vendredi 17 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình mua xa bán gần

 

Càng bành trướng sức mạnh quân sự và đe dọa vùng Á Đông thì càng khiến các nước láng giềng khác thấy cần liên kết với nhau hơn để tự đề phòng.

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Bán bà con xa mua láng giềng gần.” Láng giềng ở gần có thể giúp mình khi cần vay một hũ gạo, một chai nước mắm, hay cần dập tắt lửa bốc cháy trong bếp. Bà con ở xa không giúp được như vậy; cho nên kết thân với láng giềng vẫn hơn. Câu này có thể áp dụng trong bang giao quốc tế.

Ông Tập Cận Bình đã làm ngược lại. Ông vừa mới ghi một bàn thắng về ngoại giao, với hai nước ở xa, rất xa. Trong lúc các nước láng giềng kề cận với Trung Quốc đang liên kết để đối phó với Trung Cộng!

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.03.2023


 

vendredi 10 mars 2023

Hoàng Quốc Dũng - Bakhmut vẫn đứng vững


Chiến sự Bakhmut là chủ đề lớn nhất hiện nay. Chưa biết nó sẽ là cái nồi hầm của bên nào.

Từ đầu cuộc chiến đến giờ phía Nga liên tục đưa ra khái niệm nồi hầm để chỉ các thành phố sẽ làm cho Ukraina tổn thất nặng. Nhưng trên thực tế thì đó lại chính là các nồi áp suất để hầm quân Nga, khiến quân Nga bỏ chạy tán loạn. Tuy nhiên sau những cuộc tháo chạy vãi cả ra quần, quân Nga hiện nay đã tổ chức phản công rất mạnh ở Bakhmut, chủ yếu bằng các chiến thuật biển người như Trung Quốc đã làm với Việt Nam.

Nga thực sự ít quan tâm đến số mạng quân lính. Thống kê, tôi lại nói về số liệu thống kê vì cũng đã từng phục vụ 10 năm trong ngành. Các nhà thống kê rất giỏi. Mới đây thôi, họ đã tính được tuổi thọ bình quân của lính Nga trên chiến trường Ukraina là 60 ngày, và đặc biệt là tuổi thọ bình quân của lính Nga tại Bakhmut là 4 tiếng.

Hoài Nguyễn - Khúc Tráng Ca Tháng Ba

 

(Đôi lời : Để ghi nhớ ngày 10.03.1975, thành phố cao nguyên Ban Mê Thuột được "giải phóng")

Tháng Ba, cao nguyên vn bun muôn thu

Đt Ban Mê, x s bi mù tri

Nng biên thùy đen cháy xám màu da

Em tan hc lê mòn đôi guc g

Vương Thừa Bình - Gửi bạn B(uôn) M(ê) T(huột)

 

*

rng Buông Mà Tiếc, B Mà Thương

chn Bi Mù Tri bi vn vương

đt đ tng Bao Mùa Trn mc

rng xanh đã Biết My Tai ương

Mai Bá Kiếm - Con nít cho ý kiến dự luật : Dân chủ thế là cùng !

 

Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, có quy định thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì sẽ cấp một sổ hồng ghi đầy đủ tên thành viên trên sổ và trao cho người đại diện.

Thành viên của hộ gia đình cũng có con nít, nên Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam sẽ đứng ra lấy ý kiến của trẻ em về một số nội dung liên quan.

Mặc dù theo Bộ Luật Dân sự 2015, trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).

Tuấn Khanh - Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?

 

Mạng xã hội Việt Nam bàn tán không ngớt từ chiều ngày 10 Tháng Ba (giờ Việt Nam) về chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày bài hát “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương nhưng không đúng lời.

Nhiều đoạn video được khán giả nhạc vàng tìm thấy Tuấn Ngọc hát trong các show ở Việt Nam, đã chọn hát “trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, bỏ đi hai chữ “Việt Nam” trong bài hát gốc.

