mardi 5 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Bơm triệu tỉ ra nền kinh tế cách nào ?

 

Bơm tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua hai con đường. Một là giải ngân vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, hai là qua ngân hàng thương mại để cho vay.

Nhưng đầu tư công vẫn đình trệ, thường không nơi nào tiêu hết vốn, vì sợ...chi sai, bị đốt luôn! Thôi thà không đốt tiền ngân sách, còn hơn để bị đốt lò. Thế là cửa bơm ra nhiều tiền nhất bị nghẽn.

Cửa cho vay thì doanh nghiệp không mặn mà, vì kinh tế đình trệ trên toàn cầu, cả nước bạn luôn. Thì vay đống tiền về ngắm sao? Người ta thu hẹp doanh nghiệp còn chả kịp kìa. Nhìn MWG sắp cắt 200 shop "ăn bám" và đã cắt cả vạn lính so với thời điểm 2022 đó. Thế nên cách thứ hai cũng không thông.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.12.2023


 

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.12.2023


 

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

 

Hà Nội vừa có cuộc triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ tiêu biểu làm bằng gò đồng. Nhưng Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội đã cấm trưng bày chân dung 31 vị, trong đó có tôi.

Tôi xin nói thật, từ lâu tôi đã một mình một cõi không muốn dây dưa vào giới văn nghệ và với bất cứ ai. Cũng vì quá nể nhà thơ kiêm nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường (mà tôi chưa gặp mặt) nòi tình đồng điệu nên tôi mặc nhiên để ông sáng tạo những gì ông thích.

Tuy vậy khi ông điền tôi vô danh sách triển lãm là tôi đã thấy ái ngại. Xin lỗi, ngoài 31 nhân sự bị cấm, không ít nhân sự còn lại tôi còn không muốn bắt tay huống hồ gì treo tranh chung.

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

 

Phạm Xuân Trường - Một thi sĩ tài hoa, một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Dịp này, thi sĩ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường đang bày triển lãm tranh tại Hà Nội. Điều bất ngờ đến sửng sốt là: Có hơn 180 bức chân dung gò đồng được ông trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hà Nội để xin cấp giấy phép triển lãm nhưng chỉ có 154 bức chân dung được cấp phép.

Còn lại, Sở VHTTDL Hà Nội, sau khi thẩm định, đã cấm treo rất nhiều bức. 

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

Phạm Xuân Nguyên - “Tranh treo”

 

Tranh treo không phải tranh treo nhưng là tranh treo. Nghĩa là tranh treo không phải tranh được treo. Tranh treo nghĩa là tranh không được treo. Tức thị là tranh treo.

Như là án treo.

Cuộc triển lãm tranh gò đồng chân dung văn nghệ sĩ của nhà thơ - nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) khai mạc chiều 02/12/2023 đã bị “tranh treo”như vậy. Ông mang từ Hải Phòng lên 184 bức xin phép bày triển lãm. Nhưng Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hà Nội xét duyệt đã chỉ cấp phép cho treo 154 bức, còn 30 bức là “tranh treo”.

Trương Nhân Tuấn - Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

 

Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.

Bốn cái “khó” là:

Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” - nguyên tắc không được nói ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài Việt Nam có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể “nói ngược”.

Lê Xuân Nghĩa - Hành vi của Tập trước chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam

 

Tập yêu cầu lực lượng bảo vệ bờ biển thực thi "luật hàng hải" và trấn áp "các hoạt động tội phạm" để bảo vệ chủ quyền.

Cái gọi là "luật biển" của Trung Quốc trong đó chiếm 90 % diện tích Biển Đông, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Nó nên được gọi là 'Luật của kẻ ăn cướp', và nó hoàn toàn là phi pháp.

Tập Cận Bình tuyên bố lực lượng bảo vệ bờ biển nước này phải thực thi luật hàng hải và trấn áp “các hoạt động tội phạm” để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, truyền thông nhà nước  Trung Quốc đưa tin hôm thứ Sáu.

Nguyễn Thông - Một nước hai chế độ

 

Không phải Trung Quốc mà là Việt Nam. Không phải chính chị chính em mà là thời tiết. Đừng mới đọc qua cái tít vội nghĩ xằng nghĩ bậy, xớn xác hy vọng. Ở xứ này, có khi chỉ nghĩ lệch cũng bị công an bắt.

Ông em rể tôi gọi điện vào. Không sẵn tiền đi lại thăm nhau nhưng cũng còn may ở chỗ điện thoại dễ. Bọn hàng không VN e lai lẫn bọn "giá rẻ" lúc nào cũng than thở gào lên lỗ lỗ đòi nhà nước bù lỗ nhưng vé lại tăng vọt liên tục, sắc hơn lưỡi dao cạo cứa đứt cổ hành khách. Kinh tế kiểu thị trường có đuôi xứ ta nó tởm vậy. Lúc ngon lành thì như ông hoàng bà chúa, lương tháng cả trăm triệu, khi khó khăn lại kêu rên đòi hỏi, rằng ối làng nước ôi, thì là mà...

