Làm báo những
ngày này thật là kinh khủng. Chưa bao giờ và chưa sự kiện nào mà tất cả thông
tin đều đen kịt. Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu doanh nghiệp đóng
cửa, hàng triệu nhà hàng ngưng hoạt động… Những con số tổn thất lớn chưa từng
có.
Cho đến trước khi
xảy ra sự kiện quá kinh khủng này, tôi chỉ hai lần vừa làm bài vừa chống lại
cảm giác khủng khiếp len lỏi đến từng tế bào thần kinh. Đó là sự kiện 11-9-2001
và sự kiện tsunami 2004, với những cảnh tượng ghê rợn ngoài sức tưởng tượng kể cả trong phim ảnh.
Cả hai sự kiện đều xảy ra nhanh và kết thúc nhanh dù
hậu quả kéo dài. Nhưng trận dịch này không phải là một sự kiện mà là một chuỗi
sự kiện, mà chưa ai biết nó kéo dài bao lâu và kết thúc như thế nào.
Báo
chí Việt Nam đưa tin nhiều người đang sống ở châu Âu tìm cách chạy về Việt Nam trốn
dịch.
Có
người thì rưng rưng nước mắt, quê hương mình thì mình phải về thôi, về tới đây
là sống rồi (!). Có người làm ầm ỹ phản đối khi bị đưa đi cách ly, chê thức ăn
ở sân bay không hợp khẩu vị, nên bị hàng ngàn comment ném đá dữ dội. Chủ yếu
“mắng” bảo khi cần kiếm tiền, khi muốn có đời sống kinh tế sung sướng hơn thì
tìm mọi cách để ra đi, khi dịch bệnh thì lại chạy về. Sao không ở lại luôn mà
còn về làm gánh nặng thêm cho nền y tế trong nước?
Có thể hiểu được phản ứng của mọi người trước cái
thái độ như thế này. Nhưng trước hết phải đặt câu hỏi, ai là những người phải
chạy trở về giữa mùa dịch?
Sau Trung Quốc,
những gì đang diễn ra ở châu Âu, cho thấy một điều: Sự kiêu ngạo nào của con
người thì rồi cũng phải trả giá. Lời tiên đoán thế giới có thể bị tiêu hủy
trong hòa bình, không phải là không có cơ sở.
Rất may lần này chính quyền Việt Nam đã khiêm tốn một cách bất ngờ và đúng lúc.
Chúng ta phải thừa nhận trong việc chống lại dịch Cúm Trung Quốc, họ đã làm
tốt. Một vài cá nhân quan chức xứng đáng để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến.
Tôi sẽ không nói điều gì khi chưa kiểm chứng. Tại những nơi cách ly của quân
đội, các quân nhân thực sự đã rất tận tụy chăm sóc “đồng bào” của mình. Trong
hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, hình ảnh suất ăn do con của bạn tôi - một cô bé chưa
bao giờ nói dối - đang trong khu vực cách ly cung cấp, khiến tôi ứa nước mắt.
Tôi rất muốn được nói lời cảm ơn họ, những người lính, những người trẻ tuổi,
dù, ơn trời, không có người thân nào của tôi ở đó.
ÔNG THĂNG CHỈ PHÁ
MỘT BỘ NGÀNH VÀI NGÀN TỈ, ÔNG HẢI PHÁ CẢ KHU ĐÔ THỊ MẤY TRĂM NGÀN TỈ,
"QUẬY TƯNG" TP.HCM LỚN NHẤT NƯỚC
Ngày 20-3, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 -
2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Thành ủy.
Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám
sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự
án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bộ Chính trị
quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức Bí thư
Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Để chống lại con virus đến từ Vũ Hán, không ít người cho rằng nên theo chiến lược « miễn dịch cộng đồng ».
Có nghĩa là cứ để mặc cho nạn dịch tự do lan tràn cho đến lúc tốc độ
lây nhiễm chậm lại, và chỉ tập trung cứu chữa những trường hợp nặng.
Ngược lại, nên chăng cố gắng ngăn chận bằng mọi giá, dù phải dùng đến biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ?
Chủ
thuyết thứ nhất đang trên đà bại trận nặng nề so với chủ thuyết thứ hai
- do Trung Quốc khởi đầu rồi được Hàn Quốc, Ý áp dụng theo, và đến nay
là Pháp.
