Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011
Hôm nay, 10/11/2011, các nước phương Tây chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Iran, sau khi Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (AIEA) công bố bản báo cáo về khả năng chương trình hạt nhân Iran có thể nhằm mục đích quân sự. Cũng hôm nay giáo chủ Khamenei tuyên bố sẽ dùng tổng lực giáng trả nếu bị đe dọa.
Pháp và Anh muốn có « các biện pháp trừng phạt mới mạnh mẽ » nếu Iran từ chối hợp tác trên hồ sơ nguyên tử. Hoa Kỳ cho biết sẽ nghiên cứu về « áp lực bổ sung » lên Teheran. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Washington, Luân Đôn hay Paris về các biện pháp trừng phạt bổ sung, nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ về hiệu quả của việc trừng phạt đối với chế độ Iran.
Theo một nhân vật có trách nhiệm của Pháp không muốn nêu tên, việc trừng phạt liên quan đến lãnh vực dầu hỏa, cũng như hạn chế luồng tài chính của Iran, với hy vọng sẽ buộc được Teheran chịu ngồi vào bàn hội nghị. Phương Tây không muốn nhân dân Iran phải chịu nhiều thiệt hại, chỉ muốn nhắm vào bộ máy cầm quyền.
Tuy là nước sản xuất dầu hỏa quan trọng, nhưng năng lực lọc dầu của Iran rất kém. Nếu bị cấm vận, thì ngân sách Iran sẽ bị thất thu rất lớn, nhưng cũng sẽ làm tăng giá dầu thế giới, trong khi phương Tây đang phải đối phó với khủng hoảng kinh tế.
Một nguồn khác nêu ra khả năng « tấn công vào Ngân hàng Trung ương Iran » khiến cho mọi hoạt động trao đổi về tài chính với nước này trở nên phức tạp hơn. Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt chỉ mới nhắm vào các ngân hàng có liên quan đến chương trình nguyên tử Iran. Nhưng nếu các biện pháp hiện thời đang có tác động nhất định, cũng có những ý kiến lo ngại việc này sẽ làm cho chế độ Teheran cứng rắn hơn.
Từ năm 2007, Iran đã phải chịu đựng bốn loạt trừng phạt về kinh tế và tài chính, chưa kể các vụ được cho là do tình báo phương Tây hay Israel tiến hành. Chẳng hạn như việc ám sát các nhà khoa học, hoặc virus tin học làm chậm lại hoạt động các nhà máy ly tâm nguyên tử.
Giai đoạn đầu tiên của việc trừng phạt là thông qua một nghị quyết của Hội đồng các nhà quản trị AIEA, nơi phương Tây có thể đạt đa số ủng hộ. Tiếp theo là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga và Trung Quốc sẽ phản đối các biện pháp trừng phạt. Nhưng theo các nhà quan sát, thì chỉ cần Hoa Kỳ và châu Âu tự quyết định trừng phạt là đủ, sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn các biện pháp của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay trong bài diễn văn đọc trước các sĩ quan quân đội, giáo chủ Ali Khamenei đã khẳng định, Iran sẽ dùng toàn lực đáp trả mọi cuộc tấn công, ngay cả khi đó chỉ là những lời hăm dọa tấn công quân sự từ phía Hoa Kỳ và Israel.
Xin nhắc lại, trong những ngày gần đây các lãnh đạo Israel có nêu ra khả năng tấn công phòng vệ vào các cơ sở nguyên tử của Iran. Chính quyền Teheran luôn khẳng định không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử, cũng đe dọa sẽ đánh trả không chỉ Nhà nước Do Thái mà cả vào lực lượng Mỹ trong khu vực.
Theo một nhân vật có trách nhiệm của Pháp không muốn nêu tên, việc trừng phạt liên quan đến lãnh vực dầu hỏa, cũng như hạn chế luồng tài chính của Iran, với hy vọng sẽ buộc được Teheran chịu ngồi vào bàn hội nghị. Phương Tây không muốn nhân dân Iran phải chịu nhiều thiệt hại, chỉ muốn nhắm vào bộ máy cầm quyền.
Tuy là nước sản xuất dầu hỏa quan trọng, nhưng năng lực lọc dầu của Iran rất kém. Nếu bị cấm vận, thì ngân sách Iran sẽ bị thất thu rất lớn, nhưng cũng sẽ làm tăng giá dầu thế giới, trong khi phương Tây đang phải đối phó với khủng hoảng kinh tế.
Một nguồn khác nêu ra khả năng « tấn công vào Ngân hàng Trung ương Iran » khiến cho mọi hoạt động trao đổi về tài chính với nước này trở nên phức tạp hơn. Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt chỉ mới nhắm vào các ngân hàng có liên quan đến chương trình nguyên tử Iran. Nhưng nếu các biện pháp hiện thời đang có tác động nhất định, cũng có những ý kiến lo ngại việc này sẽ làm cho chế độ Teheran cứng rắn hơn.
Từ năm 2007, Iran đã phải chịu đựng bốn loạt trừng phạt về kinh tế và tài chính, chưa kể các vụ được cho là do tình báo phương Tây hay Israel tiến hành. Chẳng hạn như việc ám sát các nhà khoa học, hoặc virus tin học làm chậm lại hoạt động các nhà máy ly tâm nguyên tử.
Giai đoạn đầu tiên của việc trừng phạt là thông qua một nghị quyết của Hội đồng các nhà quản trị AIEA, nơi phương Tây có thể đạt đa số ủng hộ. Tiếp theo là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga và Trung Quốc sẽ phản đối các biện pháp trừng phạt. Nhưng theo các nhà quan sát, thì chỉ cần Hoa Kỳ và châu Âu tự quyết định trừng phạt là đủ, sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn các biện pháp của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay trong bài diễn văn đọc trước các sĩ quan quân đội, giáo chủ Ali Khamenei đã khẳng định, Iran sẽ dùng toàn lực đáp trả mọi cuộc tấn công, ngay cả khi đó chỉ là những lời hăm dọa tấn công quân sự từ phía Hoa Kỳ và Israel.
Xin nhắc lại, trong những ngày gần đây các lãnh đạo Israel có nêu ra khả năng tấn công phòng vệ vào các cơ sở nguyên tử của Iran. Chính quyền Teheran luôn khẳng định không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử, cũng đe dọa sẽ đánh trả không chỉ Nhà nước Do Thái mà cả vào lực lượng Mỹ trong khu vực.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.