mardi 22 février 2022

Cập nhật tình hình Ukraina ngày 22.02.2022


- Trừng phạt của EU nhắm vào các dân biểu Nga : Theo ông Josep Borrell, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, 351 thành viên Douma (Quốc hội Nga) nằm trong danh sách bị trừng phạt.

Trước đó năm 2014 sau khi chiếm Crimée, Nga bị loại khỏi nhóm G8, nay thành G7.

- Ngoại trưởng 27 nước EU nhất trí thông qua loạt biện pháp trừng phạt Nga. Na Uy cũng tham gia tuy không phải là thành viên EU.

Tuấn Khanh - Phía sau quê hương


Sức nóng của một cuộc chiến có thể diễn ra giữa Ukraine và Nga đang chạm vào từng người dân ở đó. Là một quốc gia nhỏ bé, và khả năng quân đội cũng khó lòng có thể đương cự được với nước Nga, viễn cảnh đổ nát và bị xâm lược là điều mà báo chí Ukraine nói mỗi ngày.

Trên truyền hình của Ukraine, người ta tìm thấy nhiều bản video kêu gọi tinh thần sẵn sàng chiến đấu của chính phủ gửi đến người dân. Trong lời kêu gọi gia nhập quân đội để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, có bản tự giới thiệu của nhiều người, từ nhiều thành phần khác nhau, nhiều cuộc đời khác nhau.

"Tôi là một tài xế xe bus", một người mặc quân phục nói. Lại có những người không có gì để giới thiệu về mình, ngoài lời mô tả mộc mạc "Tôi là một đứa em trong gia đình".

Nguyễn Ngọc Chu - Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (1)


Bài viết có nhiều phần. Dưới đây là phần đầu tiên.

I. ÔNG PUTIN ĐÃ BIẾN THOẢ THUẬN BUDAPEST 05/12/1994 VỀ UKRAINE THÀNH GIẤY LỘN

Ngày 05/12/1994 tại Budapest, ba nước Nga, Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Mỹ, đã ký Bản ghi nhớ với Ukraine về Đảm bảo an ninh cho Ukraine để Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Ukraine lúc đó là cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Lực lượng hạt nhân của Ukraine lớn hơn lực lượng hạt nhân của cả ba cường quốc Anh, Pháp, Trung Quốc cộng lại.

Nguyễn Thông - Thời sự nóng


Vẫn cố tình im mồm không lọt ra một lời tử tế, trước việc hai thằng ly khai Donetsk và Lugansk tự nhận là nước cộng hòa. Trước việc thằng bạn hẩu độc tài phát xít Putin xảo quyệt gây chiến tranh chiếm đất người khác.

Nhưng lại luôn tự hào về công lao thống nhất đất nước…thì chả hiểu đó là thứ người nào.

Hãy cho tôi biết anh im lặng đồng lõa với kẻ nào, tôi sẽ cho biết anh là người thế nào. Đảm bảo chắc chắn trăm phần trăm luôn.

Bông Lau - Giấc mơ Liên bang Xô viết


Hôm thứ Hai 21/02 bất chấp tổng thống (TT) Joe Biden xin được yết kiến để đàm phán về cuộc chiến có thể sắp xảy ra. Hoàng Đế Vladimir Putin tuyên bố Liên Bang Nga công nhận sự độc lập của tỉnh miền Đông Donbass có hai thành phố lớn Donetsk and Luhansk của Ukraine, và ngài gởi "Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình” có thiết giáp yểm trợ tiến vào “tiếp thu” vùng “giải phóng”.

TT Joe Biden lập tức phải ứng yếu ớt ký sắc lịnh hành pháp cấm vận kinh tế “vùng giải phóng” Donetsk and Luhansk này. Cấm vận cả nước Nga, Hoàng Đế Putin còn chưa sợ huống chi chỉ là những thành phố biên giới miền Đông Ukraine. Ngài Tổng Thống Mỹ hứa hẹn sẽ có thêm cấm vận vào thứ Ba hôm nay. Hoàng Đế là tỉ phú đô la đó nhe, cấm vận làm sao đụng tới cọng lông chưn của ngài được.

Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ mấy tuần qua di tản đến thành phố Lviv phía Tây Ukraine sát biên giới Ba Lan. Hôm nay đã di tản qua Ba Lan và hoạt động tạm thời trong những khách sạn. Thế là trong vòng một năm, dưới triều đại của TT Joe Biden, Hoa Kỳ mất toi hai Tòa Đại Sứ ở Kabul (Afghanistan) và bi giờ ở Kyiv (Ukraine).

