Buổi
chiều thứ Tư rời sở đi bộ khoảng hơn cây số qua khoảng chục ngã tư để đến Tòa
Bạch Ốc. Những con đường, những tàng cây và tòa nhà đồ sộ cổ kính quen thuộc
qua bao năm lăn lộn. Trời lạnh buốt gần độ âm.
Gần
đến khu Tòa Bạch Ốc thấy nhiều toán mật vụ bố trí rải rác. Cảm giác nôn nao háo
hức như khi xe lửa đi vào địa phận tỉnh Kharkiv. Một niềm vui khó tả như sắp
được gặp một cái gì đó quen thuộc. Chắc sẽ có những kiều bào Ukraine đến chào
mừng Tổng Thống Zelensky của họ đang họp với Tổng Thống Hoa Kỳ.
Nhưng
ngạc nhiên vì không thấy một lá cờ Ukraine nào treo trên các cột đèn ngoài
đường. Thông thường khi các vị nguyên thủ của các quốc gia đồng minh như Anh –
Pháp – Nhật – Đức v.v... khi công du đến Washington thì quốc kỳ của họ treo
song song với quốc kỳ Mỹ bay phấp phới dọc theo các con đường dẫn đến Tòa Bạch
Ốc.
Cái
ác nhất là, những kẻ trong bộ máy cai trị cầm quyền khi người dân bị rơi vào sự
khốn cùng bế tắc tận đáy, thì chúng vẫn nghĩ vẫn tìm đủ mọi cách để móc đồng xu
cuối cùng trong túi dân. Bất cần biết dân sau khi được chúng "cứu" sẽ
sống dở chết dở thế nào.
Ác
nhì là đám lãnh đạo cấp cao "có mắt như mù có tai như điếc có mồm như
câm" để đàn em hoành hành tác oai tác quái kéo dài.
Nếu
người dân phàn nàn thắc mắc chê cười chủ trương bóc lột ăn cướp ấy, thì lại quy
kết người ta là thế lực thù địch dám bịa đặt xuyên tạc lòng tốt của nhà nước.
Liên quan đến chiến tranh ở Ukraina, Le Monde nói về kỹ năng vi tính và cơ khí đã giúp lực lượng vệ quốc vượt trội quân Nga.
Bên
cạnh những vũ khí hiện đại của phương Tây như Himars của Mỹ hay Caesar
của Pháp đã chứng tỏ hiệu quả trên chiến trường, nhà nghiên cứu Thibault
Fouillet, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhấn mạnh đến khả năng thích ứng và
tìm ra những giải pháp mang tính sáng tạo của quân đội Ukraina.
Mỹ, Anh, Pháp đồng lòng đứng sau Kiev, phản đối cáo buộc « bom bẩn »
của Matxcơva. Anh có tân thủ tướng gốc Ấn. Chứng khoán Trung Quốc xuống
dốc sau khi Tập Cận Bình tăng cường quyền lực với đội ngũ cứng rắn hơn
sau Đại hội đảng Cộng Sản. Pháp chuẩn bị khai thác một trong những mỏ
lithium lớn nhất châu Âu. Đó là những thông tin được báo chí Pháp đề cập
nhiều hôm nay.
Phương Tây chuẩn bị đối mặt một Trung Quốc hung hăng hơn
Trước hết về dư âm Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, Le Monde có bài xã luận khuyến cáo nên biết « Thích ứng với việc Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn ».
Tập Cận Bình đã toại nguyện, giờ đây ông ta là tổng bí thư trọn đời với
tất cả quyền lực trong tay. Những khuôn mặt ôn hòa như thủ tướng Lý
Khắc Cường đã bị loại, thậm chí bị lăng nhục như cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào
- bị áp giải ra ngoài ngay giữa Đại hội. Sáu ủy viên thường trực Bộ
Chính trị đều là người trung thành và không ai còn trẻ để có thể thay
thế ông Tập. Tư tưởng Tập Cận Bình còn được nâng lên hàng « mác-xít của Trung Hoa đương đại trong thế kỷ 21 ».
Ông Tập Cận Bình toàn thắng trong Đại hội 20 : loại được mọi đối thủ,
nắm trọn Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, phá vỡ tất cả những nguyên tắc
từ ba thập niên qua tại Trung Quốc. Nay không còn ai trở thành một lực
lượng đe dọa được ông Tập, cũng chẳng ai dám ngăn cản nếu sai lầm. Điều
này rất nguy hiểm, quyền sinh quyền sát tại quốc gia 1,4 tỉ dân không
thể nằm gọn trong tay một người duy nhất.
