lundi 7 septembre 2020

Hồng Kông, Biển Đông…Hai chuyến Âu du của Trung Quốc đại bại

Nhà đấu tranh Hồng Kông La Quán Thông (Nathan Law) và đông đảo người biểu tình phản đối ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) thăm Berlin, Đức ngày 01/09/2020. © REUTERS/Michele Tantussi
Đăng ngày:


Tình trạng bạo lực, quá tải xét nghiệm Covid, hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp, làm cách nào thúc đẩy Made in France, đó là các chủ đề thời sự trên trang nhất các báo hôm nay. Về quốc tế, quan hệ châu Âu-Trung Quốc, phong trào phản kháng ở Belarus được chú ý nhiều nhất.

Hai chuyến công du để khuyến dụ châu Âu

Trong bài « Châu Âu không còn để bị Bắc Kinh dụ dỗ », Le Monde nhận định vòng công du của hai nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc - trước cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU) và Tập Cận Bình ngày 14/09/2020 – đã kết thúc với những thất bại.

Hoàng Hải Vân - Tội nghiệp con trẻ, nhưng kêu vào đâu, chửi vào đâu ?


Ảnh báo Lao Động

Nhìn con trẻ vào lớp 1 phải mua 23 loại sách cùng tập viết với hơn 800 ngàn đồng, muốn chửi phát nhưng không biết chửi vào đâu cho đúng địa chỉ. Số sách này có thể là gợi ý không bắt buộc phải mua tất cả nhưng vẫn không thể chấp nhận được. 

Vào trang anh Trương Điện Thắng, anh nói anh không tin một cuốn sách giáo khoa có số lượng in cực lớn, giá lại cao gấp 2 lần cuốn tiểu thuyết chỉ in 1.000 bản trên cùng một loại giấy, muốn chửi thêm phát nữa. 

Tôi từng viết về nền giáo dục thối nát, nhưng chưa hề chửi ông Bộ trưởng đương nhiệm. Thấy thiên hạ chửi ông nhiều quá, tôi đã phải tìm đọc bản luận án tiến sĩ của ông để xem ông đã có phát minh sáng kiến gì, trí tuệ của ông có bị cơ chế kiềm hãm không phát tiết được chăng ? Bản luận án đó mang tên, nguyên văn đăng trên Thư viện quốc gia : “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Mailaixia, 1999”.

dimanche 6 septembre 2020

Lê Văn Quý -Tại sao lại đốn hạ cây lim trước Dinh Độc Lập ?



Ngày 4.9.2020 chính quyền cho đốn hạ một cây xanh thuộc loại lim sét trước Dinh Độc Lập khiến cho người dân đi từ ngạc nhiên đến tức giận, nhất là những người dân cố cựu sống tại Saigon. 

Để biện bạch cho việc sai trái đó, họ nói rằng cây này bị sâu bịnh, và được trồng năm 1975... Họ nói lấp lửng năm 75, như kiểu cho rằng cây này cũng mới được trồng sau này chứ không phải quý báu gì, để người dân tưởng rằng cây này được trồng sau "giải phóng" ... 

Nhưng nếu nhìn từ những hình chụp thời trước ta có thể thấy trước năm 75 cây này đã rất là cao lớn, vì vậy nó không thể được trồng năm 75 mà có thể rất lâu trước đó. 

Tuấn Khanh - « Hoa Mộc Lan » tiếp tục bị tẩy chay



Sau Việt Nam, đến Hồng Kông, Thái, Đài Loan... cũng bắt đầu vào chiến dịch tẩy chay phim Mulan (Hoa Mộc Lan) và diễn viên Lưu Diệc Phi.

Hãng phim Disney định làm lớn trong năm nay với phim Mulan, với kế hoạch đặc biệt khi có dịch Covid-19 diễn ra. Từ tháng Ba, hãng này dự định cho trình chiếu bán vé online, như một cuộc cách mạng về điện ảnh trực tuyến. Thế nhưng đại tác phẩm điện ảnh mang câu chuyện kể Trung Quốc đã vấp phải vô số điều xui rủi.

Nguyên do của cuộc tẩy chay đang lan rộng ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông… bởi diễn viên Lưu Diệc Phi trước đó đã cho đăng một thông điệp trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, có nội dung bằng tiếng Anh là: “I also support Hong Kong police. You can beat me up now”. (tạm dịch: Tôi cũng ủng hộ việc làm của cảnh sát Hồng Kông đó. Có ngon thì đánh tôi đi”). Đã vậy, cô ta còn thêm “What a shame for Hong Kong.” (thật xấu hổ cho cái đất Hồng Kông). 

