vendredi 19 février 2021

Lê Học Lãnh Vân - Bài học quá đắt giá


Đó là bài học quá đắt giá từ cuộc chiến 1979.

Không hề phủ nhận tham vọng chiếm đóng hay phủ trùm ảnh hưởng lên Đông Nam Á của ông Mao Trạch Đông mang dòng máu bành trướng, cũng không hề phủ nhận hào khí đội trời đạp đất của ông Lê Duẩn trước ông Mao,

Bài viết này vẫn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối thoát để phát triển và bảo vệ lãnh thổ, mà không chịu một cuộc chiến rất tai hại tới sự phát triển đất nước suốt mấy thập niên về sau.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.02.2021


 

jeudi 18 février 2021

Hàng không, lãnh vực tiêu điều vì đại dịch Covid


Đăng ngày:

Thua lỗ lớn, có nguy cơ phá sản và phải sa thải nhân viên dù có được tài trợ của Nhà nước, đó là bức tranh đen tối của ngành hàng không vì đại dịch Covid. Hãng tin Pháp AFP hôm 18/02/2021 đã phác họa toàn cảnh ngành hàng không, hiện chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và dù một mai ra khỏi được khủng hoảng, cũng sẽ không còn như xưa.

Tình trạng vận chuyển hàng không hiện nay như thế nào ?

Thảm hại ! Đại dịch là « cú sốc lớn nhất mà lãnh vực hàng không chưa bao giờ gặp phải », lượng vận chuyển bị sụt giảm đến 66% - theo Brian Pearce, kinh tế gia trưởng của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA). Hoạt động đã rơi trở lại ở mức của năm 2003, với 1,3 tỉ hành khách trong năm 2020, thấp hơn rất nhiều so với 4,5 tỉ hành khách trong năm 2019, theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (OACI).

Trung Quốc lại cho tàu xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn


Đăng ngày:

Theo báo chí Hoa lục, tàu khảo sát Thám Tác 2 (Tan Suo 2) rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 02/02 để thu thập các mẫu vật, thử nghiệm tàu ngầm và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến ngày 09/02. Đây là vụ mới nhất chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua dẫn phân tích hình ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Mỹ Simularity cho thấy Bắc Kinh tiếp tục xây dựng nhiều công trình mới trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đây là rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng, và Việt Nam, Philippines, Đài Loan vẫn đang tranh chấp.

Tin vắn 18.02.2020


(TTVN)Việt Nam nhập 200.000 liều vac-xin, thêm nhiều ca lây nhiễm Covid ở Hải Dương

Bộ Chính trị Việt Nam hôm nay 18/02/2021 đồng ý dùng ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để nhập vac-xin chống Covid. Công ty AstraZeneca Việt Nam từ hôm qua đã được phép nhập 204.000 liều vac-xin để chống dịch khẩn cấp.

Tình hình ở Hải Dương vẫn đáng lo ngại : hôm nay toàn quốc có thêm 18 ca Covid mới, tất cả đều ở tỉnh này, nâng tổng số ca nhiễm ở Hải Dương lên 575. Hiện đang có 14.000 người đang bị cách ly ở Hải Dương, và tiếp tục xuất hiện ca nhiễm trong khu cách ly.

Châu Âu và Mỹ bàn bạc để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp các đồng nhiệm Đức, Heiko Mass, và Anh, Dominic Raab, tại Paris, trong khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia qua cầu truyền hình. Theo bộ Ngoại Giao Pháp, cuộc thảo luận chủ yếu « tập trung vào Iran và an ninh Trung Đông ».

Dấu hiệu cho thấy lo ngại đang tăng lên trong hồ sơ Iran: Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua bày tỏ quan ngại về nhiều vụ vi phạm hiệp định nguyên tử của Teheran, trong cuộc điện đàm với tổng thống Iran. Về phía Iran, ông Hassan Rohani chỉ trích phương Tây lời nói không đi đôi với việc làm.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Đó là lời kêu gọi đoàn kết được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm nay. Được mời phát biểu vào lúc khai mạc hội nghị, ông Antonio Guterres đã tố cáo sự khác biệt giữa các nước trong việc cung cấp vac-xin. Theo ông, có đến 75% vac-xin chống Covid đủ loại được giao cho chỉ 10 nước, trong khi 130 nước khác vẫn chưa nhận được một liều nào.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2021


 

mercredi 17 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hãy trả lư hương cho người Sài Gòn !


Vì lo sợ người dân đến thắp nhang tưởng niệm ngày 17.2.1979 Trung cộng xâm lược Việt Nam, mà tròn hai năm trước nhà cầm quyền đã cẩu lư hương chỗ tượng đài Trần Hưng Đạo đi chỗ khác.

Trần Hưng Đạo được dân Việt tôn xưng là một trong Tứ Thánh bất tử của dân tộc.

Ngoài võ công hiển hách chống Nguyên Mông mà bất cứ người dân Việt nào cũng thuộc lòng, truyền thuyết còn cho rằng Ngài là nỗi kinh sợ của bọn tà thần, ôn dịch. Ví dụ chuyện Phạm Nhan.

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể - Trận chiến nhục nhã nhất


(Soha 17/02/2021) “Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên trang Chinaiiss.com ngày 12.11.2013, là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc trước Quân đội Việt Nam.

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc (Chiến tranh biên giới Việt - Trung) từng có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc tự xin ra hàng bộ đội Việt Nam.