Tập Cận Bình tăng thêm sức mạnh sau Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc,
căng thẳng giữa Pháp và Anh, chiến tranh Ukraina là thời sự quốc tế
được các báo Pháp chú ý nhiều nhất hôm nay.
Toàn bộ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là người của Tập Cận Bình
Les Echos nhận định « Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc, quyền lực hơn bao giờ hết ». Ông
ta đã tống khứ được tất cả các đối thủ, và chung quanh ông Tập bây giờ
chỉ toàn những người được tin tưởng từ lâu.
Theo tướng Pháp Michel Yakovleff, quân Nga có thể sụp đổ trong những
tháng tới, lệnh động viên không giúp được gì. Liệu Vladimir Putin có thể
tồn tại sau khi bại trận ? Nếu thế ông sẽ là nhà lãnh đạo duy nhất
trong lịch sử nước Nga còn sống sót sau một sự kiện tầm cỡ như vậy. Đài
Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc xâm lăng, đang rút tỉa kinh nghiệm từ
cuộc chiến tranh vệ quốc của Ukraina.
Trang nhất của L'Obs tuần này dành cho « Hồ sơ đen của Total về siêu lợi nhuận, khí hậu, địa chính trị... ». L'Express tiết
lộ mặt trái của những dịch vụ được cho là để nâng cao sức khỏe nhưng
thực ra thiếu tính khoa học và không được kiểm soát chặt chẽ. Le Point đăng ảnh một đoàn chiến hạm trên biển, chạy tựa lớn « Một mối đe dọa khác : Cảnh báo ở Đài Loan ». Trang bìa Courrier International là biếm họa vẽ một phụ nữ giận dữ cầm kéo định cắt bộ râu của giáo sĩ, chạy tựa « Iran, chế độ đang ở chân tường ».
Lính đánh thuê được giao quyền bắn hạ quân nhân Nga đào ngũ
Courrier International đưa ra ba kịch bản cho quân Nga ở Kherson, nơi đang bị Ukraina vây hãm, theo đánh giá của tờ Meduza : « rút lui, xây thành đắp lũy, dùng vũ khí nguyên tử ». Tuần báo Pháp cũng tiết lộ Nga có những « đơn vị đặc biệt phụ trách bắn hạ lính đào ngũ ».
Đang gặp khó khăn trên chiến trường, điện Kremlin cố gắng « câu giờ ».
Matxcơva nghĩ rằng mùa đông sẽ làm tê liệt các cuộc tấn công của
Ukraina, và dư luận châu Âu sẽ bỏ rơi Kiev. Liệu tính toán này có đúng ?
Oanh kích ồ ạt vào Ukraina : Nga thay đổi chiến lược
Le Figaro nhận
thấy việc bổ nhiệm tướng Sourovikine chỉ huy « chiến dịch quân sự đặc
biệt » ở Ukraina đi kèm với một sự thay đổi chiến lược. Từ một tuần qua,
Nga oanh kích dữ dội vào thường dân và cơ sở hạ tầng quan trọng của
Ukraina.
Đã
cai bia từ lâu vì thấy nó hỏng mang lại lợi ích gì cho cơ thể. Nhưng tối qua tự
cho phép làm một chai để chào mừng bài diễn văn thành công của Tổng Thống
Volodymyr Zelensky.
Bài
diễn văn này quan trọng hơn cả cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Joe Biden, vì nó sẽ
khiến khoảng 10 - 15% nhà lập pháp Cộng Hòa theo chủ nghĩa co cụm trùm mền giảm
đi.
Ukraine
cần viện trợ tối đa để chiến thắng quân thù. Ukraine đang chiến đấu cho thế
giới tự do. Mất Ukraine là sẽ mất Đài Loan. Và các gói viện trợ đó phải được
Quốc Hội chấp thuận.
Chuyến đi Mỹ của ông Zelenskyy sẽ ảnh
hưởng quyết định trên cuộc chiến trong Mùa Đông 2022-23 vì chỉ có những vũ khí
tối tân của Mỹ mới giúp quân Ukraine đối phó với chiến dịch mùa Đông sắp tới
của Vladimir Putin.
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã bay tới Washington để gặp Tổng thống Joe
Biden và nói chuyện với quốc hội Mỹ. Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên kể
từ khi nước ông bị quân Nga xâm lăng vào tháng Hai năm nay.