Tin vắn 05.09.2020



Đường điện gần đập Nậm Thôn 2, tỉnh Khammouane, Lào. Ảnh chụp ngày 28/10/2013.
(Reuters)Chủ nợ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát đa số lưới điện Lào

Nước Lào nhỏ và nghèo chuẩn bị nhường lại việc kiểm soát phần lớn mạng lưới điện cho một công ty Trung Quốc do nợ nần đang chồng chất. Một nguồn tin thông thạo về hồ sơ này hôm 04/09/2020 cho biết như trên, trong bối cảnh Bắc Kinh bị tố cáo « ngoại giao bẫy nợ » : Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Lào. 

Thỏa thuận được ký kết giữa Công ty Điện lực Lào (EdL) và China Southern Power Grid Co. giúp công ty Trung Quốc nắm phần lớn quyền kiểm soát công ty mới Electricite du Laos Transmission Company Limited (EDLT), đầu tư 2 tỉ đô la phát triển mạng lưới. Với kỳ vọng trở thành « nguồn điện của Đông Nam Á », Lào đầu tư rất nhiều vào thủy điện, phần lớn dựa vào vốn Trung Quốc. Nhưng các công trình này cùng với dự án tàu cao tốc làm cho nợ nần của Lào ngày tăng cao, khiến nước này bị trói buộc với Trung Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc thỏa thuận làm giảm căng thẳng ở biên giới


Chiến đấu cơ Ấn Độ trên vùng Ladakh, biên giới với Trung Quốc, ngày 02/09/2020. © REUTERS - Stringer
Đăng ngày:


Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa đôi bên từ khi xảy ra một cuộc đụng độ hồi tháng Sáu ở vùng biên giới Ladakh, làm 20 lính Ấn Độ tử thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn, ông Rajnath Singh gặp đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hai tiếng đồng hồ, bên lề cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga, Kazakhstan, Kyrghyzstan, Tajikistan, Uzbekistan).

Malaysia sẽ không cho dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Quốc


Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur, Malaysia bày tỏ tình đoàn kết với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, ngày 05/07/2019. AFP - Mohd Rasfan
Đăng ngày:


Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.

Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ». 

Iran có trữ lượng uranium làm giàu gấp 10 lần giới hạn cho phép


Tổng giám đốc AIEA, ông Rafael Grossi trả lời báo chí tại sân bay Vienna, Áo khi vừa trở về từ chuyến làm việc với chính quyền Teheran, ngày 26/08/2020. REUTERS - LEONHARD FOEGER
Đăng ngày:


Dưới áp lực của Mỹ, Iran đã phải cho phép AIEA vào một trong hai địa điểm nguyên tử, bị nghi ngờ là đã có hoạt động mà không khai báo trong quá khứ. Các thanh tra đã lấy mẫu, kết quả phân tích phải chờ ba tháng nữa.

Báo cáo thứ nhất của AIEA cho biết sẽ thanh tra địa điểm nguyên tử thứ hai trong tháng Chín, vào thời điểm thỏa thuận với Iran. Còn theo báo cáo thứ hai, số lượng uranium làm giàu ở mức thấp mà Teheran tích trữ cho đến cuối tháng Tám lên đến 2.105,4 kg, trong khi hiệp ước Vienna chỉ cho phép trữ 202,8 kg. Trong báo cáo trước đó vào tháng Sáu, trữ lượng là 1.571,6 kg.

Melania và Donald Trump bác bỏ thông tin đã bất kính với tử sĩ Mỹ

Đệ nhất phu nhân Melania Trump tại Đại hội đảng Cộng Hòa ngày 26/08/2020.
Đăng ngày:


Trên Twitter, bà Melania Trump phản ứng : « Bài viết của The Atlantic không đúng sự thực. Câu chuyện đã trở nên trầm trọng khi cứ tin vào những nguồn ẩn danh, mà không biết được động cơ của họ là gì. Đó không phải là báo chí mà là đấu đá, và như vậy không phục vụ được gì cho người dân ở đất nước vĩ đại của chúng ta ».

Trước vấn đề đặc biệt nhạy cảm tại một đất nước rất tôn trọng giới quân nhân, tổng thống Donald Trump nhanh chóng tố cáo « những kẻ dối trá ». Hôm qua ông viết thêm : « The Atlantic, cũng như đa số các tạp chí, đang chết dần nên phải sáng tác ra những câu chuyện để thu hút sự chú ý ». 