Dương Quốc Chính - Bên bờ vực chiến tranh


Putin đã chính thức công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass, sau khi Duma Nga mới biểu quyết. Đây là động thái leo thang rất nguy hiểm của Putin, vì nó phá vỡ thỏa thuận Minsk và ngang nhiên vi phạm nguyên tắc bảo toàn lãnh thổ của quốc gia láng giềng Ukraine.

Từ động thái này, Nga dễ dàng tạo cớ để can thiệp quân sự, liên minh quân sự với hai quốc gia tự xưng. Thậm chí, Nga hoàn toàn có thể chơi tiếp bài cũ là sáp nhập vùng Donbass này vào Nga bằng một cuộc trưng cầu dân ý, y như đã làm với Crimea, nếu quốc tế không có nhưng động thái đáp trả đủ mạnh. Nếu việc sáp nhập thành công, Nga sẽ lại thành một đế quốc và Putin sẽ thành Putin đại đế.

Hiện tại, Nga chưa chính thức động binh, nhưng có lẽ điều đó sẽ không còn xa, nếu chiến sự ở Donbass tiếp tục leo thang.

Ukraina : Hội đồng Bảo an họp khẩn, mạnh mẽ lên án Nga


Đăng ngày:

Dựa trên lá thư đề nghị của Ukraina, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ireland, Na Uy, Albani, Mêhicô đã yêu cầu họp khẩn công khai. Nga hiện là chủ tịch luân phiên trong tháng Hai, muốn áp đặt việc họp kín nhưng Mỹ phản đối. Khác với lệ thường, cuộc họp diễn ra vào lúc 21 giờ địa phương (2 giờ GMT ngày 22/02/2022), chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố của tổng thống Nga Vladimir Putin. Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

Người ta chờ đợi những chỉ trích của các nước phương Tây, nhưng ngạc nhiên đến từ các đồng minh truyền thống của Nga trong Hội đồng.

Putin ra lệnh cho quân đội tiến vào các vùng lãnh thổ thân Nga của Ukraina


Đăng ngày:

Sau khi đọc diễn văn trên truyền hình, ông Putin ký hai sắc lệnh công nhận hai nước « cộng hòa nhân dân » Donetsk và Lougansk, đồng thời yêu cầu bộ Quốc phòng cho « lực lượng vũ trang Nga bảo đảm nhiệm vụ duy trì hòa bình » tại đây. Văn bản không nêu chi tiết lịch trình cũng như quy mô việc triển khai. Hai thỏa thuận hỗ trợ giữa Matxcơva và quân ly khai kéo dài 10 năm sẽ được Quốc hội Nga phê chuẩn trong ngày hôm nay 22/02.

Trong bài diễn văn dài, Putin tố cáo Ukraina « diệt chủng » người nói tiếng Nga, khẳng định Ukraina là một quốc gia nhân tạo, không thể tách rời khỏi Nga. Tổng thống Nga ra lệnh cho Ukraina ngưng ngay lập tức « các hoạt động quân sự » nhắm vào phe ly khai, và phải chịu trách nhiệm nếu tiếp tục đổ máu.

Tin vắn 22.02.2022


(AFP)
Ukraina : Đức ngưng cấp phép Nord Stream 2, sẵn sàng gởi quân sang Litva

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm nay 22/02/2022 loan báo ngưng cấp phép cho đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối với Nga, sau khi Matxcơva công nhận độc lập của các vùng ly khai Ukraina thân Nga. Tại căn cứ Đức ở Litva, bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuyên bố sẵn sàng gởi thêm quân trong khuôn khổ NATO.

Anh chấm dứt việc buộc cách ly người nhiễm Covid


Đăng ngày:

Trước Nghị viện, ông Johnson tuyên bố, Anh Quốc nay đã đạt mức miễn dịch đủ để chuyển từ việc bảo vệ cá nhân sang việc can thiệp của chính phủ, dựa trên vac-xin và chữa trị. Trong thông cáo, Boris Johnson tỏ ra tự hào rằng nước Anh bắt đầu học cách sống chung với Covid, sau khi trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử đất nước. « Đại dịch chưa kết thúc nhưng nhờ triển khai tiêm chủng quy mô, chúng ta đã bước thêm một bước mới hướng về bình thường hóa ».

