dimanche 18 février 2024

Nguyễn Hồng Lam - Quá hẹp, không hiểu nổi!

 

Xem clip, kinh hoàng và đau xót: Tai nạn đã khiến khiến ba mẹ con tử nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Thừa Thiên Huế). Lỗi trước hết là do xe con vượt ẩu, cúp đầu xe tải thùng để nhập làn khi cự ly nhập làn đã quá gần.

Tuy nhiên, cả xem clip lẫn ảnh chụp toàn cảnh bằng flycam, nguyên nhân tai nạn và mức độ thiệt hai nghiêm trọng sẽ được lý giải có thêm yếu tố khác. Đường cao tốc nhưng mỗi bên chỉ một làn xe, không có giải phân cách cứng giữa hai chiều.

Tai nạn xảy ra khi xe con đột ngột vượt xe container, cúp đầu để nhập làn, bay qua làn ngược chiều, bị xe tải đi đúng làn đâm, bay qua taluy xuống vệ đường. Xe tải này quay ngang, bị xe container phía sau đâm tiếp...

Tạ Duy Anh - Xóa ký ức

 

Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2024


 

samedi 17 février 2024

Nguyễn Hồng Lam - 17-2, pháo đài

 

Bia Khánh Khê một thời bị đục chữ, khói hương bay trên những sứt sẹo của ngay cả dòng tưởng niệm.

Hang Dơi, Tổng Chúp, những cao điểm Vị Xuyên... nếu không bị vùi trong đổ nát cho cỏ thờ ơ vùi lấp thì cũng thụt sâu trong hoang vắng lãng quên. Và cũng có nhiều nơi sau này đã được tu bổ, dựng lại hoặc xây mới.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", dù vẫn được nhắc, được ngâm, được in lại thì cũng có đoạn bi tráng bị cắt đi, lờ đi, không nhắc, hoặc tế nhị mà thay bằng dấu (...) khô khan, lạnh lùng trên trang báo...

Lê Xuân Nghĩa - “Lịch sử sẽ không công bằng với những kẻ cố tình quên lịch sử”

 

Rõ ràng cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Trung Quốc diễn ra suốt 10 năm trời. Nhưng tại sao người ta chỉ nói đến quãng thời gian một tháng ngắn ngủi?

Và đến bây giờ, mọi liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược chỉ được viết là “địch”, “kẻ thù”.

Và trên mộ bia các liệt sĩ hoặc bia tưởng niệm chỉ ghi “mặt trận phía Bắc” hay “mặt trận biên giới phía Bắc”.

Lê Đức Dục - 45 năm, vẫn đất nước này ôi nước Việt yêu thương

 

Tôi đã thc ch đến 0 giờ ngày 17 tháng Hai

Đ nh v 45 năm trước

Lúc biên i năm y va qua ngày khác

Chc không mt ai tin vài gi sau h s chết bi đn gic Tàu !

Tôi đt nén nhang vòng đ nhang cháy được lâu

Lâu đến my cũng không lâu bng ADN truyn kiếp

Nhng trang s rõ ràng đi đi kế tiếp

Có th không ghim sâu bng trang s mun lãng quên

Dương Kim Nhi - Người lên biên giới

 

hôm nay ai v biên gii

cho tôi gi nén hương trm

thp lên tng ngôi m chí

khói thơm nơi các anh nm

hôm nay ai v biên gii?

các anh nm ngm tri mây

đt V Xuyên ôm mãi mãi

tui xanh còn mãi nơi đây

Nguyễn Quang Thiều - Một số bài thơ về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

 

Hôm nay là ngày 17 tháng 2, ngày Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam dọc biên giới phía Bắc. Hồi đó tôi đã viết một số bài thơ về cuộc chiến tranh này. Nay xin được đưa lại để nhớ về ngày này 45 năm về trước.

CHÚNG TÔI GỌI TÊN ANH

(Tưởng nhớ liệt sĩ Lê Đình Chinh. Người liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc).

Anh Chinh ơi ! Chúng tôi gi tên anh

Khi lũ qu tràn sang đt m

Nhng hng súng đen ngòm

Nhng mt đy man r

Bước chân đi làm bn đt rng

Lý Quang Diệu viết về cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

 

"Vào cuối tháng 1.1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và khôi phục quan hệ ngoại giao với Tổng thống Carter mà không có điều kiện Hoa Kỳ từ bỏ Đài Loan.

Ông ta muốn tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không liên kết với Liên Xô khi Trung Quốc tấn công và "trừng phạt" Việt Nam. Đó là lý do khiến ông ta nhất quyết đi thăm Hoa Kỳ.

Tại ngôi nhà nghỉ để đánh golf của thống đốc ở Fanling tại Hong Kong, tôi đã gặp David Bonavia, một chuyên gia về Trung Quốc, trước đây làm việc cho London Times, (Thời báo London).

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

Võ Xuân Sơn - Thắc mắc 45 năm

 

Hôm nay là ngày 17/2. Bốn mươi lăm năm trước, Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Nhiều người đã nói đến những tội ác của quân Trung Quốc xâm lược, những vụ thảm sát dân ta ở khu vực biên giới của chúng.