Tin vắn 04.09.2020



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thăm Palao ngày 28/08/2020.
(AFP) - Palao đề nghị Washington lập căn cứ quân sự

Quần đảo Palao ở Thái Bình Dương đã đề nghị Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, tại khu vực mà Washington cố gắng ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. 

Ngoài quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, Palao còn là một trong bốn quốc gia ở Thái Bình Dương công nhận Đài Loan, do vậy Bắc Kinh không còn cho du khách từ Hoa lục đến đây. Tổng thống Palao, Tommy Remengeseau nói với bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper khi ông đến thăm quần đảo tuần trước, là hoan nghênh Mỹ đóng quân. Palao sẵn sàng cho lập các căn cứ hải lục không quân, và đề nghị các tàu tuần duyên Mỹ thường xuyên hiện diện tại đây.

Liên Hiệp Quốc : Luật an ninh quốc gia đe dọa trầm trọng tự do Hồng Kông

Tỉ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) được tòa xử trắng án, ngày 03/09/2020. AFP Photo/Isaac Lawrence
Đăng ngày:


Trong lá thư đề ngày 01/09, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo Bắc Kinh không tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế. Luật an ninh quốc gia đặc biệt đe dọa các quyền « tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp », hình sự hóa mọi chỉ trích đối với Trung Quốc.

Luật an ninh quốc gia được Trung Quốc áp đặt mà không thông qua Nghị Viện Hồng Kông, người dân không hề biết được nội dung trước đó. Luật này trừng phạt các tội danh « nổi dậy, ly khai, khủng bố, thông đồng với thế lực nước ngoài » với các định nghĩa mơ hồ, khiến các nhà đấu tranh dân chủ dễ dàng bị quy chụp. Nhiều nước phương Tây nhất là Hoa Kỳ đã lên án luật này, Bắc Kinh cho rằng đó là sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Tổng thống Belarus thay thế giám đốc KGB bằng một nhân vật thân Nga

Tổng thống Belarus Loukachenko (P) đón tiếp thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại Minsk, ngày 03/09/2020. via REUTERS - BelTA
Đăng ngày:


Ông Loukachenko cũng thay thế thư ký Hội đồng An ninh Belarus và người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Nhà nước.

Loan báo này được đưa ra nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Nga Mikhail Michoustine, quan chức cao cấp nhất từ trước đến nay của Nga đến thăm Belarus kể từ khi phong trào phản kháng nổ ra tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Chủ nhật tuần rồi, mấy chục ngàn người Belarus tiếp tục xuống đường phản đối việc ông Loukachenko tái đắc cử, bị cho là gian lận. Thay vì đối thoại với đối lập, tổng thống quay sang Nga tìm sự ủng hộ.

Bầu cử Mỹ : Biden đến Kenosha thăm gia đình nạn nhân Jacob Blake

Ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân Chủ Mỹ tại nhà thờ Grace Lutheran, ở Kenosha, bang Wisconsin, ngày 03/09/2020. Kevin Lamarque/Reuters
Đăng ngày:


Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

Ông Joe Biden cho rằng « Những lời nói của tổng thống là quan trọng » và cáo buộc « Donald Trump đã hợp pháp hóa mặt tối trong bản tính của con người ».

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ngoài khơi các đảo Hy Lạp gây tranh chấp hiện nay giữa hai bên.. REUTERS/Yoruk Isik
Đăng ngày:


Thông cáo của bộ Ngoại giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».

Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.

jeudi 3 septembre 2020

Trần Trung Đạo - Chiến tranh, con đường ngắn nhất dẫn tới hòa bình trên Biển Đông



Phi cơ thám thính U2 của Mỹ.
Lịch sử cho thấy, từ trên tang thương chết chóc, chiến tranh cũng đã mở ra một sinh lộ khác cho nhiều dân tộc. 

Nếu không có Thế Chiến Thứ Nhất, Đế Quốc Ottoman có thể còn tồn tại không biết bao lâu và các quốc gia như Tiệp Khắc, Ba Lan, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Estonia, Latvia v.v… chưa hẳn đã có mặt trên bản đồ thế giới. 

Thế giới từ đó đã thay đổi quá nhanh và quá nhiều. Khoa học kỹ thuật đã bước một bước dài. Trái đất mỗi ngày một nhỏ lại vì dân số tăng nhanh, tuổi thọ kéo dài và tử vong do bịnh tật giảm. 

Võ Xuân Sơn - Có đáng tin không ?



