Tôi gõ
Google “Không thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của….” thì nó cho ra 57.600.000
kết quả. Trong đó, tựa hiện ra đầu tiên là:
“Không
thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của đường sắt Cát Linh”
Cả đời
làm báo, tôi chưa đặt tựa bắt đầu bằng cụm từ “Không thể phủ nhận vai trò…”.
Giờ mới “ngộ” ra đây là mẫu tựa rất phổ biến, thông dụng, nên tôi tò mò tổng kết
và phân tích.
Trong
bất cứ lĩnh vực nào,‘truyền thống’ luôn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng
xác suất thành công cho việc mở rộng lĩnh vực đó trong tương lai.
Chẳng
hạn như ‘truyền thống’ chống giặc ngoại xâm mấy ngàn năm của người Việt cho
phép tin rằng, nếu có giặc nước ngoài mang quân đến xâm chiếm nước Việt thì người
Việt sẽ đánh bại. ‘Truyền thống’ được di truyền cả bằng đường “nội di truyền”
và “ngoại di truyền”. “Nội di truyền” là máu mủ từ đời này qua đời khác. “Ngoại
di truyền” là tác động của thế giới môi sinh bên ngoài, trong đó có các thành tố
địa lý, văn hóa, xã hội…
Từ Hồng Kông đến Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan: Bắc Kinh thành bị cáo
Không
thiếu bất cứ một chủ đề nào có thể khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ. Chà
đạp lên quyền tự do ở Hồng Kông? Có La Quán Thông (Nathan Law), cựu
lãnh tụ sinh viên đến phát biểu. Tây Tạng bị chiếm đóng do tổng thống
chính quyền lưu vong Penpa Tsering đại diện. Việc đàn áp người Duy Ngô
Nhĩ được nhạc sĩ, nhà đấu tranh Rahima Mahmut nêu ra. Sự đe dọa nền dân
chủ Đài Loan được ngoại trưởng đảo quốc Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) trình
bày rất rõ qua hội nghị truyền hình.
AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ».
Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm
thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa
phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng,
giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.
Trung
Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng
trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước
xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan,
nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».
Trong một thông cáo, nhóm thảo luận chính trị Archipiélago (Quần đảo) tố cáo « Các dạng đàn áp vẫn tiếp diễn kể từ ngày 11/07 ». Đó là ngày diễn ra các cuộc biểu tình lịch sử làm rúng động Cuba, người dân ở 50 thành phố kêu đòi « Tự do », « Chúng tôi đói ». Nhóm đối lập có 31.500 thành viên, hình thành trên Facebook từ tháng Bảy, đã lập ra một ủy ban để lưu giữ sự kiện.
Theo
AFP, đàn áp gia tăng sau khi có thông báo sẽ xuống đường ngày 15/11 tại
La Habana và sáu tỉnh khác, đòi trả tự do cho tù nhân chính trị. Chính
quyền cấm cuộc biểu tình này và cáo buộc đó là hành động nhằm lật đổ chế
độ với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Từ ngày 25 đến 30/10, đã có 22 trường hợp
thành viên Archipiélago bị đàn áp, gồm sa thải, hăm dọa, bắt bớ, cắt
internet.
Tối qua, quốc vụ khanh phụ trách châu Âu Clément Beaune thông báo
Pháp tạm ngưng các biện pháp trả đũa. Ông cho biết đã nhận được những
dấu hiệu đầu tiên từ chính quyền Anh để đẩy nhanh thương lượng, và đồng
nhiệm Anh David Frost được mời đến Paris ngày thứ Năm 04/11 để thảo
luận. Reuters dẫn lời ông Clément Beaune khẳng định, các biện pháp mà
Pháp đã loan báo và chuẩn bị sẽ không được áp dụng trước cuộc họp này.
Thông báo trên đây được chính phủ Anh hoan nghênh, và cho biết ông David Frost đã nhận lời mời.
(AFP) – Sau Việt Nam, Netflix xóa phim có
đường lưỡi bò tại Philippines
Netflix đã xóa hai tập phim gián điệp « Pine
Gap » khỏi dịch vụ ở Philippines, sau khi Manila phản đối các cảnh có bản
đồ đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines hôm qua 01/11/2021 tuyên bố
đã khiếu nại với cơ quan phát thanh truyền hình, khẳng định Bắc Kinh đã cố ý
đưa bản đồ tự vẽ này vào các sản phẩm văn hóa để cố hợp pháp hóa. Trước đó vào
đầu năm nay, Việt Nam cũng đã kiện và Netflix phải rút hẳn bộ phim 6 tập này khỏi
Việt Nam.
(Tôi
không phải là người viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ.
Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu mưu sự
ấy thành công).
Trên
đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân, Tân Bình, TP.HCM) có một ngôi nhà khá
lặng lẽ. Dân trong xóm này gọi bà chủ nhà lịch thiệp, nét sang trọng này là o
Khôi. Ít ai biết đó là vợ đại tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Quang Tung.
O
Khôi ở với con gái là Lan. Chồng cô Lan là đại tá Cầu, sĩ quan thuộc quyền đại
tá Tung, tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, kiêm Chỉ huy trưởng Lữ
đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ. Phó của ông Tung là đại tá Trần Khắc
Kính; con rể cụ lý Sóc trong ngõ Con Mắt, cách nhà cũ của nhà thơ Đỗ Trung Quân
chừng vài chục mét; gần sát nhà cụ Vũ Hữu Soạn, cha đại tá hạm trưởng HQ4-Trần
Khánh Dư tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974 Vũ Hữu San.