Bất chấp những chỉ trích, thủ tướng Anh muốn lật sang một trang mới. Ngay khi làn sóng Omicron đã vượt qua mức đỉnh vào tháng Giêng, ông Johnson đã dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế như đeo khẩu trang trong các không gian khép kín, và giấy chứng nhận dịch tễ ở các sàn nhảy, các sự kiện đông người.

Liên Âu mở rộng trừng phạt tập đoàn quân sự Miến Điện


Đăng ngày:

Theo Công báo, bốn công ty bị trừng phạt là Htoo Group, International Group of Entrepreneurs (IGE), Mining Enterprise 1 (ME 1) và Myanmar Oil and Gas Enterprise (MOGE), do cung cấp nguồn lực cho tập đoàn quân sự. Tài sản của các công ty này bị phong tỏa, các cá nhân bị cấm nhập cảnh vào EU. Tổng cộng đến nay đã có 65 cá nhân và 10 định chế bị trừng phạt.

Trước đó EU đã cấm vận vũ khí và những thiết bị có thể dùng để đàn áp, cấm xuất khẩu những mặt hàng lưỡng dụng cho quân đội và cảnh sát biên phòng, hạn chế xuất thiết bị giám sát thông tin, cấm huấn luyện và hợp tác quân sự với lực lượng vũ trang Miến Điện.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.02.2022

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình, Putin và Ukraine


Dân Ukraine đang chuẩn bị trường kỳ kháng chiến và sẽ được viện trợ khí giới và lương thực không bao giờ ngưng. Nước Nga sẽ phải gánh những đòn cấm vận kinh tế tàn nhẫn và bị cô lập nặng nề hơn; như một chư hầu chỉ còn trông cậy vào Thiên Triều.

Trong nửa thế kỷ Nga, Mỹ và Trung Quốc chơi trò cút bắt với nhau. Trước năm 1970, Mỹ vẫn nghĩ Trung Cộng chỉ là một chư hầu của Liên Xô. Stalin cũng nghĩ như vậy, coi Mao Trạch Đông như một đàn em, dù không đáng tin cậy.

Năm 1950 Hồ Chí Minh bay qua Bắc Kinh, biết Mao đang đi gặp Stalin, Hồ vội vàng bay qua Moscow xin trợ giúp. Stalin lạnh lùng trút việc đó cho Mao lo. Sau khi Stalin chết, liên minh Nga – Trung Cộng chết theo; năm 1969 quân Nga và quân Trung Cộng đã bắn nhau.

lundi 21 février 2022

Nóng : Putin ra lệnh cho quân đội Nga « duy trì hòa bình » tại vùng ly khai Ukraina


Tối 21/02/2022 Vladimir Putin đã phát biểu công nhận độc lập của các lãnh thổ ly khai thân Nga ở Ukraina ; và lúc 22 giờ 30 (giờ Paris) Putin ra lệnh cho quân đội Nga « duy trì hòa bình » tại vùng này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án quyết định trên, đòi hỏi « trừng phạt cụ thể », sau khi triệu tập Hội đồng Quốc phòng trong đêm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ « công bố một sắc lệnh cấm tất cả đầu tư, trao đổi, tài trợ của người Mỹ tại các vùng thân Nga Donetsk và Lougansk ».

Ukraina vẫn bên bờ vực chiến tranh


Đăng ngày:

 

Tình hình Ukraina lại căng thẳng khiến báo chí Pháp dù đã đề cập nhiều đến hồ sơ này, hôm nay đồng loạt chạy tựa trang nhất. Le Figaro đăng ảnh những chiếc xe tăng Nga đang tập trận ở Belarus với dòng tít lớn « Putin siết chặt gọng kềm lên Ukraina ». Cũng với hình ảnh xe tăng Nga nhưng cận cảnh, Libération nhận định « Ukraina, hòa bình mong manh trên sợi chỉ ». Trang nhất La Croix là một chiến binh Ukraina, với tựa đề « Vẫn luôn bên bờ vực chiến tranh ». Le Monde ra từ ngày hôm trước, chú ý đến « Ukraina : Kịch bản tệ hại nhất ở Donbass », còn Les Echos báo động « Ukraina trên miệng núi lửa, khủng hoảng sắp sửa xảy ra ».

Một cuộc chiến tranh chưa tuyên bố

50 năm cuộc gặp Nixon-Mao : Từ bạn đến thù


Đăng ngày:

Les Echos hôm nay 21/02/2022 nhận thấy « Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh che khuất kỷ niệm 50 năm cuộc gặp giữa Nixon và Mao ». La Croix cho rằng « Tình hữu nghị Mỹ-Trung chỉ là một kỷ niệm xa vời ».

Đúng vào ngày 21/02/1972, cái bắt tay giữa tổng thống Mỹ Richard Nixon và chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã đi vào lịch sử. Chuyến thăm đầu tiên này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ với Trung Quốc cộng sản và phần còn lại của thế giới, đảo ngược thế thăng bằng địa chính trị thời chiến tranh lạnh, cô lập Liên Xô. Ngày nay một Trung Quốc ngạo nghễ cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực, nhưng xích lại gần với…Nga.

Nhà sử học Pierre Grossier cho biết thật ra nhiều năm trước chuyến đi, không ít cố vấn và nhà Trung Quốc học Mỹ đã bênh vực cho việc giao hảo với Bắc Kinh. Ông lưu ý, lúc đó Washington muốn Bắc Kinh gây áp lực với Việt Cộng để ngồi vào bàn đàm phán trong chiến tranh Việt Nam.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.02.2022


 

Dù xâm lăng Ukraina hay không, Putin đã làm tổn hại nước Nga


Đăng ngày:

 

Bạo lực tại Pháp (Le Point), Covid vì sao chưa thể kết thúc (L’Express), gián điệp thời chiến tranh lạnh (L’Obs), thất bại của Putin (The Economist), chuẩn bị hội nhập thế giới ảo tương lai (Courrier International) là hồ sơ của chính các tuần báokỳ này.Riêng cuộc khủng hoảng Ukraina là đề tài được tất cả các tuần san đề cập đến. 

L’Obs nói về « Cuộc chiến tranh phức hợp của Putin ». Khi giương oai diễu võ ở biên giới, tổng thống Nga đồng thời vận dụng những thế cờ vây và ván bài tẩy nhằm chiến thắng mà không phải chiến đấu ; dùng mọi thủ đoạn tung hỏa mù, giựt dây, bóp méo thông tin…

Putin tấn công Ukraina trên mọi phương diện

Nhà báo kỳ cựu Pháp làm gián điệp cho Tiệp Khắc


Đăng ngày:

Trong thập niên 60, Jean Clémentin, một trong những ký giả cột trụ của tờ « Canard Enchainé » (Con vịt buộc) mang bút danh Jean Manan, làm việc cho tình báo Tiệp Khắc StB với mật danh « Pipa ». Clémentin gặp gỡ các nhân viên tình báo Tiệp nhiều lần tại các nhà hàng khác nhau ở Paris, và đã trao gần 300 bản tin mật, từ tin tức về quân đội Pháp ở Đông Dương cho đến quan hệ Pháp-Đức, sức khỏe của tổng thống De Gaulle. Không chỉ cung cấp thông tin, đôi khi ký giả này còn tung tin giả do StB soạn thảo. 

Theo yêu cầu của nhà sử học Jan Koura, hiệu phó trường đại học Charles ở Praha, hồ sơ trên 1.500 trang về « Pipa » được giải mật năm 2019, và tuần báo L’Obs đã nhờ dịch một số ra tiếng Pháp.

dimanche 20 février 2022

Bông Lau - Volodymyr Zelensky hối Joe Biden xuống tay


Tổng Thống (TT) Ukraine Volodymyr Zelensky, một thời gian làm ra vẻ hỏng quan tâm tới sự đe dọa của lính Nga dọc theo biên giới, và chỉ trích chính quyền Joe Biden làm ầm ĩ gây hoảng loạn ở Ukraine. Nhưng bi giờ ngài mới tỏ thái độ lo âu về một cuộc xâm lăng đang sắp sửa xảy ra.

Hai hôm nay TT Volodymyr Zelensky hối thúc TT Joe Biden xuống tay cấm vận Liên Bang Nga liền đi, để Soái Ca Vladimir Putin suy nghĩ lại mà hỏng ra lịnh tấn công. Ông nói nếu để lính Nga tràn vào Ukraine thì quá trễ vì sẽ hỏng trục xuất chúng được.

Volodymyr Zelensky rất có lý. Nếu Putin chiếm xong Ukraine rồi thì hắn đâu có sợ cấm vận của Mỹ. Chiếm được Ukraine thì nước Nga sẽ nghèo mạt rệp, nhưng giấc mộng Liên Bang Xô Viết của hắn sẽ thành hình, và uy tín của Putin với các nước chư hầu sẽ tăng lên. Bọn độc tài sẵn sàng cho dân đen của chúng chết đói miễn sao quyền lực của chúng vững mạnh là OK.