Sau
khi quân Ukraine tái chiếm nhiều phần đất bị quân Nga chiếm đóng, cuộc chiến
tranh Ukraine đang ở trong tình trạng giằng co. Từ tháng Chín Ukraine đã tái
chiếm tỉnh Kharkiv, đoạt lại những vùng bị quân Nga chiếm ở phía Tây của hai
tỉnh Luhansk và Donetsk giáp biên giới Nga. Tháng 11 họ đã đánh vào tỉnh
Kherson bị Nga cướp từ ngày cuộc chiến bắt đầu, lấy lại được thủ phủ đầu tháng
12. Nhưng Ukraine đang bị đe dọa về kinh tế cũng như quân sự, trong lúc Putin
đang chuẩn bị cuộc tấn công trong mùa Đông sắp tới.
Tôi
không đồng tình, ủng hộ việc Vingroup trao giải hàng trăm tỉ đồng mỗi năm cho
các nhà khoa học thế giới, vì người dân xứ ta không được hưởng lợi gì từ những
giải thưởng đó.
Những
nhà khoa học đã được vinh danh cũng đã được thế giới vinh danh. Và bằng cách
này hay cách khác, sản phẩm trí tuệ của họ đã được ứng dụng, họ đã có được thu
nhập cao từ nó. Trong khi Chính phủ Việt Nam đang tiết kiệm từng đồng thì toàn
bộ số tiền thưởng hàng triệu đô la ấy đều sẽ chảy ra nước ngoài; điều đó quả
thật đáng tiếc.
Doanh
nghiệp họ có tiền, họ muốn cho ai là quyền của họ, nhưng việc vung tay chơi lớn
như vậy thì rất cần phải suy nghĩ, đắn đo. Tôi cũng đã từng lên tiếng về việc
này một lần nên không nhắc lại thêm nữa.
Năm
2019 V.O.Zelensky giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine với
hơn 70% số phiếu, đánh bại tổng thống đương nhiệm khi đó là Petro Poroshenko.
Những tháng ngày cầm quyền đầu tiên không ít khó khăn.
Ngày
24 tháng Hai năm 2022 khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược (Nga gọi là
"chiến dịch quân sự đặc biệt") nhằm đánh chiếm Ukraine trong 72 giờ…
Cả thế giới lo cho số phận Ukraine “ngàn cân treo sợi tóc”. Mỹ sẵn sàng tổ chức
cho gia đình Zelensky sơ tán.
Nhưng
ông tuyên bố: Tôi không cần một chuyến đi! Tôi ở đây chiến đấu và cần súng đạn!
Ít người tin Ukraine có thể bám trụ nổi trước đoàn quân xâm lược khổng lồ của
Putin.
Lâu nay các drone Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn góp phần quan trọng
trong cuộc chiến chống xâm lăng của Kiev, gây phấn chấn cho binh sĩ. Giờ
đây Nga dùng drone Shahed của Iran để oanh kích vô tội vạ vào Ukraina.
Cung cấp drone và hỏa tiễn cho Matxcơva, Teheran thủ lợi trong quan hệ
đồng thời có thể dùng chiến trường Ukraina để thử vũ khí mới.
Đình công ở Pháp, Nga sử dụng drone của Iran để tấn công các thành phố Ukraina là hai đề tài được đề cập nhiều nhất hôm nay.
Zaporijia, thành phố thiệt hại nhiều nhất vì drone Iran
Đặc phái viên Le Figaro tại Zaporijia cho biết « Các drone Iran gieo rắc đau thương lên các thành phố Ukraina ». Từ
hơn hai tuần qua, ngày nào Nga cũng oanh kích thành phố. Vào ban đêm,
còi báo động thường xuyên hú lên, rồi đến tiếng nổ của vũ khí phòng
không và hỏa tiễn, drone. Mỗi đêm Oleksandr, sĩ quan trung đoàn Hortitza
cùng với khoảng hai mươi đồng đội tìm cách bắn hạ các drone Shahed-136,
tuy khá thô sơ nhưng có thể gây thiệt hại nặng nề, người Ukraina đặt
cho chúng biệt danh là « Mobylette ».
Với ngân sách quân sự thứ nhì thế giới, Bắc Kinh xây dựng một quân đội
viễn chinh, và hy vọng thôn tính Đài Loan. Cách tốt nhất để chận Tập Cận
Bình là đè bẹp giấc mộng đế quốc của Vladimir Putin. Đài Loan sụp đổ sẽ
dẫn đến việc Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Úc nghĩ đến trang bị vũ khí
nguyên tử, kỷ nguyên tự kềm chế sẽ kết thúc vào cái ngày Trung Quốc cắm
cờ lên Đài Bắc.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc chiến tranh ở Ukraina là các đề tài được báo chí Pháp bàn luận nhiều nhất. Le Monde chạy tựa trang nhất « Quyền lực vô biên của Tập Cận Bình ở Trung Quốc », còn với La Croix thì « Người dân Trung Quốc đầy ngờ vực ».