Bù lại, dùng điện thoại thời ni sướng. Gọi suốt buổi sáng, nhìn thấy nhau, không chỉ thấy người mà rõ cả con chó mực đang vẫy đuôi ngoài sân, buôn tới hết pin thì thôi, chả tốn một xu. Công nghệ đã đem hạnh phúc cho con người chứ chả phải đảng bác nào cả. Câu cửa miệng "ơn đảng ơn chính phủ" xưa rồi, mà bây giờ là ơn cụ công nghệ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.12.2023


 

samedi 2 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Kissinger, cái quan định luận

 

Năm 1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như “superman,” siêu nhân, với chữ “Super K” trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy!

Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã “bán đứng” Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.

Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không.

Huy Đức - 1972: Hà Nội 12 ngày đêm B-52

[Phần II]

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theo Kissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua.

Trong khi đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến”.

Sài Gòn

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khi đến Dinh Độc Lập, Kissinger đã phải đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã - trợ lý của Tổng thống - mới ra đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời.

Dương Công Quan - Nợ một điều không nói

 

Hình phía trên là cổng quân trường Đồng Đế Nha Trang. Hình phía dưới chụp ngày 07/07/70 là ngày mãn khóa 6/69 của chúng tôi. Đội hình các tân sĩ quan sau khi được gắn lon chuẩn úy đang chuẫn bị đi diễn hành cuối khóa, trước khi từ giã quân trường để ra mặt trận.

Quân trường Đồng Đế là nơi huấn luyện cấp hạ sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bắt đầu năm 1968 sau vụ tổng tấn công tết Mậu Thân của việt cộng mà phía Hà Nội đứng phía sau, chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam đã ra lệnh tổng động viên. Vì thế trường được khuếch trương để đảm nhiệm thêm đào tạo sĩ quan trừ bị cho quân lực.

Quý bạn có để ý phía sau cổng quân trường in đậm trên bầu trời là dãy núi với hình dạng của một người con gái nằm xõa tóc. Đó là núi Cô Tiên mà vào những đêm trăng nằm ứng chiến ở vũ đình trường, hình người thiếu nữ hiện rõ trên vòm trời đã tạo cho trong tôi có nhiều cảm xúc vô cùng khó tả.

Phúc Lai - Lại bàn tiếp về vụ đánh hầm đường sắt Severomuysky, ngày 02/12/2023

1. Trên chiến trường có gì?

Trong ngày 1 tháng 12, có 67 lần quân Nga tổ chức tấn công.

Ngoài ra chúng đã tiến hành tổng cộng 2 lần tấn công bằng tên lửa, 17 lần ném bom, 46 lần bắn MLRS vào các vị trí của quân Ukraine và các khu định cư khác nhau. Hơn nữa, kể từ đầu ngày, quân chiếm đóng Nga đã tấn công Ukraine bằng 2 tên lửa dẫn đường Kh-59 và 12 lần máy bay không người lái tấn công loại Shahed-136/131.

Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 1x tên lửa dẫn đường Kh-59 và 8x máy bay không người lái tấn công. Thật không may, các cuộc tấn công khủng bố của Nga đã dẫn đến thương vong và thương tích cho dân thường. Các tòa nhà dân cư tư nhân cũng như cơ sở hạ tầng dân sự khác đã bị phá hủy và hư hại.

Ngày hôm qua cũng là ngày báo cáo thiệt hại của quân Nga từ phía Ukraine đạt mức kỷ lục: 1.260 kiện hàng 200.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.12.2023


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 646, 01-12-2023

1. Chiến sự tiếp tục rất ác liệt xung quanh khu vực Avdiivka, bất chấp thời tiết xấu, lạnh, tuyết rơi, quân Nga vẫn bò lên phía trước dù thiệt hại cực kỳ nặng nề.

Bản đồ dưới đây tổng kết toàn bộ thắng lợi cũng như thất bại của hai bên tại chiến trường này, cho thấy tuy cỗ máy tuyên truyền của Nga hô hào « chiến thắng » kinh khủng, trên thực tế quân Nga chỉ tiến lên được khoảng 2 km ở phía bắc, trong khi « gọng kìm » phía nam không hề nhúc nhích. Do đó còn rất lâu mới có cơ hội bao vây thành phố, bởi khoảng cách giữa hai cánh quân Nga vẫn đang là 7 km, đủ chỗ cho quân Ukraina vận chuyển tiếp tế vào bên trong: