lundi 14 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Ý Trời ?


Nếu không có gì thay đổi thì từ 10 giờ sáng 14-12 giờ Mỹ (22 giờ tối nay giờ Việt Nam), đại cử tri đoàn của các bang sẽ bắt đầu tụ tập tại trụ sở các bang để bỏ phiếu bầu tổng thống. Các bang “chiến trường” Arizona, Georgia, Pennsylvania, Michigan và Wisconsin sẽ bỏ phiếu vào trưa và chiều cùng ngày.

Tối qua (giờ Mỹ) trước khi đi ngủ, Tổng thống Trump tweet liên tục nhiều lần, đưa lên phê tê bốc phản đối cuộc chứng nhận này và tuyên bố không bỏ cuộc.

Ông cho rằng Tòa tối cao không phải là không biết bang kiện bang, bao gồm việc tổng thống kiện bang, là đúng thẩm quyền, vì điều đó đã được ghi trong Hiến pháp. Rằng họ “hèn nhát” (chickened out) chỉ muốn đứng ngoài cuộc mà thôi. Ông than, “quá tệ cho đất nước chúng ta”.

Lê Thế Thắng - Tòa xử Hồ Duy Hải, hay thật hay !


1. Ở phiên sơ thẩm tại Long An năm 2008, sau bao nhiêu dày công sắp xếp. Dù gia đình Hồ Duy Hải đã từ chối, cơ quan điều tra vẫn ép Hồ Duy Hải phải nhận ông luật sư cựu Công an Võ Thành Quyết.

Tại phiên tòa, luật sư của gia đình là Nguyễn Văn Đạt bào chữa thì tòa tắt micro, khiến bên ngoài người dân không nghe được phần bào chữa Hải oan. Nhưng luật sư được sắp xếp Võ Thành Quyết thì tòa bật loa ầm ầm. Và kỳ khôi trên đời có luật sư chỉ chăm chăm kết tội thân chủ tại tòa.

Ông Quyết từ quá trình điều tra đều ép Hồ Duy Hải nhận tội, xin khoan hồng, ông thúc gia đình Hải chấp nhận đi, đừng kêu oan nữa. Hải cũng phải thuận theo phần nào để yên lành trong giai đoạn điều tra. Tới khi ra tòa Hải kêu oan, ông luật sư quay ra kết tội thân chủ của mình. Và người dân Long An bên ngoài tòa chỉ nghe thấy “Hải có tội”.

Đặng Đình Mạnh - ĐI hay VỀ ?


Lúc này, người nghệ sĩ đang độc hành trên chuyến bay cuối đời về với người vợ hiền đang chờ đón...

Nhưng, anh ấy cũng đang dần rời xa nơi cha sinh, mẹ đẻ một lần cuối cùng và vĩnh viễn gởi thân xác nơi cách quê hương cả nửa vòng quả đất.

Chúng ta nghĩ anh ấy đang đi hay về ? Hoặc hàng triệu người Việt đang định cư ở nước ngoài sẽ nói đi hay về Việt Nam ?

Đỗ Cao Cường - Ý thức không bằng loài lợn


Cuối năm, vườn táo thuộc Học viện Nông Nghiệp Hà Nội mở cửa đón khách tham quan. Khách mua vé với giá 15.000 đồng/người nhưng được hái quả ăn mái thoải tại vườn, chụp ảnh đến mệt thì thôi.

Ấy vậy mà vẫn có một đám giả người đến cắn nham nhở, mỗi quả một nửa. Chúng còn để lại tờ giấy với nội dung "cây này bọn tớ liếm hết rồi" như để khoe chiến tích.

Ý thức quả không bằng loài lợn, lưỡi lợn cũng không bẩn như não bộ của chúng. Lần sau nên đặt camera giám sát vạch mặt.

Lưu Trọng Văn - Sếu ơi, bao giờ trở lại


Chỉ còn 15 ngày nữa năm 2020 kết thúc, gã nhận tin rất buồn: không một con sếu đầu đỏ nào trở lại Việt Nam.

Cách đây 10 năm gã ghé thăm nhà nhiếp ảnh Minh Lộc ở Cao Lãnh. Ông khoe hàng trăm bức hình sếu đầu đỏ mà hàng chục năm trời ông săn chụp được ở Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp.

Điều mà nhà nhiếp ảnh già ấy đau đáu lo sợ, là đến một ngày nào đó sếu đầu đỏ sẽ không còn về. Gã biết ông thấp thỏm rớt nước mắt với những con số tưởng chừng vô hồn kia: năm 2015 chỉ 11 con về. Năm 2017 chỉ 7 con về.

Hà Phan - Người điên không biết buồn


Những hình ảnh này được chụp sau một trận động đất ?

Không phải, anh chị ạ !

Đấy là tình cảnh hiện thời của bệnh viện Tâm thần cơ sở Lê Minh Xuân thành phố Hồ Chí Minh. Nơi được xem là địa phương giàu nhất nước lại có điều mà chúng ta khó tưởng tượng nổi, khi công nghệ số hay 4.0 cứ ra rả trên tivi hàng ngày !