Đến nay thì đã rõ, ông Phạm Phú Quốc chọn cái gì, ông phụng sự cho đất nước nào, tổ quốc nào.

Thực sự thì tôi không ngạc nhiên về việc ông ấy chọn cái gì. Thời điểm ông Phạm Phú Quốc nhập quốc tịch Cyprus, ông đang là đại biểu Quốc hội. Trước đó, bà Hoàng Yến đã từng bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội vì mang hai quốc tịch. 

Ông Quốc hoàn toàn biết việc mình mang hai quốc tịch là không thể được đối với một Đại biểu Quốc hội. Ông ta đã cố tình giấu diếm, cố tình lừa dối cả hệ thống chính trị và người dân Việt nam, cố tình duy trì tình trạng hai quốc tịch, cho đến khi bị truyền thông quốc tế phanh phui. 

Lâm Minh Chánh - Ông Phạm Phú Quốc phản quốc & dối trá!



Thời đói khổ 1986-1988, tôi đang học kỹ sư cơ khí Đại học Nông Lâm, ba má kêu tôi về Nha Trang để vượt biên cùng thằng em kế. Tôi nói, dạ thôi, để con ở lại Việt Nam. Em tôi vượt biên lần 2 thành công, và trở thành Việt kiều Canada. 

Hồi 1999 tôi tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh từ UTS, là một Đại học trẻ, thực dụng hàng đầu của Úc. Với bằng MBA này cộng với 7 năm kinh nghiệm làm việc với ICI, Kodak thì cơ hội xin việc làm tại Úc lúc đó là không khó. Bà xã tôi cũng tốt nghiệp Thạc sĩ Vi sinh (Microbiology) từ UQ và UNSW. 

Hai chúng tôi chỉ cần về lại Việt nam làm việc hai năm theo quy định của AusAID - cơ quan cấp học bổng của chính phủ Úc - rồi quay lại Úc để làm việc và sinh sống. Thế nhưng trong đầu tôi không có một chút ý định là sẽ qua Úc hay bất kỳ nước nào khác để làm việc sinh sống.

Hoàng Hải Vân - Câu chuyện quốc tịch



Hơn 50 năm sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Nhật. Là thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho nhiều đời Thủ tướng Nhật. 

Không có chút khó khăn nào để trở thành người có quốc tịch Nhật, nhưng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho đến bây giờ.

Ngay cả lúc đất nước khó khăn khốn đốn nhất và bị cấm vận, cái hộ chiếu Việt Nam bị thế giới phương Tây coi chẳng ra gì, giáo sư Trần Văn Thọ vẫn không có ý định nhập quốc tịch Nhật Bản hay bất kỳ nước nào. 

Nguyễn Ngọc Chu - Đôi điều về mục tiêu năm 2025, 2030 và 2045 của Việt Nam



Ngày 02/9/2020 CổngTTĐT Chính phủ giới thiệu bài viết của tổng bí thư – chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Trong bài viết có nêu ra mục tiêu cho các năm 2025, 2030 và 2045. Cụ thể là:

- Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Trung Âu : Trung Quốc thất bại khi ngạo mạn với Cộng hòa Séc

Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil (G) đọc diễn văn tại Nghị viện Đài Loan, Đài Bắc, ngày 01/09/2020. AP - Chiang Ying-ying
Đăng ngày:


Chủ tịch Thượng viện Séc, ông Milos Vystrcil đi thăm Đài Loan sáu ngày từ 30/08 đến 04/09/2020, trong khi các chính khách châu Âu không dám đặt chân đến vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Thứ Hai 30/08 ông với các sinh viên tại trường đại học mà Vaclav Havel từng phát biểu năm 2004, và sáng hôm qua 01/09 trước Quốc hội Đài Loan, ông nói bằng hai thứ tiếng Séc và Hoa ngữ « Tôi là người Đài Loan ». Câu nói gợi nhớ đến câu của tổng thống Kennedy tại Berlin năm 1963 « Ich bin Berliner » (Tôi là người Berlin), thông điệp cho tự do trước chủ nghĩa cộng sản.

Ban đầu thủ tướng Andrej Babis và nhất là tổng thống Milos Zeman nổi tiếng thân Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ chuyến đi của chủ tịch Thượng Viện. Nhưng ông Milos Vystrcil thuộc cánh hữu đối lập, thân phương Tây vẫn lên đường với phái đoàn gồm các đại biểu đối lập và tự do, cùng với thị trưởng Praha có quan điểm chống Bắc Kinh.