Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011
Chính phủ Miến Điện kêu gọi các nước phương Tây hỗ trợ các nỗ lực mở cửa của Rangoon bằng cách dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt từ cuối thập niên 90. Lời yêu cầu này được Bộ trưởng Thông tin Miến Điện đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn của báo Wall Street Journal số ra ngày hôm nay 17/11.
Bộ trưởng Thông tin Kyaw Hsan, kiêm phát ngôn viên chính phủ Miến Điện tuyên bố : « Chúng tôi đang trên con đường hướng về dân chủ. Đó là một tiến trình cải cách không thể đảo ngược ». Ông nói tiếp : « Nếu chúng tôi có được sự hợp tác quốc tế trong thời gian này, thì sẽ có khả năng tăng tiến nhanh hơn trong quá trình phát triển và chắc chắn là điều này mang lại lợi ích cho cả đôi bên ».
Ông Kyaw Hsan nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, các biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị, đặc biệt là do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt, sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển của Miến Điện. Như thế, Rangoon đành phải quay sang Trung Quốc, hiện là một trong những nhà đầu tư chủ yếu tại nước này. Ông nói : « Khi đấu tranh cho sự phát triển, thì người ta không có chọn lựa, phải chấp nhận cái gì tốt nhất cho đất nước ».
Lời kêu gọi của Rangoon được đưa ra vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN khai mạc hôm nay 17/11/2011 tại Bali, Indonesia. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có lẽ sẽ chấp nhận việc Miến Điện làm chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2014, đánh dấu sự trở lại của Rangoon trên chính trường quốc tế.
Sau các cuộc bầu cử đầu tiên kể từ 20 năm qua được tổ chức vào tháng 11/2010 và việc trả tự do cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện đã tự giải tán vào tháng Ba năm nay. Quyền lực được chuyển giao lại cho một chính quyền được gọi là « dân sự » nhưng thực tế vẫn do các quân nhân lãnh đạo. Chính quyền mới đã tiến hành đối thoại với giải Nobel Hòa bình và trả tự do cho khoảng 200 tù chính trị vào tháng Mười.
Nhưng Washington và Bruxelles luôn đòi hỏi Rangoon phải trả tự do cho hàng trăm tù nhân, nếu muốn phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Ngày 17/11/2011, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố : « Các vụ vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn. Vì vậy chúng tôi tiếp tục nêu rõ các biện pháp mà chính quyền Miến Điện cần áp dụng nếu muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ».
Ông Kyaw Hsan nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, các biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị, đặc biệt là do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt, sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển của Miến Điện. Như thế, Rangoon đành phải quay sang Trung Quốc, hiện là một trong những nhà đầu tư chủ yếu tại nước này. Ông nói : « Khi đấu tranh cho sự phát triển, thì người ta không có chọn lựa, phải chấp nhận cái gì tốt nhất cho đất nước ».
Lời kêu gọi của Rangoon được đưa ra vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN khai mạc hôm nay 17/11/2011 tại Bali, Indonesia. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có lẽ sẽ chấp nhận việc Miến Điện làm chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2014, đánh dấu sự trở lại của Rangoon trên chính trường quốc tế.
Sau các cuộc bầu cử đầu tiên kể từ 20 năm qua được tổ chức vào tháng 11/2010 và việc trả tự do cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện đã tự giải tán vào tháng Ba năm nay. Quyền lực được chuyển giao lại cho một chính quyền được gọi là « dân sự » nhưng thực tế vẫn do các quân nhân lãnh đạo. Chính quyền mới đã tiến hành đối thoại với giải Nobel Hòa bình và trả tự do cho khoảng 200 tù chính trị vào tháng Mười.
Nhưng Washington và Bruxelles luôn đòi hỏi Rangoon phải trả tự do cho hàng trăm tù nhân, nếu muốn phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Ngày 17/11/2011, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố : « Các vụ vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn. Vì vậy chúng tôi tiếp tục nêu rõ các biện pháp mà chính quyền Miến Điện cần áp dụng nếu muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.