vendredi 24 juillet 2020

Virus corona : Đợt dịch thứ ba dữ dội hơn tại Hồng Kông

Quét dọn và tẩy trùng một chợ sau khi một ổ dịch Covid-19 bùng phát tại quận Sham Shui Po, Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 17/07/2020. REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Các ổ dịch xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. Cho dù Hồng Kông chưa bao giờ bị phong tỏa, chính quyền đã phải áp dụng các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 20.07.2020



(AFP) - Anh tố cáo Trung Quốc vi phạm trầm trọng quyền của người Duy Ngô Nhĩ
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm qua 19/07/2020 tố cáo Trung Quốc có những « vi phạm trầm trọng về nhân quyền gây sốc », qua việc tống giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương với cớ chống khủng bố, cưỡng bức triệt sản.
Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) khi trả lời BBC đã bác bỏ những cáo buộc này. Tuy nhiên khi được chiếu cho xem hình ảnh hàng trăm người tù Duy Ngô Nhĩ quỳ gối, tay bị trói sau lưng và bị cưỡng bức lên tàu, ông Lưu tìm cách chống chế, dù video này đã được nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan tình báo phương Tây công nhận tính xác thực. Tại Anh, kiến nghị yêu cầu trừng phạt Trung Quốc về Tân Cương đã thu thập được trên 100.000 chữ ký, đủ để vấn đề phải được đưa ra Nghị Viện thảo luận.

dimanche 19 juillet 2020

Phạm Đoan Trang – Nghề kinh doanh dân chủ



Tôi chưa bao giờ phải viết bài nào khó như bài này, bởi lý do: Từ trước đến nay, tôi luôn quan niệm rằng mình chỉ có một kẻ thù, đó là chế độ độc tài (độc đảng, công an trị) ở Việt Nam, mà đại diện là bè lũ độc tài và những kẻ ủng hộ chúng vì tư lợi. Ngoài việc vạch trần những cái xấu, cái ác của chế độ, tôi không động đến cá nhân/ tổ chức/ thế lực nào khác.

Phía công an rất khó chịu với quan niệm này của tôi. Vài nhân viên an ninh từng nói với tôi: “Chị chỉ chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến”.

Quả thật đúng như vậy. Từ trước đến nay, tôi chọn lối viết như vậy. 

Lưu Trọng Văn - Đắk Lắk mặc áo giáp hơi dày...



Ngã Sáu, trung tâm thị xã Ban Mê Thuột. Ảnh Đào Tuấn Sơn.
Tây Nguyên được coi là trọng điểm an ninh quốc gia do vấn đề đặc thù tôn giáo, dân tộc. Chính vì vậy có thời phụ trách Tây Nguyên không phải nhà kinh tế, xã hội mà là tướng an ninh Trần Đại Quang.

Nhưng khổ nỗi những vấn đề phức tạp của Tây Nguyên không phải từ tôn giáo, sắc tộc và cái gọi là "các thế lực thù địch" mà lại xuất phát từ chính quyền quản lý, điều hành kinh tế quá tệ:

-Tham nhũng nặng nề dẫn đến rừng bị tàn phá,

San sẻ nợ công, viên gạch cho một liên bang châu Âu tương lai ?


Các nhà lãnh đạo 27 nước Liên hiệp Châu Âu lần đầu tiên gặp gỡ sau đại dịch, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles ngày 17/07/2020. © REUTERS/Francois Lenoir/Pool
Đăng ngày:


Figaro chạy tựa trang nhất « Một hội nghị thượng đỉnh thiết yếu châu Âu để tái thúc đẩy kinh tế ». Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Nợ : Liên hiệp châu Âu, một bước nhảy lớn ? » Việc chia sẻ nợ nần giữa các nước châu Âu được bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh khai mạc hôm nay ở Bruxelles, liệu sẽ là bước đột phá tiến tới một liên bang hay không ?

samedi 18 juillet 2020

Từ Thức - Quỷ Núi đã bị đóng cửa



Đã đóng cửa khu giải trí Quỷ Núi. Nghĩa là việc gào thét, phẫn nộ trên mạng đôi khi cũng có ích, ngay cả trong một chế độ độc tài.