Hình ảnh Tập Cận Bình đi thăm Vũ
Hán được chiếu trên màn ảnh rộng trước một trung tâm thương mại ở Bắc
Kinh, Trung Quốc, ngày 10/03/2020.
Đăng ngày:
Cuộc khủng hoảng virus corona tiết lộ những gì về tính chất của chế độ Trung Quốc ?
Tuy
nạn dịch không thay đổi sâu sắc bàn cờ chính trị Trung Quốc, nhưng nó
nhắc nhở sự hiện diện khắp nơi của đảng Cộng Sản, được tăng cường từ khi
Tập Cận Bình lên ngôi năm 2013. Đảng có mặt ở tất cả các thang bậc xã
hội, từ bệnh viện, trường đại học cho đến những khu nhà ở…Đảng Cộng Sản
Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, và còn tiếp tục kết nạp, kể cả trong
số nhân viên y tế trong nạn dịch virus corona. Hệ thống kiểm soát xã hội
và chính trị vẫn theo kiểu mao-ít.
Xếp hàng mua khẩu trang chống dịch tại một pharmacie ở Đài Bắc, 18/03/2020.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trong đêm đen, những chiến đấu cơ F-16 của quân đội Đài Loan đã khẩn
cấp bay lên, sẵn sàng ngăn chận các đối thủ đang lao đi với vận tốc siêu
thanh trên bầu trời eo biển Formose.
Lần đầu tiên, nhiều phi cơ
tiêm kích J-11 của Trung Quốc cộng sản tiến sát vùng nhận diện phòng
không của Đài Loan, trong đêm tối mịt mùng ; gây lo ngại về ý đồ của Bắc
Kinh khi Tập Cận Bình năm 2019 đã từng đe dọa dùng vũ lực xâm chiếm Đài
Loan. Rốt cuộc các phi công Hoa lục đã đổi hướng sau khi Đài
Loan phát lời cảnh cáo qua làn sóng điện. Hôm thứ Hai 16/03/2020 bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết như trên.
Trung
Quốc chào đón những thầy thuốc như những anh hùng. Hãy nhìn cái cách chào đón ở
sân bay, trên đại lộ, trên tàu điện. Trống giong cờ mở, vừa thu hút sự hiếu kỳ,
lại vừa khoa trương được thanh thế. Ngay đến vẻ ồn ào khoa trương đó người
Trung Quốc cũng làm nó một cách lớp lang, chu đáo, và bài bản. Rất đáng gườm.
Dịch
cúm lắng dịu, người Trung Quốc có lẽ được thúc đẩy bởi chính cơn dịch Vũ Hán,
sẽ nhanh chóng biến thị trường nội địa thành động lực phát triển kinh tế Trung
Quốc. Đây là điều mà không ít doanh nghiệp Trung Quốc cảm thấy hụt hẫng, ì ạch
trước chiến hào thương chiến.
Việt
Nam hào hiệp với người đi qua vùng dịch phải tạm cách ly. Nhìn cách tổ chức,
tiếp đón, phục vụ chân tình, hết lòng, thậm chí nhường nơi ngủ, nhường phương
tiện cho người bị cách ly còn chủ nhân thì lại nằm đất, ngủ rừng, đắp đổi.
Khó có thể biết
chính xác Trung Quốc khống chế được dịch bệnh chưa, vì những con số của họ đưa
ra không thể kiểm chứng độc lập. Nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này
để thực hiện một chiến dịch mới, nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm
họa cho nhân loại trở thành nạn nhân, rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới!
Khi Mỹ đang tối
tăm mặt mũi với việc chống trận dịch và Liên minh châu Âu (EU) hỗn loạn bởi
coronavirus, Trung Quốc đã nhanh chân “điền vào chỗ trống”.
Chiến dịch truyền
thông “Trung Quốc chiến thắng trận dịch” bắt đầu tăng mạnh từ sau chuyến kinh
lý của Tập Cận Bình đến Vũ Hán ngày 10-3-2020, được thực hiện cùng lúc với
chiến dịch tuyên truyền biến Trung Quốc từ “thủ phạm” thành “nạn nhân”. Rằng
nguồn gốc trận đại dịch không phải bắt nguồn từ nước họ và “cho dù như vậy đi
nữa” thì Trung Quốc vẫn sẵn sàng giúp thế giới.
