mercredi 4 décembre 2024

Đặng Sơn Duân - Phân tích thất bại của Tổng thống Yoon Suk Yeol

Ban bố thiết quân luật, mà trong trường hợp của Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể được gọi là một cuộc đảo chính, cần phải có sự hậu thuẫn của quân đội, sự hậu thuẫn của đảng cầm quyền và cần phải có một kế hoạch kỹ lưỡng, ra tay thần tốc.

Trong tình huống thông thường, ông phải nắm được ít nhất một nửa số ghế Quốc hội, tức 150 phiếu, để ngăn cản Quốc hội bãi bỏ tình trạng thiết quân luật. Hoặc chí ít cũng phải có 120 ghế để viện đến chiến thuật filibuster nhằm câu giờ.

Trong trường hợp của ông Yoon, ông thậm chí không có sự ủng hộ của đảng cầm quyền, vốn nằm ở phe thiểu số trong Quốc hội. Việc đảng Dân chủ đối lập nắm thế đa số khiến ông phải tiến hành bước đi cực đoan là phải ngăn chặn bằng mọi giá việc Quốc hội nhóm họp với số lượng đại biểu quy định (151 người) để có thể vô hiệu hóa thiết quân luật.

Nguyễn Đình Bổn - Tổng thống Hàn Quốc, ai muốn làm không?

 

1. Syngman Rhee (1948–1960) – Bị lật đổ.

2. Yun Bo Seon (1960–1962) – Bị lật đổ.

3. Park Chung Hee (1962–1979) – Bị ám sát.

4. Choi Kyu Hah (1979–1980) – Bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 04.12.2024

Tin sáng

1. Gần sáng, tin nhắn chíu chíu, mở ra, đúng là động trời: Chuyện bên Hàn Quốc. Tổng thống thiết quân luật, quân đội và cảnh sát bao vây tòa quốc hội nhưng các vị dân biểu vẫn... họp chui, và sau 6 tiếng thì tổng thống phải rút lệnh.

Nghĩ đoạn các dân biểu phải nửa đêm bằng mọi cách trốn tránh cảnh sát và binh lính để vào phòng họp, rồi chủ tịch quốc hội cương quyết bảo vệ hiến pháp mà nể. Lại nghĩ, Triều Tiên chỉ mong như thế, rồi... ngủ tiếp vì nghĩ tiếp sẽ phải... nghĩ tiếp, mệt tim lắm. Y rằng sáng sớm ra, chuyện như một giấc mơ... hổng đẹp.

Hệ quả đây ạ: "Hàng loạt nhân sự cấp cao chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol xin từ chức". Có người liên hệ việc ông tổng thống này ngồi chiếc ghế gãy cùng anh Thưởng nhà ta dạo nào he he.

Tôn Nữ Thu Dung - Vĩnh biệt nhà văn Quỳnh Dao, người truyền cảm hứng cho tôi từ thuở ấu thơ

 

Trước 1975, những tác phẩm của Quỳnh Dao qua ngòi bút dịch thuật của Liêu Quốc Nhĩ là tuyệt tác (theo tôi). Cũng như Erick Maria Remarque phải được dịch bởi Vũ Kim Thư, và kiếm hiệp Kim Dung thì phải là ông Hàn Giang Nhạn…

Đại khái vậy, còn sau 1975 thì tôi không đọc và không biết.

Song Ngoại là tiểu thuyết đầu tiên tôi được đọc năm 1970. Nhớ hồi lớp đệ thất đệ lục gì đó, buổi trưa hay tới nhà sách Tri Tân ở đường Phước Hải là nhà bạn Huỳnh thị Thanh Châu, đọc không chừa một cuốn sách mới nào xuất bản, cuốn nào thích thì mua. Ba của bạn rất thích con mọt sách gầy còm nhỏ bé chuyên ngấu nghiến sách nên vừa bán vừa cho.

Nguyễn Đình Bổn - Nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã từ biệt thế gian


Nhà văn Quỳnh Dao là người Đài Loan mấy nhà báo Việt Nam ơi! Bà chỉ có nguyên quán từ đại lục, còn cả đời bà sống, viết và chết ở Đài Loan.

Không có một quốc gia dân chủ, tự do sáng tác như Đài Loan thì không có Quỳnh Dao. Hà cớ gì nhiều tờ báo Việt Nam ghi bà là người Trung Quốc khi bà tự chọn cho mình cái chết vào rạng sáng hôm nay tại ngôi biệt thự của mình ở thành phố Tân Bắc, Đài Loan?

