mardi 31 décembre 2024

Đặng Sơn Duân - Chút suy nghĩ về thời cuộc

 

Thời khắc cuối năm luôn là dịp để nhìn lại, đánh giá và chiêm nghiệm, với nhiều cuộc hội ngộ và gặp gỡ. Trong không gian thân tình, câu chuyện không chỉ dừng lại ở những tâm sự cá nhân hay hoạch định tương lai, mà còn hướng tới những vấn đề thời cuộc sâu rộng hơn.

Năm nay những cuộc trò chuyện lại càng sôi nổi hơn với những biến động hiếm thấy cả trong và ngoài nước, có ảnh hưởng tiềm tàng đến vận mệnh đất nước và xu thế toàn cầu.

Cảm nhận đầu tiên là một bầu không khí khá hồ hởi và phấn chấn. Sự chuyển giao quyền lực ở cấp cao nhất, dù ban đầu gặp nhiều hoài nghi, đã nhanh chóng nhận được nhiều thiện cảm. Chưa đầy nửa năm, người ta đã chứng kiến những bước đi táo bạo và những sách lược đổi mới được triển khai đồng bộ và gấp rút, khiến ngay cả những người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận họ thực sự bất ngờ.

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine : Nhìn lại năm 2024

 

Ngày hôm qua theo báo cáo của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, số “kiện hàng 200” lại cán mốc 2.000 một lần nữa - 2.010 kiện. Đó là số liệu của ngày 30/12 (tức là các sự kiện diễn ra vào ngày hôm trước), ngoài ra còn có:

Số xe tăng bị đốt, 7 chiếc.

Số xe bọc thép chở quân bị đốt, 22 chiếc.

Số cỗ pháo: 44.

Riêng xe tải và xe bồn: 141 chiếc.

Với các con số này, như trong buổi thảo luận tối 29/12 vừa qua tôi có báo cáo cử tọa rằng dự báo của tôi cùng bác Nguyen Thanh Trung rằng quân Nga có thể hết hơi trong thời gian tới, nó vẫn chưa diễn ra và sẽ không biết nó diễn ra khi nào. Điều này làm cho tất cả chúng ta có cảm giác rằng sức mạnh của Nga là vô tận. Trước mắt có một mốc thời gian là ngày 20/01, Putox chắc chắn sẽ phải cố ép bọn cầm đầu giới quân sự của mình tiếp tục xua quân đánh nhau trên mặt trận.

Nguyễn Đình Bổn - Ukraine tặng quà cho Putin mừng năm mới!


Lần đầu tiên trong lịch sử quân sự : Xuồng không người lái Magura V5 của Ukraine bắn hạ trực thăng Mi-8 của Nga bằng tên lửa R-73 gần Mũi Tarkhankut, Crimea.

Trong khi đó một trực thăng khác cũng bị bắn trúng, nhưng về được sân bay.

Còn các quan chức Sevastopol ở Crimea bị chiếm đóng thông báo thành phố đang bị tấn công bởi hàng loạt phương tiện không người lái Ukraine từ trên không và trên biển.

Phạm Thành Nhân - Chuyện "phố vải"

 

Hai bữa nay, nhiều anh chị em than phiền cái bảng "Phố vải Soái Kình Lâm".

Than phiền là đúng, vì lâu nay cái chỗ đó đã và vẫn luôn được người Sài Gòn gọi là "Chợ vải Soái Kình Lâm", trong tương quan với Chợ thuốc lá Học Lạc, Chợ phụ tùng xe Tân Thành, Chợ phụ kiện may Đại Quang Minh, Chợ thuốc Hải Thượng Lãng Ông... trong nguyên cái cụm Chợ Lớn (tức là cái chợ Bình Tây á).

Người Sài Gòn không gọi phố. Ở Sài Gòn cũng không có phố, chỉ có đường và xa lộ (là mấy tuyến đường lớn, đi xa, kiểu như Xa lộ Đại Hàn, Xa lộ Hà Nội).

Thái Vũ - "Chợ vải Soái Kình Lâm"

 

Saigon không có phố phiếc gì cả.

Ngôn ngữ vùng miền là cái nét văn hóa rất đặc sắc. Người ta trân trọng, cố giữ và tìm mọi cách tránh làm cho nó phai lạt đi.

Tôi nhớ có lần vào một siêu thị hỏi "Sodas ở quầy nào ?" - "We do not carry Sodas here, We only have Pops and you forgot to say "please"" (Chúng tôi không bán nước ngọt có gas ở đây chúng tôi chỉ có nước giải khát có gas, và ông quên không nói "làm ơn"").

Lê Học Lãnh Vân - Lan man khi nghe tin cựu tổng thống Carter từ trần (2)

 

Tin ông Carter mất đi để trong lòng tôi nỗi ngẩn ngơ: Ông là vị tổng thống nổi tiếng nhân từ, đạo đức. Với người Việt, ông là một ân nhân.

