samedi 8 mai 2021

Trần Công Bình - Chân dung một người bạn học Petrus Ký


Tình cờ trong những lần uống cà phê với nhóm bạn già Petrus Ký, tôi và Ngọc lại nhận ra hai gia đình chúng tôi đã quen biết nhau từ thuở nhỏ.

Nhà Ngọc ở con hẻm cạnh chùa Hưng Long đường Minh Mạng khi xưa (bây giờ tên mới là Ngô Gia Tự).

Mẹ Ngọc mua gạo của tiệm Công Tâm do ba tôi làm chủ. Nếu chỉ là khách hàng đơn thuần như vậy thì không có gì đáng để nói. Đàng này, mẹ Ngọc hay làm ơn, làm phước với những người nghèo trong xóm. Thay vì chỉ mua gạo để dùng trong gia đình, bà đứng ra làm đầu mối mua cho cả chục người.

Chương trinh phát thanh RFI ngày 08.05.2021


 

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

Đỗ Trung Quân - Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ ?


Cuối cuộc đời, một ngày nọ tôi bỗng nghe lời khen ngợi “phải độc tài như cộng sản mới chống được con Covid, dân chủ quá hỏng !“.

Lời khen ngợi trong ngoặc kép ấy không chỉ ở đây, nó đến nhiều từ người quen, bạn bè ở Châu Âu, ở Mỹ, xứ sở đã trải qua điêu đứng với bùng nổ lây nhiễm của đại dịch thời gian qua.

Độc tài quả nhiên rất được việc. Đeo ngay khẩu trang vào, bịt ngay cái mồm vào,  bất tuân a lê hấp phạt ngay tắp lự không ong đơ chi sất. Quả thật suốt hai năm đối đầu với dịch bệnh, con số, tỉ lệ lây nhiễm ở Việt Nam so với các quốc gia gần kề trong khu vực là thấp.

Nguyễn Thông - Giải phóng


Thôi thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là "giải phóng miền Nam" thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao.

Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng hai chục năm nữa.

Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa Biển Đông, thì phải khác.

vendredi 7 mai 2021

LS Nguyễn Khả Thành - Nỗi lòng người mẹ


Sau khi tòa tuyên nguyên nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù, gặp tôi trước cổng, chị Huỳnh Thị Ngân nghẹn ngào. Con gái tôi nhỏ nhoi chỉ ba mươi mấy ký một mình nó chống một cậu dân phòng còn chưa nổi, làm sao chống được Nhà Nước có đầy đủ các ban ngành, có hỏa tiễn, máy bay tàu ngầm xe tăng súng đạn.

Cách lúc bị bắt ba tháng vợ chồng tôi khóc lóc năn nỉ con đừng viết gì nữa, nó cũng nghe lời, vào Sài gòn xin việc, nhưng rồi cũng bị bắt (là nông dân, làm sao chị hiểu được những khúc mắc của pháp luật).

Chị kể tiếp: Ở vùng xa xôi hẻo lánh tôi làm ruộng, nhờ ba cháu có thêm nghề thợ mộc nên cũng kiếm được mấy đồng nuôi con học mấy năm đại học.

Hoàng Nguyên Vũ – Các bạn « cứ đi » Tam Chúc giờ đang ở đâu ?


Tìm người đến chùa Tam Chúc vì có ca dương tính. Còn tôi, tìm những người hôm trước chửi tôi vì tôi cảnh báo việc tụ tập đông đúc ở ngôi chùa này!

Bệnh nhân cô-vít tại xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương, vào ngày 26 và 27/4 tham quan chùa Tam Chúc, Hà Nam cùng bệnh nhân 3501.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã ra thông báo tìm người đến chùa Tam Chúc. Đây là một địa điểm từ Tết đến nay, từ nhà chùa đến người đi chùa, phớt lờ dịch bệnh, bất chấp an toàn cho cộng đồng, vẫn chen chúc lễ lạt.

Đặng Sơn Duân - Đã đến lúc BOT nên chia sẻ


Dịch bệnh hết đợt này đến đợt khác, tinh thần người dân càng ngày càng xuống, doanh nghiệp càng ngày càng túng quẫn, tiêu điều.

Chính phủ chắc cũng muốn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp oằn mình vì dịch mà chưa có giải pháp vẹn toàn.