Có thể nói, khi Trung Quốc đánh vô biên giới Việt Nam, mới thấy trình độ chiến đấu của quân Trung Quốc rất tệ. Hàng trăm lính Trung Quốc chết, số lớn khác bị thương, tiêu tốn không biết bao nhiêu đạn dược, vũ khí mà chỉ có thể tấn công thành công khi cả đội dân quân với vài người cùng những khẩu súng thô sơ của phía Việt Nam hết đạn. Đó là hình ảnh rất thường thấy ở tất cả các cứ điểm dọc theo biên giới.

Hôm rồi, khi Hamas tấn công Israel, ai cũng cảm thấy bất ngờ khi Mossad không dự đoán được trận tấn công ấy. Hồi đó, vụ Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam cũng vậy. Nếu như Bắc Việt Nam đã cài được người vào tận các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa, hầu hết các vụ ném bom lớn của Mỹ đều được biết trước… thì Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ khi Trung Quốc tấn công.

Thái Hạo - Bánh xèo, mẹ và chiến tranh biên giới

 

Chiều 30 Tết, tản bộ xuống nhà mẹ, gió rét như buốt vào trong xương. Nhà mẹ phía trước là cánh đồng, rồi đến dòng sông Thị Long và biền bãi mênh mông trống trải, gió bấc lồng lộng lùa vào không dứt trong mưa bụi xám ngắt, hơi giá như thấm sâu vào da thịt... Thèm một bếp lửa.

Tôi đặt một tấm tôn sắt giữa sân, rồi đi quanh vườn kiếm những khúc củi to và những gốc cây lớn về chất lên. Ngọn lửa bắt đầu vật vã trong gió mạnh, rồi bốc cao. Hơi ấm lan ra, mùi khói cay và thơm vây bủa lấy căn nhà.

Chiếu và ghế bắt đầu xuất hiện quanh đống lửa, bố mẹ và em và bọn nhóc con quây quần lại, kẹo và bánh mứt cũng được mang ra, hai đứa cháu lăng xăng chạy quanh bếp lửa hò reo. Bố mang kiềng ra đặt sát vào đống than đang rừng rực cháy để nấu nước pha trà, em thì nấu nước để rửa bát cho khỏi giá. Gà cúng Giao thừa cũng được luộc trong chiếc nồi to đặt trên mấy viên gạch kê làm ông bếp. Mùi khói, mùi thơm của thịt gà theo hơi nước sôi bốc lên quện với mùi lửa ấm và màu áo đỏ của bà, của cháu làm nhớ một trời kỷ niệm xa xưa.

Huy Đức - Hoàng Văn Hoan và những « nước đi » của Bắc Kinh

 

Ngày 03-07-1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh. Khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 05-07-1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 050-8-1979, Thông tấn xã Việt Nam mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về “Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn”.

Ngày 09-08-1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có “Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam”, buộc tội Lê Duẩn đã “khống chế đất nước”. Theo ông, trong lúc “nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp” thì, “triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn”.

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam học được gì từ bài học năm xưa ?

 

Ngày 17 tháng Hai năm nay đã là bốn mươi lăm năm sau thời điểm Trung cộng xâm lăng Việt Nam qua biên giới phía Bắc. Hàng năm, vào dịp ngày này, những tiếng kêu phẫn nộ, đau khóc của người Việt cất lên. Điều này hoàn toàn chính đáng.

Chỉ xin đừng để cảm xúc và phản ứng chính đáng đó át đi các câu hỏi của lý trí rất cần thiết:

1) Cuộc chiến rất hao tổn máu xương và tàn phá cơ hội phát triển cất cánh của Việt Nam, cuộc chiến đó Việt Nam có thể tránh được không? 

Bùi Chí Vinh - Từ một tấm bia ghi chiến công của sư đoàn 337 bị đục mất chữ

 

Tm bia đã b đc

Bi mt lũ đê hèn

Mt lũ hèn cõng rn

Cn gà nhà na đêm

Sư đoàn 337

Tiêu dit gic nơi đây

Ghi chiến công lng ly

Bng mt dng hình hài

Thích Thanh Thắng - Văn tưởng niệm ngày 17-2

 

(Tròn 45 năm Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam)

Phương Nam giữa lúc cánh mai rơi, ánh trăng mờ tỏ.

Ải Bắc gặp khi nhành mận nở, tiếng suối thì thầm.

Hồn thiêng các anh các chị ơi!

Bao năm gió lạnh ruột đau quặn thắt tình đồng chí.

Mấy thuở trăng tàn lệ rơi se sắt nghĩa đồng bào.

Lê Đức Dục - 45 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung : Vài điều muốn nói

 

Gần 20 năm qua, không tháng Hai nào mình không lên biên, kể cả tháng Hai năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên.

Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không). Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “Những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm”. Mười lăm năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia của cuộc chiến Việt Trung 1979-1989.

Dương Quốc Chính - Ôn cố tri tân không phải để nuôi dưỡng lòng thù hận

 

Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong vòng một tháng (17/02-18/03).

Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.

Việc chúng ta ghi nhớ ngày này không phải để duy trì, nung nấu lòng căm thù quân xâm lược, mà cái chính là để ôn lại bài học lịch sử. Việt Nam đã đúng và sai ở đâu, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến là gì? Chúng ta, những kẻ sinh sau, học được gì ở cuộc chiến này?