mardi 24 août 2021
lundi 23 août 2021
Việt Nam, thất bại của Mỹ nhưng Afghanistan là thảm bại của Joe Biden
Đăng ngày:
Ảnh bìa của L’Express là hình vẽ biểu trưng cho lá cờ Mỹ, phía trên là một khuôn mặt đàn ông râu xồm của phiến quân Taliban, chạy tựa « Afghanistan, thất bại của Mỹ ». Tấm ảnh những người đàn ông đầu quấn khăn, cầm súng chiếm trọn trang nhất của L’Obs với dòng tít « Những chiến binh Taliban mới ».
Có đến ba tuần báo chọn màu đen làm nền để nói về sự kiện chấn động đáng buồn này. Le Point với ảnh nhỏ một thủ lãnh Taliban, đặt câu hỏi « Ai sẽ chận được quân Hồi giáo ? », Courrier International với hình minh họa các phiến quân, nhận định « Afghanistan : Thời của Taliban ». Cũng một màu đen tang tóc với dòng chữ trắng thật to « Thảm bại của Biden », trang bìa tuần báo Anh The Economist ghép bốn tấm ảnh những người Afghanistan đổ xô chạy theo chiếc phi cơ Mỹ trên phi đạo.
GS Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề xét nghiệm đại trà
Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế.
Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.
Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy 'bức tranh' chung về xét nghiệm.
Ngô Nhân Dụng - Kabul khác Sài Gòn
Có người coi vụ triệt thoái hỗn loạn ở Kabul năm 2021 là “Sài Gòn của Biden.” Người Việt nào đã sống qua thời chiến, hoặc đã học lịch sử, thì biết dù số phận tương đồng, Sài Gòn rất khác Kabul.
Trước hết, cuộc chiến chỉ xảy ra tại Afghanistan sau khi Mỹ tấn công tìm bắt Osama bin Laden, trả thù vụ khủng bố 11 tháng 9 tại New York. Al Qaeda tan vỡ và 10 năm sau, bin Laden chết, quân Mỹ vẫn ở lại cho nên dính líu mãi.
Cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã xảy ra trước khi quân Mỹ tới. Có thể đã bắt đầu từ những cuộc “quốc cộng phân tranh” thời 1940. Năm 1954 Bắc Việt đã để lại binh sĩ, cán bộ và vũ khí để chuẩn bị chiến tranh. Năm 1959 Cộng sản bắt đầu đưa quân vào miền Nam phát động cuộc chiến. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào cứu vì miền Nam có thể mất vào tay Bắc Việt.
Lưu Nhi Dũ - Ngày đầu “thiết quân luật"
1. Ghi vội mấy dòng để nhớ một ngày lịch sử (23-8-2021). Ngày đầu tiên “thiết quân luật”, dù các quan chức nói không phải “thiết” gì cả nhưng mà lockdown nghiêm ngặt. Tôi ủng hộ lockdown tuyệt đối để chống dịch, coi như “đấu tranh này là trận cuối cùng” đi, nhưng cách tổ chức của TP HCM thể hiện nhiều bất cập, đặc biệt trong công tác truyền thông.
Nếu kỷ luật, có lẽ những người làm công tác truyền thông của nhà nước nên tự nhận kỷ luật trước. Không thể và không được phép có chuyện sáng UBND TP nhắn tin cho dân (và cả báo đăng) mỗi hộ được đi chợ 1 lần/tuần, trưa lại nói không, lãnh đạo thành phố đính chính không có chuyện đó, tất cả đều không được phép đi chợ. Vậy là dân túa ra đường một lần nữa, họ tự cứu mình.
Thất bại truyền thông là thất bại thảm hại nhất từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay. “Có có không không, rồi lại có”. Dân tin ai! Chống dịch là phải minh bạch, cả trong dịch tễ lẫn truyền thông.
