Bài đăng : Thứ tư 23 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Mười Một 2011
Hôm nay (23/11) tại phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏ ở Phnom Penh, cựu lãnh tụ Khmer Đỏ Khieu Samphan đã tố cáo bản luận tội của công tố viên là « chuyện cổ tích thần tiên », còn luật sư của ông ta thì nhạo báng, đây là một «cuốn tiểu thuyết » tách rời thực tế lịch sử.
Khieu Samphan, người đứng đầu nhà nước « Campuchia Dân chủ » tức Khmer Đỏ trước đây, khẳng định rằng ông ta đứng bên ngoài tập đoàn quyền lực Pol Pot, và không hề hay biết gì về thảm kịch diễn ra trên đất nước này.
Ông Khieu Samphan tuyên bố : « Dường như mọi người đều lắng nghe câu chuyện cổ tích của các vị. Tôi có cảm tưởng là các vị muốn đầu tôi rơi trên máy chém. Dù các vị có thích như vậy hay không, thì đại đa số nhân dân Cam Bốt đều ủng hộ chúng tôi chống lại chế độ Lon Nol ».
Từ hôm thứ Hai, Khieu Samphan phải ra trước tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ, để trả lời về các tội danh diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Cùng ra tòa với ông ta là cựu lãnh tụ số hai của Khmer Đỏ Nuon Chea, và cựu Ngoại trưởng của chế độ Pol Pot là Ieng Sary, cả ba nay đều ở lứa tuổi 80.
Phiên tòa được mở ra sau nhiều năm gặp rắc rối về thủ tục trong lúc các bị cáo đều đã lớn tuổi, được xem là cơ hội cuối cùng để các nạn nhân của chế độ diệt chủng có thể hiểu được những gì đã dẫn đến việc hai triệu người Cam Bốt bị thảm sát. Nhưng thực tế cho thấy điều này không dễ dàng, và một trong các bị cáo là cựu bộ trưởng Ieng Thirith, vợ của Ieng Sary đã được miễn truy tố vì bị tâm thần.
Nuon Chea tố cáo Việt Nam là nguyên nhân của mọi thảm kịch tại Cam Bốt. Ieng Sary cố nêu ra việc ông ta đã được quốc vương Sihanouk khoan hồng hồi năm 1996, nhưng đã thất bại. Còn Khieu Samphan tỏ ý chí quyết đấu, với sự hỗ trợ của luật sư Pháp Jacques Vergès, vốn từng biện hộ cho nhà độc tài Serbia Slobodan Milosevic và tên tội phạm chiến tranh quốc xã Klaus Barbie. Vị luật sư này nhạo báng bản luận tội của các công tố viên là « một tiểu thuyết tuyệt vời của Alexandre Dumas », cho đây là một « cách nhìn ảo tưởng xa rời thực tế ».
Hôm thứ Hai và thứ Ba, hai công tố viên đã nêu ra « tính cách vô nhân đạo » của việc cưỡng bức người dân rời bỏ thành phố, « các điều kiện không thể chịu đựng được » tại các trại cải tạo lao động, cho rằng các bị cáo là « những kẻ sát nhân thô bạo của cả một thế hệ người Cam Bốt ». Công tố viên Chea Leang tố cáo chế độ Khmer Đỏ đã biến Cam Bốt thành một trại nô lệ khổng lồ, áp đặt lên toàn bộ dân tộc một hệ thống mà sự tàn bạo của nó cho đến nay vẫn ngoài sức tưởng tượng.
Ông Khieu Samphan tuyên bố : « Dường như mọi người đều lắng nghe câu chuyện cổ tích của các vị. Tôi có cảm tưởng là các vị muốn đầu tôi rơi trên máy chém. Dù các vị có thích như vậy hay không, thì đại đa số nhân dân Cam Bốt đều ủng hộ chúng tôi chống lại chế độ Lon Nol ».
Từ hôm thứ Hai, Khieu Samphan phải ra trước tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ, để trả lời về các tội danh diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Cùng ra tòa với ông ta là cựu lãnh tụ số hai của Khmer Đỏ Nuon Chea, và cựu Ngoại trưởng của chế độ Pol Pot là Ieng Sary, cả ba nay đều ở lứa tuổi 80.
Phiên tòa được mở ra sau nhiều năm gặp rắc rối về thủ tục trong lúc các bị cáo đều đã lớn tuổi, được xem là cơ hội cuối cùng để các nạn nhân của chế độ diệt chủng có thể hiểu được những gì đã dẫn đến việc hai triệu người Cam Bốt bị thảm sát. Nhưng thực tế cho thấy điều này không dễ dàng, và một trong các bị cáo là cựu bộ trưởng Ieng Thirith, vợ của Ieng Sary đã được miễn truy tố vì bị tâm thần.
Nuon Chea tố cáo Việt Nam là nguyên nhân của mọi thảm kịch tại Cam Bốt. Ieng Sary cố nêu ra việc ông ta đã được quốc vương Sihanouk khoan hồng hồi năm 1996, nhưng đã thất bại. Còn Khieu Samphan tỏ ý chí quyết đấu, với sự hỗ trợ của luật sư Pháp Jacques Vergès, vốn từng biện hộ cho nhà độc tài Serbia Slobodan Milosevic và tên tội phạm chiến tranh quốc xã Klaus Barbie. Vị luật sư này nhạo báng bản luận tội của các công tố viên là « một tiểu thuyết tuyệt vời của Alexandre Dumas », cho đây là một « cách nhìn ảo tưởng xa rời thực tế ».
Hôm thứ Hai và thứ Ba, hai công tố viên đã nêu ra « tính cách vô nhân đạo » của việc cưỡng bức người dân rời bỏ thành phố, « các điều kiện không thể chịu đựng được » tại các trại cải tạo lao động, cho rằng các bị cáo là « những kẻ sát nhân thô bạo của cả một thế hệ người Cam Bốt ». Công tố viên Chea Leang tố cáo chế độ Khmer Đỏ đã biến Cam Bốt thành một trại nô lệ khổng lồ, áp đặt lên toàn bộ dân tộc một hệ thống mà sự tàn bạo của nó cho đến nay vẫn ngoài sức tưởng tượng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.