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.12.2020


 

dimanche 13 décembre 2020

Lê Nguyễn Hương Trà - Hội nghị Trung ương 14 : Cuộc đua tam mã


Hội nghị Trung ương 14 sẽ diễn ra từ ngày 14-18/12, nội dung có lẽ được nhiều người quan tâm là ông/bà nào sẽ được giới thiệu vào Bộ Chính trị (2021-2026).

Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế. Trong năm năm qua thì: Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết; Trần Đại Quang qua đời; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau Đại hội XIII.

Như vậy 6 người trong Bộ Chính trị hiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư...3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu.

Điểm tin quốc tế 13.12.2020


TIN NÓNG ĐẦU: Hạ nghị sĩ Dân chủ đòi loại bỏ khỏi Quốc hội khóa tới 126 người đã ký tên ủng hộ vụ kiện Texas

Hạ nghị sĩ Bill Pascrell (D-N.J.) hôm thứ Sáu đã thúc giục Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối sắp ghế cho bất kỳ thành viên nào trong số 126 thành viên Hạ viện đã ký bản ủng hộ vụ Texas kiện 4 tiểu bang. Pascrell, người từng lên tiếng mạnh mẽ nhất về các cuộc điều tra Tổng thống Trump, kết tội những người ký ủng hộ Texas là muốn “xé nát chính phủ Hoa Kỳ”.

Pascrell trích dẫn Phần 3 của tu chính án thứ 14 - trong đó tuyên bố rằng bất kỳ ai "tham gia vào cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn" đều không thể làm việc tại văn phòng liên bang - tuyên bố rằng vụ kiện nhằm "xóa bỏ niềm tin của công chúng vào hệ thống dân chủ của chúng ta"

Lưu Trọng Văn - Thôi rồi, tượng đài…


Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân.

Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành, chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia" quê hương của thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền, và nhà điêu khắc nào là tác giả.

Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi.

Đàm Hà Phú - « Có người trả rồi »


Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng bạn đi ăn tiệm và lúc đứng lên móc bóp gọi tính tiền thì bạn nghe chủ quán nói, nãy có người/anh kia/chị kia... trả rồi, bạn khựng lại đôi chút, rồi cười.

Đôi khi bạn biết người đã trả tiền cho mình, vì nãy vào quán có nhận ra người quen hoặc nói đôi câu xã giao. Nhưng cũng có lúc bạn chịu không nhớ ra là ai, bạn cố gắng hỏi chủ quán xem dung mạo người ấy thế nào, người ta có nói gì không.

Hỏi vậy thôi chớ dắt xe ra khỏi quán bạn cũng quên. Người trả tiền cho bạn thì còn quên mau hơn, nhét cái bóp vô túi là họ quên. Chủ quán cũng chẳng để ý đâu, mỗi ngày quán đó có hàng biết bao khách trả tiền qua lại kiểu đó, chuyện nhỏ mà.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thói chê bai (phán xét) người khác


Nghĩ về cuộc đời của Chí Tài tôi thấy anh ấy có một cái tánh rất đáng học: không phán xét ai. Trên sân khấu, anh đóng những vai có tính phán xét, nhưng ngoài đời thì tất cả những ai quen anh đều nói anh rất hòa nhã, dễ mến, không chê bai ai. Càng đọc, học và suy nghĩ về vấn đề này (phán xét) tôi thấy có nhiều cái hay và xin chia sẻ cùng các bạn vài điều tôi hiểu được.

Phân biệt phán xét (judgment) và đánh giá (assessment)

Đọc bất cứ cuốn sách nào về tâm lý học và Phật giáo, các bạn sẽ thấy người ta xem phán xét là một hành vi xấu. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên và hoang mang, bởi vì công việc của tôi rất thường xuyên đòi hỏi phải đánh giá. Đánh giá công trình nghiên cứu của đồng nghiệp cho các tập san khoa học, đánh giá đề cương nghiên cứu cho các hội đồng cấp tài trợ nghiên cứu, đánh giá đồng nghiệp cho các chương trình fellowship, v.v…

Không làm không được, vì đó là một phần của công việc. Chẳng hạn như sáng nay tôi phải đánh giá một đề cương nghiên cứu bên Tiệp Khắc, và tôi nghĩ chắc người ta sẽ không tài trợ. Vậy hóa ra tôi đã phạm phải sai lầm trong đời ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.12.2020


 

samedi 12 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Phương


Nguyên tuần viết năm sáu bài mà bài nào cũng "hại não". Bữa nay cuối tuần, viết đề tài khác cho ướt át chút.

Xưa nay muốn " ướt " là phải viết về....quý bà. Sẵn tuần này báo chí Mỹ khui cái vụ hai thị trưởng, một ở Cali và một ở Ohio có "tòm tem" với một em tàu xinh đẹp (họ nói đẹp chớ tui thấy hình thì cũng thường thôi). Chuyện này với cánh đàn ông có tiền hay có quyền thì không có gì quan trọng. Nhất là ở Mỹ, thích là "sốp" liền rồi thôi, ai về nhà nấy. Chỉ xui xẻo em Fung Fung này nghe nói có dính líu đến tình báo China. Ẻm biến rồi. Tội nghiệp mấy ông kia. Rầy rà dữ đa.