Nay tôi có sáng kiến này. Chính phủ tuyên bố xả trạm BOT trên toàn quốc trong 3 tháng lúc này hoặc sau khi hết đợt dịch. Vừa xốc lại tinh thần cho người dân, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Võ Xuân Sơn - Tỉnh táo, khéo léo, khiêm tốn


Diễn tiến của dịch cúm Tàu gần đây trên thế giới đang hết sức căng thẳng. Trong cái thế giới phẳng hiện nay, Việt Nam không thể là một ốc đảo cô lập với thế giới được. Chắc chắn, dịch sẽ bùng phát tại Việt Nam. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Vấn đề bây giờ là làm sao để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. Thiệt hại do cúm Tàu gây ra không đơn thuần là số người nhiễm, số người tử vong, mà còn là ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế, số doanh nghiệp phải đóng cửa, số người thất nghiệp, mức tăng trưởng kinh tế...

Để hạn chế thiệt hại về người, chúng ta phải làm sao để hệ thống y tế không bị quá tải. Muốn vậy, chúng ta phải khống chế con số, và tốc độ lây nhiễm trong tầm kiểm soát. Và quan trọng nhất, chúng ta phải có phương án bảo vệ hệ thống y tế. Nếu hệ thống y tế bị sụp đổ, có nghĩa là chúng ta bị "vỡ trận". Khi đó, mọi con số khác đều không còn ý nghĩa gì.

Nguyễn Tiến Tường – Tên lửa kêu ai nấy dạ !


Tin quốc tế bạn nên quan tâm:

Mấy hôm trước, Trung Quốc dùng các tên lửa đẩy vệ tinh ra ngoài trái đất. Các tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tự bốc cháy khi ma sát với khí quyển hoặc rơi xuống biển theo tọa độ đặt trước, đại khái vậy.

Trong vụ đẩy này, tên lửa chính của anh Tàu méo cháy cũng méo ôm phản lao ra biển. Nó đang bay xà quần quanh trái đất và có thể rơi xuống bất cứ nơi đâu. 20 tấn vật liệu siêu bền sẽ có thể dội vào đầu bất kỳ ai trên 8 tỉ con người. Một trò xổ số máu me và rất công bằng về xác suất !

Đỗ Duy Ngọc - Treo tranh


Mấy lần đến Hồ Tràm, ở trong khách sạn đẹp và khá hiện đại nhưng vắng khách.

Những lần ở đây tui phát hiện ra một việc rất đau lòng cho các họa sĩ Việt Nam. Đó là rất nhiều tranh của các họa sĩ được gọi là cây đa cây đề, là họa sĩ nổi tiếng bị treo trong phòng vệ sinh. Có tranh treo ngay trên bồn cầu. Cảm giác đầu tiên là buồn.

Vẫn biết khi khách đã mua tranh, treo ở đâu và sử dụng như thế nào là quyền của họ. Tuy nhiên, người khách sở hữu tranh cũng nên xử sự cho có chút văn hóa. Ai lại đem tranh của người có tên tuổi vào trong phòng vệ sinh, nhìn đau lòng và cảm thấy bị xem thường, xúc phạm quá. Để trang trí cho phòng có màu sắc thì thiếu gì cách để chọn.

Đặng Đình Mạnh - Người viết chịu trách nhiệm về lời bình luận của người xem ?


"Ai làm nấy chịu" như là một nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

Sự chế tài của luật pháp cũng khởi nguồn từ nguyên tắc ấy. Ai vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu sự chế tài và đương nhiên, chỉ trong giới hạn phạm vi đối với người ấy mà thôi.

Tuy vậy, hiện nay, cơ quan điều tra có quan điểm rất khác về vấn đề này. Rất may, chỉ phát sinh trong phạm vi kiểm soát các trang mạng xã hội mà thôi. Nhưng chỉ nhiêu đó cũng đã đủ đưa đẩy các Facebooker, Youtuber ... dễ vướng vào các rắc rối pháp lý không hề mong muốn, thậm chí, cả về lao lý.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.05.2021


 

jeudi 6 mai 2021

Trần Quang Vũ - An toàn covid, an ninh quốc gia đều mong manh


Đợt bùng phát covid này là thứ năm.

Đợt đầu là Sơn Lôi. Đợt 2 từ chuyến bay VNA0054 cùng bệnh viện Bạch Mai. Đợt 3 là Đà Nẵng. Đợt 4 là Chí Linh cùng lúc sân bay Vân Đồn. Đợt 5 cùng lúc Đạo Lý (Hà Nam), Yên Bái (chuyên gia Ấn Độ), Vĩnh Phúc (chuyên gia Trung Quốc), bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (chưa rõ F0), Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Đợt 5 dường như các ổ dịch độc lập với nhau và các chủng virus khác nhau: chủng Anh, chủng Ấn, chủng Nhật và chủng Vũ Hán.