"Tôi không muốn cam chịu số phận, không muốn để thời gian làm tôi cằn cỗi. Tôi mong muốn được quyền quyết định số phận của mình cho lần cuối cùng này". Nữ văn sĩ viết để từ biệt thế gian.

Bông Lau - Phiến quân HTS

Máy bay của Nga và của nhà độc tài Syria là Bashar al-Assad dội bom dồn dập mấy ngày qua ở Aleppo và Idlib để chặn bước tiến của quân Hayat Tahrir al-Sham (gọi tắt là HTS), sau khi lực lượng này đã chiếm gần hết thành phố lớn thứ hai của Syria là Aleppo.

Sau khi Aleppo thất thủ, quân HTS tiến về thành một phố lớn lân cận ở hướng tây nam là Idlib, đồng thời HTS cũng muốn tiến sâu vào nội địa Syria hướng đông và nam.

Cần nhắc lại là vào cuộc cách mạng “Mùa Xuân Á Rập” năm 2011, Syria cũng bị tổng nổi dậy và quốc gia này bị đắm chìm vào cuộc nội chiến. Khi đó nhà cầm quyền độc tài Bashar al-Assad gần như bị lật đổ.

Đặng Đình Mạnh - Đời tư của chính trị gia

Nếu đã an phận với cương vị ông chủ đế chế kinh doanh mang tên Trump của chính mình, thì những câu chuyện đời tư của ông Donald Trump rắc rối như thế nào với phụ nữ đã không bị đăng nhan nhản trên mặt báo.

Cũng vậy, nếu đừng làm Tổng thống Hoa Kỳ, thì chuyện nghiện ngập của con trai ông Joe Biden đã không bị đối thủ chính trị của ông rêu rao một cách dai dẳng trên truyền thông Hoa Kỳ.

Không chỉ ông Trump, ông Biden hoặc các chính khách tại Hoa Kỳ, mà bất kỳ người nào nào muốn đảm đương vai trò to tát trong xã hội như một chính trị gia, thì mặc nhiên, phải chấp nhận sự phán xét của công chúng về đời tư của mình.

Lâm Bình Duy Nhiên - Một sự ồn ào cần thiết !

Những ngày qua, cộng đồng mạng lại dậy sóng với nhiều tranh luận, tranh cãi đôi khi gây gắt nhưng thiết nghĩ lại rất cần thiết cho cái gọi là tự do suy nghĩ/ngôn luận của người Việt.

Trong thế giới thực, cuộc sống thực tại Việt Nam, ít ai dám ra mặt tranh luận, chỉ trích hay phản bác với nhau vì đơn giản chính quyền sẽ bóp nghẹt cái quyền tự do căn bản ấy. Mọi chỉ trích sẽ có thể bị đe dọa, khủng bố và uy hiếp, thậm chí tù đày.

Xã hội thực từ lâu đã trở thành một nhà tù lộ thiên và nhà cầm quyền thừa biết họ có dư khả năng để kiểm soát mọi thái độ và hành động của người dân.

Nguyễn Thông - Phiến quân?

Đôi lời : Riêng tình hình Syria vô cùng phức tạp với vô số nhóm Hồi giáo vũ trang, nhiều xu hướng khác nhau, chưa hẳn các nhóm chống chính phủ đã tốt nên có lẽ gọi chung là « nổi dậy » cũng tạm ổn (TM).

Mấy ngày qua, lực lượng nổi dậy chống lại chế độ độc tài ở Syria - một sân sau, chư hầu của Nga, đã thu hút sự chú ý của dư luận, báo chí truyền thông quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Những nước khác xứ khác thông tin về vụ này thế nào, tôi chưa nắm được, chỉ thấy ở xứ ta, những người dịch bài từ nguồn nước ngoài, chủ yếu từ RT, Novosti của Nga, đã cắm đầu dịch, gọi lực lượng nổi dậy chống bộ máy độc tài phản dân chủ là "phiến quân", "quân phiến loạn".

Đọc rất nhiều báo Việt quốc doanh, cả báo giấy lẫn báo điện tử, trên chuyên trang quốc tế, tôi thường bắt gặp từ “phiến quân”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.12.2024


 

mardi 3 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Ai « ăn mày dĩ vãng » ?

Giới thiệu: Trong một bài viết ngắn trước đây trên Facebook, tôi giải thích lý do viết khá nhiều cho các thế hệ Việt Nam sinh ra sau cuộc chiến.

