vendredi 3 septembre 2021

Tâm Chánh - Đừng ngạo nghễ nữa với Sài Gòn

 

Đã lỡ ngạo nghễ chống dịch rồi thì đừng ngạo nghễ cho phép chung sống với dịch. Sài Gòn không thể nín thở chờ sai đâu sửa đó. Hồi phục lại cuộc sống của Sài Gòn cũng cấp bách và cần kịp thời như can thiệp thở với bệnh nhân suy hô hấp vậy.

Một kế hoạch hành động khả thi để hồi phục nhịp thở Sài Gòn chính là làm sao để các tầng lớp dân cư biết mình phải làm sao cho đúng, và nếu gặp khó khăn thì nhờ trợ giúp như thế nào. Kế hoạch ấy phải có lộ trình và phương pháp đo lường rõ ràng, dễ dàng kiểm soát được.

Lúc này không còn là lúc săn lùng, bóc tách mà phải thiết lập cơ chế để người dân dù ở trình độ nào cũng dễ dàng phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm, để nhanh chóng hợp tác với cơ sở y tế địa phương, bất kể công hay tư.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 57

 

Lại một ngày như mọi ngày, một hôm như mọi hôm. Khi Thủ tướng, Bí thư thành phố đã có cái nhìn khác về đại dịch và dân đang mong sẽ sớm có một chiến lược khác để chống dịch.

Chống dịch chứ không diệt dịch vì đó là điều chẳng có ai, chẳng có nước nào thực hiện được. Loài người phải sống chung với nó, và nó sẽ trở thành một căn bệnh truyền nhiễm như những căn bệnh khác.

Dân đang mong sẽ không còn dây giăng, không còn hàng rào dây kẽm, không còn chốt chặn, không còn khu cách ly, không còn hoảng sợ, không còn phải xin ăn mà được sống bằng ngành nghề và đôi tay lao động của mình. Và điều chắc chắn là mỗi người sẽ tự rút ra cho mình những bài học từ cơn đại dịch. Ngay nhà nước cũng sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm từ việc đối phó với dịch.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.09.2021

jeudi 2 septembre 2021

Dạ Ngân - Người sang đâu hết?

 

(NĐT 29/08/2021) Thế hệ có học thời xưa, rất nhiều người sang. Học và đọc, tự nghiệm và tự luận, viết hay nói hay. Nhìn dáng họ, cách họ nghĩ và lời họ nói, cả đến khóe cười của họ cũng tao nhã, mực thước. Tây học mà. Văn hóa Pháp thời ấy, đầy sức quyến rũ.

Không dưng mà họ rùng rùng đi theo Việt Minh. Bây giờ nhiều người cho rằng do họ cả tin, ngây ngô. Thiển nghĩ, nói vậy là nói lấy được, thời vận, vận nước và vận hội, số ít thì ta còn có thể nghĩ thế nọ thế kia, khi đa số nhập cuộc, quả nhiên có cả một lớp người dấn thân sang trọng.

Thế hệ con cái họ, sinh trưởng trong chiến tranh nối tiếp chiến tranh, bộ gien của những ông bố giàu học thức có thể chỉ đủ làm xương làm cốt. Những đứa con ấy cũng phải thừa nhận rằng họ không thể nào như cha ông được. Bảo Ninh không dám so mình với cha, nhà ngôn ngữ Hoàng Tuệ. Giáo sư Nguyễn Văn Huy rợp mát bởi cái bóng cả của bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.

Sau Afghanistan, Bắc Kinh phải dè chừng Mỹ ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Vị tướng Mỹ, người cuối cùng rời Afghanistan 

Trong bài « Taliban mừng chiến thắng trong Kabul đang khủng hoảng », Le Figaro nhận định, lịch sử có thể lưu lại hình ảnh biểu tượng cho thất bại : bức ảnh màu xanh lá hơi nhòe nét của thiếu tướng Chris Donahue chỉ huy sư đoàn nhảy dù 82. Theo Le Monde, vị tướng đã đi vào lịch sử như là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Kabul. Trong đêm đen, « Badri 313 » lực lượng đặc nhiệm của Taliban tiến vào phi đạo, từ đầu đến chân là trang phục và vũ khí của Mỹ.