Người Việt bỏ nước ra đi sau biến cố 1975 được Hoa Kỳ chấp nhận tị nạn cần biết ơn hai vị Jimmy Carter và Ted Kennedy. Hai ông có công rất lớn trong việc ra đời của Đạo Luật Tị Nạn, cho phép nước Mỹ nhận người tị nạn Việt Nam một cách có hệ thống, dễ dàng và nhiều hơn.  

Ông Carter đã vận động cho đạo luật này trong lúc ông đang chịu khó tư bề. Biến cố Iran, giá dầu thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ khó khăn... khiến cuộc tranh cử tổng thống đang diễn ra bất lợi cho ông. Ngó lại những ngày ấy, tôi bồi hồi cảm động.

Nguyễn Đình Bổn - Tuyển thủ Nga chết mất xác tại Ukraine vì đi lính thay cho ở tù!

Theo Reuters,  Aleksei Bugayev (ảnh - số 21, EURO 2004 trên sân Bồ Đào Nha), cựu thành viên đội tuyển bóng đá quốc gia Nga từng chơi tại Euro 2004, đã thiệt mạng tại Ukraine. Truyền thông Nga dẫn lời cha và người đại diện của anh cho biết vào Chủ Nhật.

"Thật không may, tin tức về cái chết của Aleksei là sự thật. Chuyện xảy ra vào hôm nay", hãng thông tấn TASS dẫn lời cha của cầu thủ này, ông Ivan Bugayev, nói với hãng tin Sport24 ngày 29.12.

Hãng thông tấn RIA dẫn lời người đại diện của Bugayev, Anton Smirnov, cho biết giao tranh dữ dội đã khiến việc đưa thi thể Bugayev về chôn cất trở nên bất khả thi.

Hoàng Quốc Dũng - Mọi chuyện đã quá rõ ràng!

 

Nói dối có thể là bản chất, nhưng lần này không thể tiếp tục che giấu sự thật được nữa.

Các chuyên gia về tai nạn hàng không khẳng định rằng chưa từng có một vụ tai nạn nào lại có đầy đủ thông tin đến mức này để xác định rõ ràng “thủ phạm”.

Tôi sẽ không mất thời gian đi vào chi tiết các thông tin về nguyên nhân khiến máy bay rơi. Chỉ cần nói ngắn gọn: Chiếc máy bay của Azerbaijan đã bị lực lượng phòng không của Nga bắn hạ.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 31.12.2024

Tin sáng

1. Có VAR mà vẫn như... mù

Bóng ra ngoài vạch vẫn vù vào gôn.

Tối qua ông Thái Lan suýt chết. Kể đá với Phi sẽ dễ hơn, mới hơn, sinh động hơn, không nhàm, nhưng thôi, bèn thắng Thái thôi, nó đá 120 phút, thua Việt Nam một ngày. Đợi đấy. Trên mạng có cái clip rất vui, một nhóm ăn mặc kiểu ông công ông táo cúng và khấn giọng miền Trung: cau mong cho VN thăng Indo 1 ban, cau mong cho Quang Hai ghi bán... he he.

2. Cái clip khách du lịch đưa một nhóm người trấn lột du khách, mỗi người 200 ngàn, thấy thằng gầy đét như nghiện, vén áo lên khoe... ngực lép rất hung hăng. 

Nguyễn Văn Tuấn - Thu hút nhân tài cho Việt Nam

 

Ở bên trời Mỹ, chánh phủ Trump, qua phát ngôn của ông Elon Musk, đang lên kế sách thu hút nhân tài khoa học trên thế giới.

Ở bên Tàu, chánh phủ không bàn nhiều; họ lập hẳn một chương trình thu hút nhân tài có tên là "Thousand Talents Plan". Hơn 20 năm rồi.

Ở trời Nam, ông tổng bí thư cũng nói về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ. Ông tổng bí thư nói (và tôi trình bày lại cho dễ theo dõi) [1]:

Nguyễn Ngọc Chu - Nợ Huy Đức

 

1.

Tôi và Huy Đức gặp nhau chỉ vài lần. Giữa tôi và anh không có một bề dày lịch sử quen biết nhau. Nhưng logic cho tôi hiểu con người anh.

Lớn hơn cả logic là sự đồng cảm. Đồng cảm do trời đất cho. Đồng cảm do tổ tiên truyền đời. Đồng cảm do tổ quốc nuôi dưỡng.

2.

Huy Đức tặng tôi hai tập bộ sách ‘Bên thắng cuộc’. Thường khi được tặng sách, người được tặng cũng phải có đôi lời. Nhưng tôi im bặt. Tôi cũng chưa đọc. Tôi nợ anh.

Hoàng Quốc Dũng - Tháng củ mật

 

Ở Việt Nam, tháng cuối cùng sát Tết được gọi là tháng CỦ MẬT. Củ và mật là hai từ Hán Việt.

 1. Củ có nghĩa là giữ gìn, bảo vệ.

 2. Mật có nghĩa là chặt chẽ, cẩn thận.

(Ngày bé, tôi cứ tưởng củ là củ khoai, củ sắn, còn mật là mật ong!). Thực ra, củ mật có nghĩa là bảo vệ cẩn thận, cảnh giác cao độ.