Tôi viết để hy vọng sáng mai đây khi bước ra đường, các em sinh ra và lớn lên ở miền Nam sẽ nhìn người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết chuỗi ngày tàn bằng cặp mắt khác hơn.

Các em, thay vì bước nhanh như hôm qua, sẽ ngồi xuống bên cạnh người lính miền Nam tàn phế kia và nghe ông kể lại những chặng đường bi tráng mà ông và đồng đội đã trải qua. Từ đó các em sẽ hiểu ra rằng cha chú các em đã sống và chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa mà họ không có chọn lựa nào khác. Các em sẽ lớn lên trong tự tin và hy vọng thay vì mặc cảm “tội ác ba đời” mỗi khi đọc lại lý lịch mình.

Ong Thế Quyên - Bài mới nhất của bác Mạc Văn Trang làm rất nhiều người phẫn nộ

Ngay ở tiêu đề bác đã đặt là "Ăn mày dĩ vãng", và sau đó bác kể ra câu chuyện một người ăn xin tự xưng là lính Việt Nam Cộng Hòa cũ bị cụt chân trong chiến tranh.

Điều này vô tình xát muối vào nỗi đau mất nước, mất người thân, mất gia đình của những người dân Quốc gia ấy. Và sau đó bác nói với ông ấy rằng "Tôi Việt Cộng!" làm ông già sững sờ bối rối, rồi bác gái bố thí cho ông vài đồng.

Câu này của bác bị nhiều người lên án rằng, chính bác mới là kẻ ăn mày dĩ vãng. Vì có lẽ bác đang tự hào rằng dù bác từng là Việt Cộng, một đảng viên Đảng Cộng Sản và đã bỏ đảng. Nhưng hiện tại bác đang được hưởng cuộc sống rất sung sướng, hạnh phúc bên gia đình, chứ không phải khổ cực như người lính Việt Nam Cộng Hòa kia.

Bùi Chí Vinh - Đêm lính cũ


Nhân có vụ một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cụt chân đi "xin ăn" ở Sài Gòn bị chụp mũ là "Ăn mày dĩ vãng" rồi "thảy cho vài đồng" làm tôi sực nhớ đến chuyện cách đây vài chục năm.

Qua câu chuyện dưới đây, chỉ cần một người đọc bình thường cũng hiểu ngay nhân cách "hành khất" của người lính phế binh Việt Nam Cộng Hòa nhà nghèo hơn xa đám trí thức dỏm nhà giàu ngoài xã hội hiện nay.

Sau 1975 một người cầm bút ngoài Bắc vô Nam tìm gặp tôi là nhà văn Bảo Ninh thành danh với cuốn Nỗi buồn chiến tranh. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở một quán nhậu trên đường Mạc Đĩnh Chi, có tôi và các bằng hữu từng đối đầu nhau hai chiến tuyến. Trong cơn say, hai người hành khất chống nạng bán vé số rong ôm đàn ghi ta hát bài nhạc Sương trắng miền quê ngoại não nùng đến bàn chúng tôi chào mời khách. Tôi bàng hoàng, bởi anh chàng cụt giò dễ thương nghêu ngao vọng cổ lại chính là một người lính Sài Gòn cũ trong Xóm Lách mà tôi cư ngụ.

Hữu Phú - Ăn mày dĩ vãng !

Khi tôi nói tôi là dân Sài Gòn, có nghĩa là tôi đang “ăn mày dĩ vãng”… Vì, Sài Gòn có còn đâu, bây giờ nó là TPHCM!

Sài Gòn, nếu còn, là còn trong ký ức, trong hoài niệm, trong tư liệu… và trong tâm hồn, trong trái tim của những người yêu mến, tha thiết, tự hào về Sài Gòn một thuở.

Người ta vẫn nhắc về Sài Gòn bằng nỗi tiếc nhớ khôn nguôi. Dạo một vòng trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những hình ảnh về một Sài Gòn xinh đẹp, phong quang, thoáng đãng, sạch sẽ, yêu kiều và cả… kiêu hùng với những người lính thời chiến trên đường phố - nơi từng là “hòn ngọc viễn đông”. Những tấm ảnh hoài nhớ này luôn nhận được ngàn like của người xem, chứng tỏ Sài Gòn vẫn hằn sâu trong nhiều người, là một vùng trời kỷ niệm, đến chết không quên.