Lê Học Lãnh Vân - Nhận định từ quan sát chốt chặn phòng Covid-19

 

Do công việc chúng tôi phải ra đường nhiều, có khi đi xe hơi, có khi xe gắn máy. Mấy ngày gần đây ra đường năm lần, mỗi lần gặp bốn năm hay sáu chốt chặn tùy đi xa hay gần. Vị chi khoảng trên 20 chốt.

Thiệt tình cũng không buồn nhớ đang theo chỉ thị 16 với mấy cộng nữa (16++++…), xin ghi lại các quan sát, nhận xét và suy nghĩ về tương lai.

QUAN SÁT:

1) Mỗi chốt có bốn năm anh lo việc, có anh áo vàng, có anh áo xanh, có anh áo rằn ri…

Cù Mai Công - Không thể giãn cách mãi…


Trên những con đường vắng lặng Sài Gòn, đã thêm bước người dồn chân.

Ngày 31-8-2021, hơn hai “sư đoàn” shipper tinh nhuệ, thiện chiến, am tường “đường ngang ngõ tắt” lẫn nhu cầu khách hàng thành phố sau khi phải rút khỏi thương trường đã “tham chiến” trở lại.

Nếu hoạt động đủ quân số 25.000, đội quân này không khó “đánh nhanh diệt gọn” 250.000 – 500.000 gói hàng mua qua shipper/ngày.

Cùng lúc đó là 20.000 giấy đi đường cấp cho hệ thống bán lẻ, lực lượng đóng gói combo...

Trần Quốc Quân - Quốc hội Việt Nam đại diện cho ai ?

 

Suốt 4 năm từ 2004 - 2008, tôi phải "chiến đấu" ròng rã, hết sức mệt mỏi với với thanh tra thuế vụ Ba Lan về nguồn gốc tiền mua và đầu tư bất động sản. Mười năm nay rất nhiều người Việt Nam tại Ba Lan cũng mệt mỏi với việc chứng minh nguồn tiền mua nhà cửa, ô tô với cơ quan thuế vụ nước này.

Đọc báo, xem truyền hình tôi thấy nhiều ngôi sao thể thao thế giới như Steffi Graf, nữ vận động viên quần vợt số 1 thập niên 90 trốn thuế mà bố cô ấy làm quản lý phải đi tù 4 năm. Lionel Messi, người nhiều năm liền đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, trốn thuế 4 triệu euro mà bị án treo 21 tháng tù. Đại kình địch của Messi là Cristiano Ronaldo từng bị đối mặt với án tù 5 năm vì tội trốn thuế. Và huấn luyện viên bóng đá lừng danh Mourinho cũng bị cơ quan thuế vụ sờ gáy vì cáo buộc trốn thuế...

Xứ giãy chết nghiêm là vậy, thấy phát thèm. Ở các nước dân chủ pháp quyền, mọi nguồn tài chính phải minh bạch. Riêng nước ta một mình một cõi, của tao tao làm thế đấy, làm gì được tao.

Võ Đắc Danh - Ngôn ngữ của đồng đô la

 

Trong câu chuyện « Đồngđô la và giọt nước mắt » hôm qua, tôi đã cảm nhận dường như những tờ đô la ấy có một tiếng nói, một thứ ngôn ngữ của tình người, nó phản phất sự tiềm ẩn sâu xa của lòng nhân ái.

Quả nhiên, sáng nay, từ Sài Gòn, bên kia bờ đại dương, nơi đang từng ngày đối diện với cái chết và cái đói, đã có ba người gởi ba triệu đồng vào tài khoản Vượt Lên Số Phận và xin được giữ lại ba đồng đô la ấy như muốn giữ lại "dấu ấn của tang thương và dấu ấn của yêu thương".

Câu chuyện của ba người bạn ấy đã khiến tôi nghĩ rằng, cần phải chụp lại số sê-ri của 200 tờ đô la "biết nói", như một xác thực của câu chuyện để giữ gìn sự khác biệt.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 56

 

Lại tiếp tục một ngày đi vào đi ra, đi lên đi xuống và trông mong ngày giải tỏa giãn cách, giã từ giới nghiêm. Nhưng sáng nay đọc tin TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cho biết do hiện tại số ca F0 chưa giảm.