Không phải họ tôn trọng dư luận, biết nghe lẽ phải. Họ chỉ sợ bứt dây động rừng, sợ hình ảnh thô bỉ của quỷ núi sẽ khiến thiên hạ chú ý đến chuyện họ tàn phá cả một thành phố thơ mộng của người Pháp để lại, để làm doanh thương địa ốc kiếm tiền một cách thô bạo

Không còn quỷ núi, nhưng quỷ rừng, quỷ thành phố, quỷ hồ ao, bãi biển, ở Đà Lạt hay khắp nơi trên toàn quốc, vẫn tiếp tục hoành hành. Quá trễ, quá mạnh để trừ yểm.

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có thèm khát dầu khí đến mức phải ép Việt Nam ?



BBC có các bài viết liên quan tình trạng "bi đát" trong lãnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam. 

Hôm trước Bill Hayton có bài nói là Việt Nam phải bồi thường một tỉ đô la cho các công ty khai thác dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tác giả nói rằng do "sức ép" của Trung Quốc mà Việt Nam phải hủy hợp đồng với các đối tác này và chấp nhận bồi thường (một tỉ đô) cho họ. 

Hôm qua lại thêm tin "bi đát" khác là công ty hợp doanh Ấn Độ-Nga-VN Rosneft cũng hủy hợp đồng với giàn khoan Noble Corporation. Lý do, từ miệng đại diện ngành dầu khí và năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh: "Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép". 

Trung Quốc thèm khát dầu khí đến mức (phải ép Việt Nam) như vậy hay sao ?

Nguyễn Anh Tuấn - Việt Nam làm gì trước cuộc so găng Trung-Mỹ ?



Tàu chiến Mỹ áp sát khu vực có tàu hải dương Trung Quốc (1) và tàu kiểm ngư Việt Nam (2) ở Biển Đông hồi đầu tháng 7/2020.

NAT : Nhân dịp mối quan hệ Việt-Mỹ-Trung có nhiều diễn biến mới, mình đăng lại bài viết ngày cuối năm 2018 để ai quan tâm có thể tham khảo. 


Ngoài ra, cũng đang có tin ComCom và các trang tin chống Mỹ quốc doanh tương tự đồng loạt dừng hoạt động. Nếu đúng vậy mình xin gửi bài viết này đến các bạn admin, chúc các bạn mau hết bàng hoàng, sớm ổn định tinh thần nhận công tác mới. 

VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ?

BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s cuối cùng đã biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.

Hoàng Hải Vân - 20 năm hiệp định thương mại Việt-Mỹ : Vui nói rồi, còn buồn thì bỏ qua đi !



Ngày này 20 năm trước, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, tạo một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa nước ta và Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. 

Hiệp định có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng thúc đẩy cải cách luật pháp theo hướng thị trường, là “cú hích” tăng tốc xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước. Không có hiệp định này, Việt Nam không thể gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại sau này, khó có thể hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. 

Khi Hiệp định được ký kết, có lẽ người sung sướng nhất là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Nguyễn Đình Lương. Với thành công của cuộc đàm phán kéo dài thiên nan vạn nan này, ông Lương và các cộng sự đã không làm nhục sứ mệnh mà đất nước giao phó.

Người đàm phán, cú lăn xuống sàn mà không tỉnh và hai ước mơ không thành


Hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 14/7/2000 tại Nhà Trắng.

(Cafef.vn 13/07/2020) Căn nhà có cổng hẹp xây kiểu cũ trên một con phố khuất ở Hà Nội, dưới tán cây trước cửa có mấy chị bán rau quả đang úp nón ngủ trưa, là nhà của ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA).