Nguyễn Ngọc Chính - Cà phê… “huynh đệ chi binh”


Tôi thỉnh thoảng vẫn thường gặp bạn bè tại quán Cà Phê Sơn ngay cạnh bánh mì Cô Thúy trông ra ngã tư Hoa Sứ - Nhiêu Tứ để chuyện trò, và đồng thời cũng là một cơ hội tốt để chứng kiến trước mắt cảnh “ông đi qua, bà đi lại” trên bước đường mưu sinh hàng ngày. 

Chủ Nhật vừa rồi có hai bạn muốn thay đổi không khí nên sau khi nhắn tin qua lại, chúng tôi quyết định thay đổi đổi địa điểm: Soco Coffee & Tea cũng ở gần đó. Số là các bạn có đọc review của tôi về quán cà phê sân vườn mới mở nên cũng muốn đến đó cho biết.

Soco so với Sơn gần hơn vì nằm ngay đầu ngõ nhà tôi, chưa ra đến ngã tư xe cộ đông đúc. Khác biệt lớn nhất ở đây là không gian yên tĩnh, tương phản với cà phê Sơn lúc nào cũng có âm thanh của một góc phố ồn ào.

Nguyễn Đình Bổn - Kỷ lục học tiến sĩ của Bạch Tuyết!


Thú thật tui phải dụi mắt, coi đi coi lại trên tờ giấy (tui không cho đó là cái bằng) và đọc trên báo để...so sánh chéo.

Và con số là 124 giờ vừa học vừa luyện tập với 10 bộ môn, để hoàn thành luận án tiến sĩ mà phía bà Bạch Tuyết cung cấp cho báo chí. Kinh.

Bạn nhớ kỹ nha: 124 giờ. Tức 5 ngày và 4 giờ. Giả sử một ngày học 8 tiếng, bà chỉ cần khoảng 16 ngày, và nếu học 4 tiếng ngày bà cần 1 tháng để được chứng nhận tiến sĩ!

Nóng : Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeo tuyên bố thiết quân luật

(Reuters 03/11/2024) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeo ngày 03/11/224 tuyên bố thiết quân luật, tố cáo các đảng đối lập ngăn trở tiến trình Quốc hội, trong một bài diễn văn gây bất ngờ, phát trực tiếp trong đêm trên kênh truyền hình YTN.

Quyết định này đã gây ra cú sốc cho đất nước vốn không biết đến lệnh thiết quân luật từ năm 1980, và chế độ được coi là dân chủ. Đồng won của Hàn Quốc đã sụt giá mạnh so với đồng đô la sau đó.

Tổng thống Yoon Suk Yeo, thuộc đảng bảo thủ, tuyên bố : « Tôi ra lệnh thiết quân luật để bảo vệ Cộng Hòa Hàn Quốc tự do trước mối đe dọa từ các lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên, để diệt trừ những lực lượng chống chính phủ hèn hạ thân Bắc Triều Tiên phá hoại tự do và hạnh phúc của nhân dân chúng ta, và để bảo vệ trật tự hiến pháp tự do ».

Nguyễn Thông - Hiếu chiến

Hôm 01.12, trên báo chí truyền thông xứ này có những thông tin, hình ảnh về một quỹ nhân đạo mang tên "Quỹ ngày mai tươi sáng" giúp trẻ em bị ung thư có hoàn cảnh khó khăn.

Quỹ, tên đẹp, mục đích lại càng đẹp. Các vị lãnh đạo đoàn thể, tổ chức, chính quyền đều kêu gọi dân chúng chung tay đóng góp để giúp đỡ trẻ thơ bất hạnh. Quý hóa lắm.

Tôi chỉ lăn tăn mỗi điều, ấy là chương trình quyên góp thì cứ nói chương trình, phong trào, đợt, nhưng người ta lại gọi là "chiến dịch" quyên giúp đỡ trẻ em nghèo...

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 03.12.2024

1. Xuống xe, mở lap, tin đầu tiên đập vào mắt là: "Đạo diễn Xuân Phượng được BBC chọn vào top 100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm"- Cháu chúc mừng cô ạ. Cô hoàn toàn xứng đáng, về tất cả mọi mặt, hihi. Bọn cháu theo cô còn tướt bơ dù nhấp nhỉnh cổ lai hi rồi ạ.

2. "'Những người làm phim truyền hình truyền thống nên học hỏi Lê Tuấn Khang'"- Nói thế rồi các bạn phim truyền hình lại tự ái rồi sao?

3. "Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời cơ đã đến, để lỡ là có lỗi với nhân dân"- Vầng, nhà cháu cũng là nhân dân đây ạ. Thấy có người sợ có lỗi với nhà cháu, bèn sướng bèn vui bèn vinh dự tự hào ạ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.12.2024