Ước tính đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 số ca bệnh nặng mới bắt đầu giảm và khi đó, các trung tâm hồi sức mới giảm tải được. Như thế thì ngày mong đợi vẫn còn hai tháng nữa. Riêng mình thì chỉ cảm thấy tù túng thôi, nhưng nghĩ đến người lao động thì xót cho họ quá. Và những chủ quán, chủ tiệm, những người buôn bán nữa.

Đã gần nửa năm nay, giới lao động thất nghiệp, người bán buôn ế khách rồi bị đóng cửa, tiền mặt bằng không kham nổi đành chia tay. Nhiều người mới khởi nghiệp đành ôm nợ. Ngay những quán tạp hóa nhỏ trong những xóm nghèo cũng trở thành người không còn phương sinh kế. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đành thúc thủ trước thời cuộc và tuyên bố phá sản.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.09.2021

mercredi 1 septembre 2021

Nguyễn Đắc Kiên - « Rã băng » thành phố như thế nào ?

 

1. Sáng nay, Zingnews dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng lối ra duy nhất để "rã băng" cho TP.HCM lúc này là vaccinmũi 2.

Cụ thể, ông Thành giả định, nếu bắt đầu tăng tốc tiêm mũi 2 ngay từ bây giờ, đến 15/9 thành phố có thể tiêm được 2 triệu liều để đạt tỉ lệ 30% dân số từ 18 tuổi trở lên và đến giữa tháng 10 thì đạt tỉ lệ 80%. Khi đó đa số hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng hoạt động trở lại.

2. Giả định của ông Nguyễn Xuân Thành cũng đúng với kế hoạch tiêm phủ vaccin của thành phố, tức là đến 15/10 sẽ có 80% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều vaccin.

Các bài học về thất bại Afghanistan


Đăng ngày:

 

Bên cạnh việc bàn luận về chính trường Pháp trước cuộc bầu cử tổng thống sang năm, báo chí Paris tiếp tục đề cập đến những hệ lụy của việc Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Đến lượt Taliban đối mặt với khủng bố

Le Monde nhận xét « Đến lượt Taliban phải đối mặt với thách thức khủng bố » : Trái với những khẳng định, phe này không diệt trừ được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tại Afghanistan, và nay phải chật vật với những chia rẽ nội bộ và sự hiện diện của « người bạn » Al Qaida.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên thoát phong tỏa như thế nào?

 

Ông Nguyễn Văn Nên nói 'TP.HCM không thể thực hiện Chỉ thị 16 mãi' [1], và tôi đồng ý. Nếu dựa vào các 'outcome' như số ca nhiễm và số ca tử vong, thì chánh sách phong tỏa Thành phố Hồ Chí Minh đã không đem lại hiệu quả. Tôi đề nghị lộ trình 4 bước thoát phong tỏa dưới đây.

Mục tiêu của phong tỏa là ngăn ngừa không để lây nhiễm trong cộng đồng. Nhìn bề ngoài thì rất ư là logic. Khi phong tỏa, người dân sẽ không đi ra ngoài, sẽ không tương tác với nhau, và vì thế người bị nhiễm sẽ không lây lan cho người khác. Như vậy, phong tỏa có thể giảm lây lan, và giảm số ca cần nhập viện, và qua đó giảm số ca tử vong. Nhìn như thế chúng ta thấy phong tỏa quả thật là biện pháp hợp lý.

Nhưng những gì xảy ra trong thực tế không giống như lý thuyết. Chúng ta thử xem qua con số ca nhiễm (tôi thu thập từ HCDC), và thể hiện qua biểu đồ cho dễ nhìn: 

Võ Đắc Danh - Đồng đô la và giọt nước mắt


Anh Võ Cường ở Riverside cho hay đã vận động được một ít tiền cứu trợ, bảo tôi với Trương Công Khả tới nhận. Những người đóng góp đều yêu cầu không nêu tên.

Trong đó có một cô gái gởi anh 200 đô la nhưng toàn giấy một đồng. Nhìn một xấp 200 tờ đô la, có tờ còn mới, có tờ nhàu nát, nhăn nheo, bầm dập.