Bông Lau - Nồi cháo heo A Phú Hãn
Bên ngoài phi trường Kabul vẫn hỗn loạn. Quân Taliban bao vây phi trường và không cho người dân di tản hoặc rất ít. Một số bị Taliban đánh đập đến đổ máu. Các chuyến bay rời Kabul còn trống chỗ và chỉ có 60% hành khách. Một công dân Đức bị bắn bị thương bên ngoài vòng rào phi trường.
Theo các nguồn tin thì còn có khoảng từ 10 đến 15 ngàn công dân Mỹ vẫn còn bị kẹt lại bên ngoài phi trường và vẫn còn trốn trong thành phố Kabul. Đó là chưa kể mấy chục ngàn thông dịch viên và nhân viên Afghanistan làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Mỹ không biết chính xác họ ở đâu.
Hôm kia có hai trực thăng Chinook của Mỹ bay một khoảng ngắn khoảng vài trăm thước để cứu khoảng 169 công dân Mỹ bị kẹt bên ngoài vòng đai phi trường và đem họ vào trong. Số phận của công dân Mỹ còn kẹt bên ngoài như chỉ mành treo chuông. Chỉ cần vài thằng Taliban nổi cơn man rợ là sẽ có người chết.
Đỗ Hùng - Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ
Khi chiếc C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh chuẩn bị rời sân bay Kabul vào ngày 16.8, nhiều người Afghanistan đã cố bám vào càng máy bay với mong muốn có thể thoát khỏi đất nước đang hỗn loạn này.
Cầu thủ Zaki Anwari nằm trong số đó. Nhưng khi máy bay vừa bốc lên cao, hành trình của chàng tuyển thủ thuộc đội trẻ Afghanistan đã kết thúc. Anh tuột tay rơi xuống và qua đời ở tuổi 19.
Còn dưới đây là một câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước. Bài viết đăng trên trang bìa báo New York Times số ra ngày 30.3.1975. Mình dịch lại cho ai quan tâm thì đọc.
Lưu Trọng Văn - Sài Gòn cần có ngay tướng tài và có tâm
Hai ngày đã trôi qua sau khi ông Phong bị thôi tất cả các chức ở Sài Gòn. Đến giờ phút này vẫn chưa có ai thay chức quan trọng nhất của ông: Trưởng ban Chỉ đạo chống dịch thành phố.
Thật vô lý khi tình hình dịch ở Sài Gòn thực chất là khẩn cấp, đại khẩn cấp, bất chấp ai đó vì lý do ngạo mạn nào đó không dám nhìn thẳng Sự thật và công nhận Sự thật. Bộ máy lãnh đạo quốc gia sau khi trảm tướng đã không lập tức điều tướng thay thế.
Hãy tách biệt hai việc khác nhau. Sài Gòn chưa có chủ tịch chưa chết ai, từ từ chọn cũng không sao.
Tuấn Khanh - Trò đáng tởm của Tàu và bọn nhận giặc làm cha
Cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở HCM đăng hình này trên Facebook của họ như khiêu khích những ai từ chối vaccin Trung Quốc.
Nhiều kẻ đang hết lời ngợi ca vaccin Trung Quốc và sỉ vả quyền lựa chọn của người Sài Gòn cũng thích thú vui cười theo.
Nhưng tổng lãnh sự Trung Quốc nhầm lẫn một điều đáng thương : họ tưởng mình là cái phao, giống như tưởng tượng Biển Đông là ao nhà của mình.
Tạ Duy Anh - Nhân mưa đá ở Sài Gòn
Sài Gòn bỗng dưng có mưa đá, là cả một sự kỳ lạ thuộc về trời đất. Liệu có điềm gì chăng?
Bèn nhớ lại sử xưa.
Vua Lý Thái Tổ không chỉ là người đặt dấu ấn muôn đời vào sử nước Nam về tầm nhìn xa của một "nhà lãnh đạo lớn" bằng việc dời đô về Thăng Long, được xem là “chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”, mà ông còn nổi tiếng như một vị vua khoan thứ, nhân từ.