Mai Quốc Ấn - Nghiêm trọng !

Một cựu quân nhân cầm súng chiến đấu ở biên giới năm 1979 đã hỏi: “Con thấy số 1.500 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ra sao?” Tôi đáp: Dạ cực kỳ nghiêm trọng!

1.500 người là tương đương với một trung đoàn bộ binh. Đó là con số được phát hiện. Vậy những con số chưa được phát hiện thì sao?

Những người đàn ông (tuyệt đại đa số) vượt biên vào Việt Nam bằng nhiều đường. Từ vùng biên Trung Quốc, Lào, Campuchia và cả qua đường biển. Nên đặt ra câu hỏi: Trong số họ có bao nhiêu người từng khoác áo quân nhân? Hay đặt một câu hỏi sâu hơn: Họ có ai trong lực lượng của PLA (Quân giải phóng Trung Quốc) hay không?

Song Chi - Sao không sang Nga, Tàu, Cuba du học ?


Đọc một status của người khác mới biết chuyện du học sinh “yêu đảng yêu bác” sang nước khác học rồi gây hấn với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, ngứa mắt với lá cờ vàng không phải chỉ có mỗi trường hợp láo xược mới đây.

Kể cũng lạ, không thích “cái đám người Việt lưu vong, ôm chân ngoại bang, phản động cả lũ”, không thích nhìn “cái cờ ba que” thì chọn mấy nước Nga, Tàu, Cuba mà du học là khỏi đụng đám người đó, đụng lá cờ đó.

Ai bảo chọn sang Úc, sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức... làm gì để rồi ngứa mắt ngứa miệng rồi làm bậy, vi phạm pháp luật của nước người? Sống ở các nước tư bản giãy chết là mọi thứ đều phải theo luật, chứ có phải như ở Việt Nam - nơi từ công an, quan chức cho tới cái đám trẻ trâu con ông cháu cha là cứ hỗn hào hống hách, ngồi xổm lên pháp luật quen thói?

Paul Huy Nguyen - Cập nhật thông tin về việc du học sinh nhục mạ Cờ Vàng


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

V/v - Thông Báo Số 2 - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville, New South Wales

Sau 2 ngày làm việc cùng với Cảnh Sát New South Wales (NSW), chúng tôi vẫn đang chờ đợi kết quả chính thức về các án phạt hình sự đối với nhóm học sinh có hành vi nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville vào Ngày 30 Tháng 4, 2021.

Lê Nguyễn - Nhân chuyện du học sinh dẫm đạp lên lá cờ VNCH, nghĩ đến nền giáo dục nước nhà hiện tại


Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Theo tôi, loại hành động vô pháp vô thiên này của một số không nhỏ những bạn trẻ Việt Nam hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên hết. Chúng là hậu quả của một nền giáo dục què quặt, nặng tính nhồi sọ, chỉ nhằm đào tạo những con robot biết nói và hành xử theo những khuôn mẫu được lập trình sẵn.

Nền giáo dục đó dạy cho họ phải biết căm thù một chế độ đã tàn lụi gần nửa thế kỷ qua, tô vẽ trong con mắt họ hình ảnh không có thật về những nhà tù “địa ngục trần gian”, về những con người từng sống dưới vĩ tuyến 17 trước năm 1975.

Ann Đỗ - Giá trị Úc


Giờ xin visa Úc bị ràng thêm cái câu ''hiểu và tôn trọng các giá trị của Úc''.

Giá trị Úc là cái gì? Đầu tiên là phải tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, không bạo lực, không kỳ thị, tuân thủ luật pháp Úc.

Mấy em du học sinh, khi nộp visa bao giờ cũng phải deposit nguyên khóa tiếng Anh và nửa năm học sau đó, có thể lớp 10, 11 hay 12 như case thằng bé trên Sydney vừa qua.

Tuấn Khanh - Bản án càng dài, tiếng vọng thật lâu


Bà Cấn Thị Thêu và con trai là anh Trịnh Bá Tư, mỗi người chịu 8 năm tù và 3 năm quản chế.

Tin đưa ra từ tòa án vào lúc 17 giờ. Không có tiếng khóc lóc van xin và đòi cứu xét, chỉ có ánh mắt lạnh như băng và nụ cười nhạt của hai người nông dân Việt Nam.

Trước đó, có tin nói là, phía điều tra viên đã đề nghị bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư rằng nếu bộc lộ thái độ nhận tội và xin khoan hồng, thì sẽ có mức án 6 năm, còn nếu không là sẽ 8 năm. Thế nhưng cả hai người này đều từ chối bất kỳ một thỏa hiệp nào.