Cái này người ta gọi là "mỹ nhân kế". Nó có tên đàng hoàng trong 36 kế của binh thư Tôn Tử. Nghĩa là sử dụng "người đẹp" để dụ quý ông vào bẫy. Bẫy này gọi là "bẫy tình". Nói là bẫy nghĩa là đạp phải là chết .Phải là nhân vật quan trọng mới mong... bị bẫy.

Hoàng Hải Vân - Phái tả toàn thế giới chớ vội ăn mừng !



Theo thông báo của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, thì tòa này nhận đơn kiện của bang Texas vì trường hợp này (bang kiện bang) thuộc quyền sơ thẩm của Tòa tối cao.

Nhưng tòa từ chối vì đơn kiện chưa tuân theo điều III Hiến pháp.

Texas không thể hiện lợi ích có thể nhận thức được về mặt pháp lý, đối với cách thức mà bang khác tổ chức bầu cử. Tòa cũng nêu rõ là tòa không bày tỏ quan điểm về bất cứ vấn đề nào khác của đơn kiện (xem nội dung thông báo trong hình).

Đặng Sơn Duân - Thất vọng nhưng đừng vội nản chí


Tối cao Pháp viện đã bác bỏ vụ kiện của bang Texas với lý do bang này không có tư cách khởi kiện. Diễn biến này khiến nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump thất vọng.

Tiếc nuối bởi vụ kiện này ập đến một cách kịch tính, với mục tiêu rất lớn là thành bại sau một đêm, lại được sự hậu thuẫn từ nhiều bang khác và nhiều tầng lớp trong xã hội. Thế nhưng nó lại ra đi một cách chóng vánh.

Tuy nhiên, Texas chỉ là một trong nhiều vụ kiện lên đến Tối cao Pháp viện. Cách bỏ phiếu của các thẩm phán Tối cao Pháp viện có thể khiến không ít người bi quan về kết quả của những vụ kiện tiếp theo.

Hoàng Linh - Các sếp công an thành phạm nhân sẽ ra sao?

 

Hình ảnh vị thẩm phán bước xuống vị trí bị cáo, bày tỏ cử chỉ thân mật với bị cáo Nguyễn Đức Chung gây tranh cãi.

Thôi thì cứ tranh cãi vì nó chẳng đi tới đâu. Ai biết sự thật ở chỗ nào.

Rồi mọi người suy luận các bị cáo, phạm nhân là cán bộ nhất là xuất thân từ công an sẽ được biệt đãi, thậm chí sung sướng khi vào trại giam.Trường hợp Nguyễn Đức Chung cũng sẽ vậy ?

Nguyễn Đình Bổn - Nỗi bi ai của dân Việt !


Nếu bạn từng tham gia các cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội suốt từ những năm 2007 đến 2018, bạn sẽ ít nhứt một vài lần cảm thấy chạnh lòng.

Tại Hà Nội hay Sài Gòn, không kể lực lượng chống biểu tình của nhà nước xua ra, mà cái đáng buồn là sự thờ ơ của những người xung quanh.

Khi đoàn biểu tình đi qua Hồ Gươm (Hà Nội) hay xung quanh công viên khu vực Nhà Thờ Đức Bà (Sài Gòn), rất dễ dàng nhìn thấy nhiều người thản nhiên ngồi đọc báo, nhiều bạn trẻ thờ ơ bên ly cà phê bệt. Thậm chí họ còn khó chịu vì các đội chống biểu tình sẽ đến, và đuổi cả họ rời khỏi cái chỗ ngồi quen thuộc.

Mỹ, Á, Âu ... Ai sẽ làm bá chủ thế giới ?


Đăng ngày:

Courrier International tuần này dành chủ đề cho người Armenia : Cuộc chiến tranh thứ hai ở Thượng Karabakh gợi lên những kỷ niệm đau thương trong cộng đồng. Hồ sơ của tuần báo L’Obs đề cập đến nhiều khía cạnh của tập đoàn bán lẻ trên mạng Amazon, từ việc làm, thuế má đến ô nhiễm. L’Express nói về « Thế hệ Covid, sự phẫn nộ trước cuộc sống », còn Le Point đặt vấn đề « Mỹ, Á, Âu : Ai sẽ thống trị thế giới ? »

Đại dịch corona định hình thế kỷ 21

Trang bìa tuần báo cánh hữu đăng hình vẽ các « vận động viên » trên đường chạy : Macron, Merkel, Biden, trong đó Tập Cận Bình vượt lên trước đôi chút và ngạc nhiên thay, có cả bà Thái Anh Văn phía sau. Theo Le Point, tương quan lực lượng trong thời đại mới là ở lãnh vực kinh tế và công nghệ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.12.2020