Những tờ đô la như một ngôn ngữ nhọc nhằn, như thấm đượm mồ hôi của người lao động, và trên hết, nó là thứ ngôn ngữ của tình người, ngôn ngữ của lòng nhân ái cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất.

Lê Quý Hiền - Dân cần thủ tướng nổi giận !

 

Chuyện Thủ tướng bất ngờ đến tâm dịch ở Hà Nội là phường Thanh Xuân Trung, hôm qua nhà cháu nói rồi. Mạng xã hội cũng  ngập tràn tin này, không nói thêm.

Hôm qua nhà cháu chỉ hoan hô Thủ tướng chứ chưa hoan nghênh là vì...không thấy Thủ tướng nổi giận.

Có phải Biển Đông và anh hàng xóm côn đồ đâu mà phải bình tĩnh, khéo léo xử lý. Đây là "người trong nhà" bố láo  thì phải trảm lãnh đạo phường và quận ngay trong phút mốt làm gương.

Hà Huy Sơn - Trong cái rủi đã đánh mất cái may

 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra cho người dân và đất nước Việt Nam những tai họa chưa từng gặp phải, đây là cái rủi.

Nhân cơ hội này, Đảng và Nhà nước nên lấy lại lòng tin của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức hãy chứng tỏ sự trung thực; biết lắng nghe người dân.

Sau gần hai năm chống dịch, có không ít những chủ trương biện pháp sai lầm, có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng chưa thấy một lần lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận lỗi và xin lỗi nhân dân trừ Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Lưu Trọng Văn - Ai trong số các lãnh đạo này cần phải cách chức ngay, thưa Thủ tướng?

 

Chiều 31-8, Thủ tướng đã đến kiểm tra thực tế tình hình và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân- nơi "nóng" nhất Hà Nội về dịch Covid với hơn 300 người bị nhiễm).

Tại đây Thủ tướng chứng kiến không có ai là người chỉ huy cao nhất trong phòng, chống dịch, không có ai trực chiến. Phường đã có Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, song lại không có quy chế làm việc.

Có nghĩa là trận địa nóng dịch Thanh Xuân Trung không có chỉ huy không có cả người trực chiến, không có cả quy chế, phương án tác chiến.

Nguyễn Thông - Bộ Chính trị và Gia Cát Lượng

 

Phàm ở trên đời, khen ai chê ai là quyền của mỗi cá nhân. Cái quyền tối thiểu ấy mà không có thì con người ta chẳng có gì sất. Trong lịch sử thể chế này, đã có thời nhà cai trị bắt đám đông phải ngắm trăng tập thể, khi cán bộ bảo trăng đẹp thì mọi người phải khen đẹp, chê trăng mờ thì cũng ngậm ngùi rằng trăng mờ.

Viết vậy để nói rằng, dù chỉ là đứa dân đen nhưng tôi có ý thức tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Họ phát ngôn, đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thậm chí chửi mắng, tôi đều tiếp nhận. Giày dép còn có size, kích cỡ khác nhau, nữa là người.

Hôm trước, tôi biên bài “Những chị Dậu thời nay” kể về cảnh khổ của người lao động tha hương chạy trốn dịch và cái đói. Không ít người nhào ra mắng mỏ, chê trách người chạy nạn vi phạm giãn cách, coi thường Chỉ thị 16, xem thường đường lối chống dịch của chính phủ.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 55


Cách đây mấy hôm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu: "Xác định sống chung lâu dài với dịch, không thể khống chế tuyệt đối.

Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên".

Qua ý kiến này, đã cho thấy nhà nước ý thức được việc chống và xóa sạch con virus Vũ Hán là điều không tưởng. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu rằng “Đây như là trận chiến, không thắng không về”, thì ta nên hiểu đó chỉ là thể hiện sự quyết tâm, là lời cổ vũ, động viên chiến sĩ. Bởi cho đến nay, ngay các nước hùng mạnh, giàu có cũng như các nhà khoa học trên thế giới đều khẳng định không thể thắng được con virus này. Người ta chấp nhận sống chung với nó, chỉ tìm cách kềm hãm và giảm lượng người nhiễm bệnh và tử vong.