Người mở lời đầu tiên về sự kiện này, được biết là từ trang Facebook của Ben Ngo, cựu phóng viên Đài BBC. Viết trên trang của mình, Ben Ngo nhận định: “Trong một show mới đây tại Sài gòn, Tuấn Ngọc sợ câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” nên hát thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Thật buồn cho một “danh ca”, vì lý do nào đó mà hát không trọn ca từ của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn trong clip thì anh vừa hát vừa nhìn giấy in lời ca khúc nên không có chuyện quên lời mà đây là sự cố ý tránh câu hát bị cho là “nhạy cảm“.

Nguyễn Đình Bổn - Tâm cảm

 

Ca sĩ vẫn hay hát sai lời nhưng tại sao Tuấn Ngọc bị ăn cả tấn gạch?

Nhiều người cho rằng do anh quá nổi tiếng, tôi không nghĩ như vậy. Bởi Tuấn Ngọc cũng rất nổi tiếng hát sai lời, nhưng trước đây đâu bị phản ứng dữ dội như vậy.

Cái chính là TÂM CẢM của mọi người từ hai tiếng VIỆT NAM.

Huỳnh Duy Lộc - Lam Phương và “Tình bơ vơ”

 

Hai ngày nay trên mạng rộ lên thông tin và những lời bình luận về việc ca sĩ Tuấn Ngọc đã đổi lời một câu trong ca khúc “Tình bơ vơ” của nhạc sĩ Lam Phương: “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”.

“Tình bơ vơ” là ca khúc Lam Phương viết về mối tình không thành với ca sĩ Bạch Yến và “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” là tâm tình của ông khi Bạch Yến từ giã ông để trở về Mỹ, tiếp tục lưu diễn trong chương trình Ed Sullivan Show của Bob Hope.

Tác giả Nguyễn Thanh Nhã đã viết về mối tình này và ca khúc “Tình bơ vơ” ở chương “Dự cảm chia lìa…” của tác phẩm “Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương” (Phanbook ấn hành năm 2019):

Nguyễn Văn Tuấn - Mùa thu "nhạy cảm"

 

Có vẻ như một số người quá nhạy cảm với mùa thu.

Cách đây 17 năm, khi nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam, có người viết báo cáo buộc rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của ông là “Ðỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy”!

Nhưng cáo buộc đó là do kém kiến văn mà thôi. Điều đáng nói là ngày nay ông con rể của nhạc sĩ Phạm Duy tránh câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”

Nguyễn Chiêu Anh - Nói chút về chuyện sửa lời

 

Nếu ai bị nhạy cảm với từ ngữ như tôi sẽ nhận ra một điều cực kỳ khó chịu khi bài hát mình yêu thích, hoặc nghe quen thuộc, quen tai bị sửa lời một cách vô tình hay hữu ý.

Tôi từ bé đã nghe và thuộc lời nhạc một cách kỳ lạ. Ngoài nhạc tôi còn thuộc thơ. Những bài thơ của những tác giả tôi yêu, hầu như tôi thuộc kiểu sinh vào thế giới này chỉ vì kiếp trước tui lỡ chê bai thơ ca mà kiếp này buộc phải thuộc tụi nó, dù không cố ý vậy.

Thế nên việc nghe một bài hát quen bị sửa lời lập tức tôi dị ứng. Và dị ứng luôn với ca sĩ bắt đầu từ phút đó.

Lâm Bình Duy Nhiên - Nhạy cảm chính trị

 

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.

Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!

Huy Đức - Đất đai : Luật mới hay văn bản mới

 

Đọc “tờ trình”, lắng nghe “chỉ đạo” của các nhà lãnh đạo, “ý kiến đóng góp của nhân dân” và “phát biểu của các chuyên gia…” tôi cố tìm lý do sửa Luật.

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN LÀ TÀI SẢN

Về căn bản, quan điểm của “Đảng và Nhà nước ta” với “sở hữu toàn dân” vẫn không thay đổi. Nghị quyết 18 Trung ương V chỉ tái khẳng định tư duy truyền thống này. Tuy nhiên, việc Bộ Luật Dân sự 2015 xếp “quyền sử dụng đất” của người dân vào nhóm “quyền về tài sản” [Điều 115] mang đến khá nhiều ý nghĩa. Điều này, nếu được cơ quan lập pháp nhận ra… thì khi sửa Luật Đất đai sẽ có cách tiếp cận giản đơn và mạch lạc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.03.2023