Năm 2000, vị trí của ông Lương là ở ngay chính trung tâm mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ. Khi đó, giới doanh nhân Việt Nam có lẽ ít ai không biết tên ông. Có người còn hứa: "Mai kia ông chết, tôi sẽ lập bàn thờ".

Lời hứa không phải điều gì quá đáng, vì bản BTA mà ông Lương đàm phán và ký kết với nước Mỹ đã mở ra cho Việt Nam, từ thế bị vây tứ bề, cánh cửa hội nhập kinh tế thế giới - điều mà ngày nay chúng ta tưởng rằng hiển nhiên phải như vậy.

Ngô Nguyệt Hữu - Khi quan làm quốc gia suy yếu



Các anh chị làm quan ở quốc gia này, cái gì các anh chị cũng có.


Thế nhưng, các anh chị lại bao che cho cái sai, sợ người khác nhắc đến cái sai từ các anh chị cho đến cánh hẩu của các anh chị.

Mà cái sai nào cũng khiến ngân sách thâm thụt, đất công mất đi, nền tảng thượng tôn pháp luật bị bào mòn.

Nguyễn Anh Huy - Nhân cách con người được thấy qua điều giản dị nhứt !



Hôm nay, nhân chuyện Hoa Kỳ dự định cấm toàn bộ đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc nhập cảnh Hoa Kỳ, tui muốn kể câu chuyện về Châu Nhuận Phát và Thành Long. Cả hai đều là ngôi sao màn bạc nhưng nhân cách một trời một vực. Một bên cao thượng còn một bên ti tiện. 

Trước tiên tui muốn nói đến Châu Nhuận Phát. Anh là một ảnh đế hàng đầu của làng điện ảnh Hoa Ngữ. Người đẹp vây quanh như kiến, nhưng anh chỉ chung tình với một người vợ. Vợ không sanh được con, anh vẫn sống hạnh phúc đến giờ. 

Anh và vợ thuộc nhóm siêu giàu. Anh góp 700 triệu USD cho từ thiện. Bản thân sống vô cùng giản dị. Đi xe buýt, mang dép lê giống tui vậy. 

vendredi 17 juillet 2020

Greg Poling : Chính sách mới về Biển Đông của Mỹ có ý nghĩa thế nào ?

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz được tiếp liệu trên Biển Đông ngày 07/07/2020. © U.S. Navy/Christopher Bosch/Handout via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông. Hôm sau, trợ lý ngoại trưởng David Stilwell trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã làm rõ thêm vấn đề.
RFI Việt ngữ lược dịch bài viết của chuyên gia Gregory B.Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C.
Thông cáo báo chí của ông Pompeo nêu cụ thể các yêu sách trên biển của Trung Quốc mà Hoa Kỳ coi là bất hợp pháp. Tuyên bố này nói rất rõ quan điểm của Mỹ, nhưng không hẳn là trái ngược với chính sách trong quá khứ.

mercredi 15 juillet 2020

Biển Đông: Mỹ có thể trừng phạt các quan chức Trung Quốc

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur trong một đợt tuần tra trên Biển Đông. Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 13/10/2016. AP - PO2 Diana Quinlan
Đăng ngày:


Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, đã tuyên bố như trên trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Ông nhận định Bắc Kinh ngày càng tăng cường yêu sách và cưỡng bức bất kỳ ở đâu.

Theo ông Stilwell, bản chất Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa phương với các quyền tự do căn bản và sự chọn lựa của lương tâm. Quan chức Mỹ nhấn mạnh « việc Hoa Kỳ can dự vào khu vực chỉ đơn giản nhằm thực thi pháp luật hiện hành, và lẽ ra việc này đã phải được làm từ lâu ».