Điều đặc biệt, sự đầu hàng này là kết quả của một bản nghị quyết chi bộ "có một không hai" trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cùng xem lại những hình ảnh, khoảnh khắc bi hùng nhất của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 42 năm trước


(Một số tờ báo Việt Nam hôm nay đã nhắc lại cuộc xâm lăng ngày 17.02.1979 của quân giặc Trung cộng, xin đăng lại ở đây).

(DV 17/02/2021) Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 42 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 – 18/3/979), tuy nhiên quy mô lại cực lớn. Quân Trung Quốc tiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20 km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40 – 50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Huy Đức - Những người lính thực sự anh hùng chưa có « huân chương »


Những tội ác của quân Trung Quốc - trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 2-1979 - như thế này, chắc chắn sẽ còn được kể. Nhưng có những nghĩa cử âm thầm lặng lẽ cũng không thể nào để bị lãng quên.

Tại hang Keng Riềng, nơi mà vào tháng 3-1979, giặc Trung Quốc dùng B40 thảm sát 20 thương binh, 2 y tá và 2 học sinh, đang được các cựu binh trung đoàn 567 quyên góp, xây một đài tưởng niệm.

Trung đoàn 567 là đơn vị có mặt ở Cao Bằng trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới. Trong ngày 17-2-1979, họ cầm chân quân Trung Quốc nhiều ngày ở đèo Khau Chỉa.

Lê Đức Dục - Quân Trung Quốc đã thảm sát dân mình như thế nào ?


(Những thước phim về giếng chôn người ở Cao Bằng được khai thác từ kho phim tư liệu của AP News)

Hôm nay nhân viết chuyện Tổng Chúp, một người bạn gửi cho mình cái clip và nói là chưa chắc chắn có phải Tổng Chúp không.

Nhưng mình đã lên hiện trường. Căn cứ vào hình ảnh trong phim, gần như đó chính là giếng nước bị quân Trung Quốc ném xác dân mình xuống. Tất cả 43 người đều bị chúng giết bằng dao, như cách bọn đồ tể Pôn Pốt vẫn làm.

Trần Trung Đạo - Sức mạnh của lòng yêu nước


Theo Peter Tsouras trong tạp chí Military History Magazine phát hành ngày 4 tháng 11, 2016, một nữ dân binh Việt Nam đã xâm nhập vào phía sau các đoàn tăng Trung Cộng để bắn tỉa.

Khi bắt được chị, quân Trung Cộng đè chị xuống đất và cho xích xe tăng cuốn lên thân thể chị. Chị chết trong đau đớn tận cùng.

Nhưng hành động dã man đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước. Theo tạp chí Time chỉ trong hai ngày đầu khi các lực lương chính quy chưa đến, dân quân vùng biên giới đã hạ sát 4.000 lính Trung Cộng.

Nguyễn Thông - Ngày này 42 năm trước


Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM.

Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2021


 

Dũng Trung - Còn sống là còn nhắc: Không bao giờ quên !


Hôm qua uống rượu, khơi lại cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Cao hứng, mình mới hỏi anh em trong bàn nhậu (người nhỏ ngất 23 tuổi, người lớn nhất 58 tuổi):

Giờ này, nếu giặc Trung Quốc cộng sản xâm lược nước ta, bắn giết ngư dân trên biển thuộc chủ quyền của nước ta... anh em có còn "hứng" cầm súng ra trận chống giặc nữa không?

Bảy người đều đồng thanh trả lời: Chơi chớ ngán gì ! Đm ! Đánh ai còn coi lại chớ đánh Tàu là đi liền ! Nấu cơm, khuân vác cho mặt trận cũng được !

Hùng Trần - 17.2.1979 - 17.2.2021, 42 năm không thể nào quên


Thoáng đã 42 năm. Chàng trai trẻ 19 tuổi là tôi cùng bao nhiêu đồng đội cũng trẻ trai như vậy (khi ấy mình nằm Móng Cái) nơi địa đầu tổ quốc.

Không ai nghĩ rằng lại có một tháng sinh tử như thế.

Các bạn cứ tưởng tượng, bỗng nhiên, hàng ngàn khẩu đại bác hạ nòng xé toạc màn đêm, trút đạn điên cuồng từ bên kia bờ sông sang cái thành phố Móng Cái nhỏ bé đó( khi đó còn bé tẹo). Trong khi bên này, quân và dân ta chỉ là những đơn vị du kích, tự vệ, địa phương quân với vũ khí chỉ là AK, CKC, một ít trung đội 12,7 ly.

Đặng Bích Phượng - Vừa ức, vừa buồn cười


Mấy anh chị em bảo nhau, ngày mai 17/2, chưa chắc đã yên ổn ra khỏi nhà để thắp hương, tưởng nhớ các liệt sĩ. Ra lư hương cụ Lý, hay đài liệt sĩ Bắc Sơn, nó lại hốt về đồn, mất toi cả hoa như mọi năm thì chán lắm. Thôi "ăn chắc", cứ giỗ sớm một ngày cũng không sao.

Hẹn hò, rủ rê nhau được hơn chừng chục "mống" ra nghĩa trang liệt sĩ Tây Tựu. Trên đường đi, bác Khang Phan bảo, nguồn tin "quần chúng" vừa cung cấp, rất đông an ninh đang tập trung ở nghĩa trang này.

Té ra quần chúng này là an ninh, và nói thế để các bác "rét" mà quay về, không đi nữa chăng? Vì ra tới nơi, chả thấy có "lực lượng" nào ở đó, nhõn một chú bịt khẩu trang, lượn lờ trong đó.