Phạm Lưu Vũ - Chào...củ mật

 

Ngày mai bước sang tháng Chạp, là tháng "củ mật". Tại sao gọi củ mật?

Củ là củ soát, mật là nghiêm mật. Tháng củ mật là tháng phải kiểm soát nghiêm mật. Tháng Chạp là tháng nhiều cúng giỗ, lắm kẻ trộm, cho nên phải... "củ mật".

Quê tôi xưa tháng Chạp còn gọi là tháng ăn vạ. Là tháng các chủ nợ đi đòi tiền con nợ, nếu không trả thì cho người đến nằm lì, ăn vạ để đòi cho kỳ được. Con nợ phải hầu hạ ngày ba bữa, cơm bưng nước rót... Con nợ biết điều, thì phải đối xử đàng hoàng với bọn đến ăn vạ. Chớ có tìm cách đối phó.

Tiểu Vũ - Trạng Trình không ăn "giá đỗ"

 

Nhiều người cứ khăng khăng cho rằng chữ "giá đỗ" là cách người miền Bắc gọi tên rau giá.

Xin thưa, chữ "giá đỗ" là do ai đó "phát minh ra" sau này thôi, chứ người Bắc cũng gọi là giá thôi. Bằng chứng là dưới đây cho thấy điều đó:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.12.2024


 

lundi 30 décembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Một Đại Ân Nhân của « Thuyền Nhân » Việt Nam

Tổng Thống thứ 39 của Mỹ Jimmy Carter mới từ trần vào ngày hôm qua (29/12/2024). Ông thọ đúng 100 tuổi.

Ở Việt Nam ngày nay, thế hệ trẻ có lẽ chỉ biết ông từng là một tổng thống của nước Mỹ, nhưng ít ai biết rằng ông là một đại ân nhân của người Việt. Nói chính xác hơn ông là đại ân nhân của người Việt tị nạn. Báo chí Việt Nam không đề cập đến cái công đó của ông Carter.

Sau năm 1975, hàng triệu người Việt tìm đường vượt biên và vượt biển. Rất nhiều người (khoảng 200.000 đến 400.000 người) đã bỏ mạng trên đường vượt biển. Đó là một chương sử buồn. Danh từ « Boat People » hay « Thuyền Nhân » bắt đầu từ đó.

Lê Học Lãnh Vân - Lan man khi nghe cựu tổng thống Carter từ trần (1)


Ông James Earl Carter Jr. từ trần ngày hôm qua, 29 tháng 1 năm 2024.

Năm 1977, ông Carter thắng cử trước đối thủ Gerald Ford, tổng thống đương nhiệm, để thành tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, vị tổng thống được đánh giá rất ôn hòa, trí thức.

Vị tổng thống đó ân xá vô điều kiện cho mọi công dân Hoa Kỳ trốn lính để không tham dự cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai tại Việt Nam. Vị tổng thống ấy cử ông Richard Charles Albert Holbrooke làm trưởng đoàn thương thuyết với Việt Nam về bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Đặng Sơn Duân - Người đã qua đời viết về nhân vật vừa qua đời


Trường hợp hi hữu này xảy ra đối với Jimmy Carter, vị tổng thống Mỹ vừa qua đời ở tuổi 100.

Bài tưởng niệm ông trên tờ The New York Times sáng nay đề tên hai đồng tác giả là Peter Baker và Roy Reed. Trong đó Roy Reed được ghi rõ là đã qua đời năm 2017.

Tương tự, bài tưởng niệm trên tờ The Washington Post cũng đứng tên hai đồng tác giả Kevin Sullivan và Edward Walsh, người qua đời vào năm 2014.

Trần Trung Đạo - Thành kính biết ơn và tưởng nhớ tổng thống Jimmy Carter (1924 – 2024)


Năm 1978, tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ Jimmy Carter chỉ thị cho hải quân Hoa Kỳ đang tuần hành trên Thái Bình Dương cứu vớt thuyền nhân Việt Nam đang lênh đênh trên biển.

Tổng thống tuyên bố mỗi tháng Hoa Kỳ sẽ nhận gấp đôi số người tị nạn từ 7.000 người lên đến 14.000 người. Với chính sách đó, ông cũng nhằm thúc đẩy các quốc gia khác gia tăng con số người tị nạn được cho phép định cư.

Hành động của tổng thống Carter lúc đó không được dân chúng Mỹ đồng tình.

Lá thư của cha mẹ Dạ Thảo Phương gởi Hội Nhà văn Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi:  Ông Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Đồng kính gửi: Ông Nguyễn Quang Thiều, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Tôi tên là Phan Lạc Kiên, năm nay 83 tuổi, là cựu chiến binh về hưu, đã từng phục vụ trong hải quân và chiến dịch “Những con tàu không số”. Bố của tôi là liệt sĩ đã hy sinh trong trận Điện Biên Phủ, có ghi danh trên Bảng vàng ở bảo tàng Điện Biên.

Tôi là bố đẻ của công dân Phan Thị Thanh Thúy, sinh năm 1974 – bút danh của con gái tôi là Dạ Thảo Phương, trước đây đã từng là biên tập viên, làm việc tại báo Văn Nghệ.