Đảng chiến thắng Covid ? Hãy còn là chuyện viễn tưởng
Sai lầm chiến lược lớn lao nhất của Vladimir Putin trong 22 năm cầm
quyền là quyết định xâm lăng Ukraina. Tập Cận Bình thì quyền lực bao
trùm dù Trung Quốc đang yếu đi. Đang bị cả hai phe chống và ủng hộ chiến
tranh chỉ trích, người ta cho rằng Putin có nguy cơ mất quyền trong một
năm nữa ; còn ông Tập chỉ có thể bị lật đổ nếu bại trận nhục nhã trong
một cuộc chiến.
Hồ sơ chính của các tuần báo kỳ này được dành cho tổng thống Nga
Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh chân dung ông
chủ điện Kremlin chiếm trang bìa tuần báo L'Obs với dòng tựa lớn « Putin, quả bom người ». Ông « bạn thân » họ Tập thì ngự trị trên trang nhất Courrier International, tay cầm quả địa cầu, được chạy tít « Trung Quốc, sự thống trị của Tập Cận Bình ». Trên L'Express, ảnh Tập Cận Bình ngự trị trên đám đông được đăng kèm với nhận định « Trung Quốc, bước đại thụt lùi ». The Economist chọn khung cảnh đại hội đảng cộng sản với màu cờ đỏ rực, và tựa chính « Thế giới mà Trung Quốc muốn ».
Kiev mong chờ hệ thống phòng không Nasams, Patriot (Mỹ), Iris-T
(Đức)…Tuy nhiên những loại vũ khí tân tiến này cần nhiều thời gian để
sản xuất và huấn luyện cách sử dụng. Loạt hỏa tiễn ập xuống các thành
phố Ukraina trong mấy ngày qua là đòn ra mắt của tướng Sourovikine nổi
tiếng tàn bạo, trong khi quân Nga liên tiếp thất bại. Nhưng đợt tấn công
không tạo được tâm lý hoảng loạn, mà quân dân Ukraina càng kiên quyết
chống xâm lược.
Matxcơva muốn gieo kinh hoàng, nhưng vô ích
Libération cho biết « Sau các vụ oanh tạc của Nga, Kiev vẫn kiên cường, nhưng không có điện ». Ít nhất 19 người đã thiệt mạng, nhưng càng làm tăng sức kháng cự và sự giận dữ của cư dân.
Quyết
tâm kháng chiến bộc lộ không chỉ trên truyền hình mà cả mạng xã hội và
trên đường phố. Blogger Yarema Dukh cho rằng khung cảnh hôm thứ Hai « cũng giống như ngày 24/02, nhưng thời tiết đẹp hơn và chúng tôi không còn sợ nữa ». Dưới trận mưa hỏa tiễn, nhà hoạt động Serhiy Prytula đưa ra chiến dịch đóng góp mang tên « Các vị đã làm người Ukraina phẫn nộ ! », để mua các drone tự sát « made in Ukraine ». Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, sáng kiến này đã thu được 9,5 triệu euro.
Từ nhiều tuần qua, chiến tranh diễn ra trên mặt đất, bằng pháo, xe tăng,
bộ binh. Nhưng từ hôm thứ Hai 10/10/2022, Nga thay đổi chiến lược, bắn
tên lửa ồ ạt vào các cơ sở hạ tầng dân sự thay vì quân sự. Hỏa tiễn
địa-không đang trở thành vấn đề hàng đầu trong cuộc chiến, để khẩn cấp
bảo vệ những thành phố trọng yếu của Ukraina. Ba nước Hoa Kỳ, Đức, Tây
Ban Nha đang đi đầu trong việc cung cấp cho Kiev các hệ thống chống lại
hỏa tiễn của Nga và drone Iran.
Hai ngày tấn công, Nga tiêu tốn 400-700 triệu đô la
Một
đợt hỏa tiễn thứ hai lại đánh vào Ukraina, sự kiện này được các báo
đồng loạt đưa tin. Hơn một chục quả S-300, thường dùng để chống lại máy
bay và tên lửa, đánh vào thành phố Zaporijia vẫn bị oanh kích thường
xuyên từ một tuần qua. Tại Kiev, còi báo động rền vang suốt năm tiếng
đồng hồ nhưng rốt cuộc không có hỏa tiễn nào rơi xuống thủ đô.