Nguyễn Thông - Người làm, kẻ phá
Trong cơn đại dịch, thiếu vaccin là điều đau đầu nhất, giải quyết nó là việc quan trọng nhất lúc này.
Chính phủ phải huy động toàn bộ hệ thống, kể từ ông thủ tướng tới các bộ ngành làm nhiệm vụ tìm kiếm vaccin. Đã có hẳn thuật ngữ mới "ngoại giao vaccin" ra đời trong hoàn cảnh này (các nhà ngôn ngữ học hãy nhớ lấy để bổ sung vào từ điển tiếng Việt).
Ngoại giao vaccin thực chất là gì? Là khéo léo, mềm mỏng, thậm chí phải nhún nhường, hạ mình xuống một chút (chứ không ưỡn ngực kiêu hãnh như lâu nay) để có vaccin tốt đem về. Tức là phải rất cố gắng, khiêm tốn, biết làm vui lòng đương sự đang có vaccin. Trong những nước mà xứ ta hướng tới ngoại giao vaccin có nhiều quốc gia ân oán cũ như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn, Úc, Đức... Họ (chính phủ các nước ấy) dường như quên hẳn chuyện xưa, bỏ tiệt quá khứ, chỉ hướng tới tương lai, giúp nước ta rất nhiệt tình, biếu và bán vaccin rất rộng rãi, chân tình.
Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 46
Từ 0 giờ hôm nay 23.8, toàn thành phố đã triệt để áp dụng lệnh giới nghiêm toàn thành. Tôi dùng từ giới nghiêm vì nghĩ đó là từ chính xác nhất trong tình hình hiện tại, nếu nói theo thuật ngữ quân sự là Thiết quân luật. Theo luật hiện hành của chính phủ Việt Nam, khi tình hình an ninh, trật tự, xã hội mất ổn định nghiêm trọng, chính quyền sẽ ban bố lệnh giới nghiêm.
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ 1.1.2019 định nghĩa: Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, theo luật này, khi thành phố yêu cầu dân không được đi lại, mọi người ai ở đâu ở yên đó, thực phẩm có người mua hộ tức là đã thi hành giới nghiêm rồi.
dimanche 22 août 2021
Nguyễn Công Khế - Xin cứ nói thẳng « Sài Gòn thiết quân luật » !
Tôi muốn các anh nói thẳng, không úp mở. Đại dịch rồi, số ca nhiễm kỷ lục rồi, người chết lên bốn con số rồi. Dân tình khốn khổ quá rồi.
Đồng bào hãy tuyệt đối tuân thủ lệnh giãn cách. Ở trong nhà đi, ai ở đâu ở yên đó cho lực lượng phòng chống dịch làm việc đi. Giao cho quân đội quản lý trong tình hình khẩn cấp đi.
Chúng tôi (tức Chính phủ và Chính quyền TP HCM), làm đủ mọi cách để đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho đồng bào trong lúc này. Nhưng cũng mong mọi người chia sẻ với Nhà nước những khó khăn và kể cả sai lầm, lúng túng (như bí thư Nguyễn Văn Nên nói) của chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Nguyễn Tập - Thoi thóp giữa Sài Gòn
Sau hàng loạt việc xảy ra: chơi lễ 30/4, bầu cử, thi tốt nghiệp, xét nghiệm tập trung, đòi giấy test âm tính, di biến động dân cư...ngày 23/8 tới đây, Sài Gòn lại tiếp tục “ai ở đâu ở yên đó”.
Và thời gian như sợi dây thòng lọng đang ngày một thít chặt hơn vào cổ của dân nghèo đang thoi thóp...
Sát chung cư cao cấp Lexington (P. An Phú, Q.2) là xóm Vườn Ổi nằm lọt thỏm trong đám cây, cỏ dại um tùm. Đây là xóm trọ nghèo của dân thợ hồ, lượm ve chai...Dịch tới, việc mất người cũng đi tứ tán. Còn trụ lại 15 gia đình, đều ở đây gần chục năm nên thân thiết như người nhà.