Ký
ức sâu đậm nhất còn lại sau rất nhiều năm là hình ảnh con bé áo nỉ đỏ chạy ào
tới, ôm choàng sau lưng một người đàn ông mặc quốc phục, reo mừng( trước bao
nhiêu đôi mắt ngạc nhiên của nhiều người lớn chung quanh): Ba về, Ba về … để
rồi bàng hoàng khi không đánh hơi được cái mùi quen thuộc.
Con
bé sững sờ buông tay ra, ngỡ ngàng kinh ngạc òa lên khóc khi người đàn ông quay
lại hoàn toàn xa lạ: TỔNG THỐNG.
Tổng
Thống đặt tay lên đầu con bé, nhẹ nhàng lay lay cái đuôi tóc bím ngắn ngủn:
Tất
nhiên thế hệ 8X của tôi mà viết về cụ Ngô tổng thống thì thật là viễn vông, vì
khi tôi sinh ra thì cụ đã mất được 22 năm rồi.
Thế
nhưng cái tên Ngô Đình Diệm lại gắn với những năm học cấp 2 của tôi, mà cho đến
bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
Chuyện
là trong lớp tôi lúc đó có một bạn tên Ngô Đình Duy. Một hôm bạn được giáo viên
gọi lên trả bài, vì lý do gì đó mà bạn lại không thuộc. Tôi vẫn nhớ khuôn mặt
tức giận của thầy giáo quát vào mặt đứa trẻ mới lớp 6 rằng: “Mày có phải con cháu gì với Ngô Đình Diệm
không?”
Tôi
có một anh bạn người Hán Thành, Đại Hàn Dân Quốc. Anh từng phục vụ tại Việt Nam
với tư cách một cán sự kỹ thuật chuyên dạy nghề cho các hồi chánh viên từ năm
1969 đến 1971. Chúng tôi liên lạc lại với nhau vào năm 1993.
Gần
đây, anh ta có tâm sự với tôi như sau. Việt Nam Cộng Hòa ở trong thời chiến,
phải chiến đấu để chống lại làn sóng xâm lăng của giặc cộng, thế mà lại có hai
tổng thống hết sức hiền đức.
Anh
ta nói rằng dưới thời Tổng Thống Phác Chính Hy, quân đội đặt súng đại liên giữa
ngã tư trong thủ đô Hán Thành, đứa nào đi biểu tình mà xâm nhập các khu cấm là
bị bắn gục tại chỗ.
Hôm
nay 1/11, giỗ Ông Ngô Đình Diệm. Ông là một nhân vật lịch sử. Lịch sử sẽ phán
xét rất công bằng về ông ấy. Tôi không phải là sử gia nên không dám lạm bàn.
Nhưng
ông ấy là một người yêu nước (điều này ông Hồ Chí Minh nói). Và ông rất thiết
tha với cội nguồn văn hóa dân tộc. Điều này ai cũng biết.
Suốt
thời ông làm Tổng thống, và suốt thời gian tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa thì
phần mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, bố của Ông Hồ Chí Minh được chăm sóc
và tôn tạo chu đáo, đèn nhang đầy đủ.
Trong khi thế giới mở cửa trở lại, thì Trung Quốc tự đóng cửa. Tập
Cận Bình không đến Roma ngày 30 và 31/10 để tham dự thượng đỉnh G20 cũng
như không đi Glasgow từ 01-12/11 dự hội nghị khí hậu thế giới COP26.
Tương tự đối với Senegal, nơi diễn ra thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi
cuối tháng 11. Tại châu Âu, ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thay mặt ông.
Đã tuyên bố chiến thắng virus, ông Tập phải tiếp tục Zero Covid
Ông
Tuấn tim bị khởi tố, rất nhiều người giận - thương - tiếc. Nhưng có vẻ giận chỉ
một chút, còn thương- tiếc trùng trùng dằng dặc.
Bà
Đoan Trang nhà báo sắp bị đưa ra xét xử, không nhiều người (dám) bàn, trừ đơn
vị hồng vệ binh được nhà nước trả lương để căm hờn và chửi rủa.
Dễ
hiểu vì sao ông Tuấn được dân giận dân thương dân tiếc. Bởi nghề nghiệp của ông
trực tiếp tác động đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Những việc bà
Trang làm từ xưa đến giờ, tác động của chúng lên dân chúng có vẻ mơ hồ.
Cho
bán mồi không cho bán rượu bia. Có vẻ như cái thời những năm 1990 đã quay lại!
Thời
đó, mới dò dẫm “kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường" cho nên
cái gì cũng “dò đá qua sông”, thí điểm, thử nghiệm, vì sợ bung ra, không kiểm
soát nổi. Nền kinh tế trên đỉnh cao chỉ huy đã ăn sâu mấy chục năm, dễ gì thay
đổi.
Cho
nên, quyền trao cho Chủ tịch tỉnh, thành phố về việc cấp phép thành lập doanh
nghiệp. Mà ngài chủ tịch thì trăm công ngàn việc, muốn chắc ăn thì hỏi các ban
ngành, sở, quận huyện. Đến lượt chủ tịch quận lại hỏi các ban bệ của mình, và
ông chủ tịch phường. Phường lại hỏi tổ dân phố, rồi ban bệ của mình.