng tôi, với tất cả sự kiềm chế của chúng tôi, thì các vị sẽ có hồi âm. Còn cách hồi âm như thế nào có lẽ còn tùy tình thế.
Nhưng chúng tôi thì vẫn thiết tha chờ đợi. Chúng tôi đầy thiện chí, nói lên tình cảm, ý chí và nguyện vọng của dân, không làm một cái gì thiếu minh bạch, thiếu công khai cả. Tất cả mọi vấn đề đặt ra rõ như ban ngày. Vậy thì các vị hãy trả lời cho chúng tôi những điều đã rõ ra như ban ngày đó.
RFI : Xin rất cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.