Mai Thanh Hải - 599 ca tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh !
Ngày 21-22.8, Tiểu ban điều trị của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 737 ca tử vong.
Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh là 599.
Nguyễn Thông - Chuyện mưa đá
Phải thủng thẳng rằng, trận dịch cô vít Vũ Hán này đã lấy của mỗi người bao nhiêu là nơ ron thần kinh. Hầu như người ta không quan tâm đến thứ gì khác ngoài nó.
Bây giờ không được gặp nhau, bị chia cách còn hơn cả Ngưu Lang - Chức Nữ. Nếu có gọi điện, thay vì chào nhau, thì câu đầu tiên sẽ là “tình hình dịch đằng ấy thế nào rồi”, sau đó hai bên kể lể một thôi một hồi, bị giãn cách ra sao, chỗ nào cấm đường cấm chợ, mua rau cỏ thịt cá…, tinh những chuyện cười ra nước mắt. Đứa cháu tôi cười nhận xét đó là kiểu chào hỏi nhau thời dịch.
À, sực nhớ dân mình rất lễ nghĩa, thích chào nhau. Hồi bé, tôi thấy người làng gặp nhau ngoài đường, thường chào bằng câu hỏi “bác/cô/chú/anh/chị đi đâu đấy”, rất tò mò. Ông anh họ tôi nói nhỏ, người ta đi đâu là chuyện của người ta, biết để đi theo chắc.
Nguyen Khan - Chốt lại mọi lùm xùm phong tỏa và khẩn cấp trước giờ G
Từ thông tin vào ngày 23/8 "ai ở đâu yên đấy", quân đội sẽ phân phối lương thực thực phẩm đến từng hộ gia đình... Đã tạo ra một hiệu ứng bát nháo chen lấn mua hàng dự trữ của nhân dân TPHCM.
Có vẻ lần chen lấn bát nháo gom hàng dự trữ này gần như đã xóa mờ một phần nỗ lực giãn cách lâu nay của chính quyền.
Siêu thị, Bách Hóa Xanh và các cửa hàng tiện ích (được hoạt động hợp pháp) đã không đáp ứng nỗi sức mua đột biến của người tiêu dùng nên đã xuất hiện nhiều chợ trời (bất hợp pháp) nhằm thỏa mãn sức gom hàng dự trữ của người dân...
Hà Huy Sơn - Việt Nam không nên dập dịch kiểu Trung Quốc
Tôi cho rằng không loại trừ Trung Quốc chính là nơi tạo ra Covid-19. Nhưng nói Trung Quốc cho đến nay đã có thuốc trị là không đúng. Bởi các lý do sau:
1- Chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu bệnh dịch này và nó vẫn còn đang lan ra một số địa phương của Trung Quốc.
2- Nếu có thuốc thì nó phải sử dụng ở diện rộng, và như vậy các nước khác sẽ biết được thành phần của nó và cũng sản xuất được.
Mạc Văn Trang - Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao ?
Tìm hiểu về câu lạc bộ “Tâm Vui” do cô Đặng Thị Thu Huyền làm chủ nhiệm mới càng thấy người dân thương nhau, giúp nhau trong đại dịch quan trọng biết chừng nào.
1. Chủ nhà trọ nuôi người trọ
Cô Huyền có 28 cái nhà trọ cho hơn 80 công nhân trọ, trong đó có 20 công nhân vẫn còn việc làm, còn hơn sáu mươi công nhân mất việc đã 2 tháng. Hai mươi công nhân có việc làm thì “3 tại chỗ" ở xí nghiệp, còn hơn 60 công nhân “ở yên trong nhà là yêu nước"! Hơn 60 công nhân này từ ngày mất việc nằm nhà, mỗi người được hỗ trợ 10 kg gạo, mấy gói mì, mấy quả dứa.