Úc sẽ tham gia tập trận của "Bộ tứ" nhằm đối phó Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tham gia cuộc tập trận chung Malabar 2015. Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 18/10/2015. AFP - MCS CHAD M. TRUDEAU
Đăng ngày:


Bốn quốc gia dân chủ hợp thành « bộ tứ » (Quad) đang siết chặt hợp tác quân sự để đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh. Từ 5 năm qua, Úc đã thúc giục nhưng Ấn Độ vẫn do dự. Tuy nhiên nay nhiều tờ báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết New Delhi sẽ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới.

Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước « Quad » đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008 ; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Quốc.

Anh loại Hoa Vi khỏi mạng lưới 5G

Trụ sở chính của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tại Anh Quốc. Ảnh chụp ngày 14/07/2020. REUTERS/Matthew Childs
Đăng ngày:


Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một sự quay ngược khó khăn đối với chính phủ Boris Johnson, từ nhiều tháng qua vẫn cố gắng chống chọi áp lực của đồng minh Mỹ hùng mạnh, luôn cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh.

Virus corona : Ấn Độ phong tỏa trở lại trên 100 triệu dân

Thành phố Bangalore, Ấn Độ phong tỏa lại một tuần kể từ hôm nay 15/07/2020.
Đăng ngày:


Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường trình :

« Nếu tin vào số liệu chính thức, kể từ đầu đại dịch đến nay, bang Bihar có chưa đến 20.000 ca Covid-19 và 150 trường hợp tử vong, một tỉ lệ rất nhỏ so với dân số 100 triệu người. Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng thực tế, vì số lượng xét nghiệm rất ít, dù có tăng khoảng 6% một ngày.

Tin vắn 15.07.2020



(Reuters)Trung Quốc trừng phạt Lockheed Martin vì bán vũ khí cho Đài Loan

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/07/2020 thông báo việc trừng phạt tập đoàn Mỹ Lookheed Martin vì đã tham gia vào hợp đồng bán vũ khí mới nhất giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, trị giá 620 triệu đô la. Tập đoàn này là nhân tố chính trong chương trình hiện đại hóa các hỏa tiễn địa-không Patriot của Đài Loan.

mardi 14 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Đừng hòng mà bắt nạt được Dân Việt Nam



Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố và cam kết:

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong bảo vệ chủ quyền của họ với các tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế. 

Chúng tôi nói rõ: Hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh với các tài nguyên ngoài khơi tại Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát các tài nguyên đó".

Hồng Kông : Bầu cử sơ bộ của đối lập, trận chiến danh dự cuối cùng

Người dân xếp hàng bỏ phiếu bầu chọn ứng cử viên dân chủ cho cuộc bầu cử Nghị viện Hồng Kông vào tháng Chín. Ảnh chụp ngày 12/07/2020. © REUTERS/Lam Yik
Đăng ngày:


Trang nhất các báo Paris hôm nay 13/07/2020 tập trung cho thời sự nước Pháp. Libération chú ý đến việc tân thủ tướng Jean Castex đi thăm lãnh thổ hải ngoại Guyane, nơi virus corona đang hoành hành. Le Monde đề cập đến Đảng Xanh trước thử thách quyền lực tại các thành phố lớn, La Croix dành hồ sơ cho vấn nạn một số thanh niên thích biểu diễn « bốc đầu xe » mô tô gây nguy hiểm. Les Echos nhấn mạnh « Chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp : Các hướng để tái thúc đẩy kinh tế ». Riêng Le Figaro nhìn sang nước Mỹ, chạy tựa « Đang yếu đi, ông Trump tìm kiếm một sức bật thứ hai ».

Nghị viện Hồng Kông sắp thành bù nhìn như Quốc hội Trung Quốc 

Về châu Á, Libération quan tâm đến « Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng cuối cùng ở Hồng Kông trước khi phải quy phục ». Trên 600.000 người Hồng Kông vào cuối tuần qua đã tham gia bầu cử sơ bộ của đối lập, số lượng người đi bầu cho thấy tinh thần phản kháng trước Bắc Kinh vẫn rất cao.