Các anh chị đồng
thanh khen Trung Quốc phòng dịch chống dịch COVID-19, hệt như là hình mẫu tươi
sáng của thế giới. Rõ ràng, Trung Quốc hết dịch thì bớt một nguồn lây nhiễm,
không có thêm tang thương hay lo lắng, thật tốt.
Tuy nhiên, mong
các anh chị nhớ cho rằng.
1. Nếu chính
quyền Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) không trấn áp, vu vạ tiếng nói lương tri của
các chuyên gia y tế, các bác sĩ (như bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã đưa ra cảnh
báo về sự nguy hiểm bất thường của virus Corona từng bị cảnh sát Vũ Hán điều
tra. Về sau, thật không may bác sĩ Vũ Văn Lượng đã tử vong do nhiễm virus
Corona) thì chúng ta lẫn thế giới đã không phải trải qua kiếp nạn này.
1. Vào lúc dịch
bệnh đang phát tán mạnh ở Vũ Hán, Trung Quốc gọi là dịch Vũ Hán vì xuất phát từ
Vũ Hán. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tháng 3/2020 đã gọi là virus Vuhan và
khẳng định lại - chính Trung Quốc gọi như thế. Nay thì rất nhiều nơi trên thế
giới đã gọi là virus Vuhan.
2. Nhưng cái tên
virus Vuhan chưa phản ánh hết nội hàm của dịch bệnh virus Vuhan. Dịch bệnh
virus Vuhan phát tán nhanh thành đại họa ở Châu Âu, Mỹ và ở các nước khác là vì
Trung Quốc đã che dấu dịch bệnh ở Trung Quốc, làm virus Vuhan phát tán gây bệnh
khắp địa cầu.
Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã gọi virus Vuhan bằng cái tên đúng hơn: Chinese virus (virus
Trung Quốc).
Đầu tháng 2,
2020, trong bài viết “Từ Đại Dịch
Coronavirus, Quan Sát Mối Tương Quan Giữa Văn Hóa Và Phát Triển Kinh Tế Tại
Trung Cộng” đăng trên trang FB Chính Luận, người viết nhấn mạnh: “Trung Cộng nơi phát sinh các nạn dịch có
nguồn từ thú vật và các nạn dịch này sẽ tồn tại mãi cho đến khi nào các điều
kiện chính trị, văn hóa, xã hội còn dung dưỡng chúng.”
Dịch này là dịch
Trung Cộng. Người viết không viết theo đuôi chỉ nhằm tung hô hay đả đảo một ai
dù người đó là tổng thống.
Bao nhiêu năm
nay, mỗi lần nghe tiếng hát Thái Thanh, từ một ca khúc tiền chiến như hơi thở
tuyệt vời duy nhất còn lại của một thời đã mất, đến những bài hát mới, phản ảnh
sinh động cái hơi thở trăm lần đầm ấm hơn của âm nhạc bây giờ, tôi không khám
phá mà chỉ thấy trở lại trong tâm hồn và thẩm âm của mình một số rung động và
liên tưởng cố định.
Những rung động ấy đã có từ lâu, những liên tưởng ấy từ đầu đã có. Chúng có từ
Thái Thanh với bài hát thứ nhất, và nguyên vẹn như thế cho đến bây giờ. Chẳng
phải vì con người thưởng ngoạn âm nhạc trong tôi không có những thay đổi. Cũng
chẳng phải vì tiếng hát Thái Thanh là một thực thể âm nhạc bất biến và bất
động, không có những thay đổi.
Đã hai mươi năm Thái Thanh hát. Lịch sử âm nhạc ta đã được đánh dấu bằng cái
hiện tượng khác thường, duy nhất, là Thái Thanh tiếng hát hai mươi năm. Nếu mỗi
con người, mỗi vật thể đều được thực chứng như một biến thái thường hằng trước
va chạm khốc liệt dữ dội với đời sống mỗi ngày là một khuôn mặt mới, một tiếng
hát, dẫu vượt thời gian như tiếng hát Thái Thanh cũng vậy. Bằng chứng là Thái
Thanh của những năm bảy mươi, Thái Thanh của bây giờ không thể và không còn là
Thái Thanh của những năm tháng khởi đầu.
Thái Thanh dưới nét vẽ của họa sĩ Đinh Trường Chinh
THẾ BÂY GIỜ… BÀ ĐÃ ĐI XA…
Nhạc sĩ Bảo Chấn kể với tôi một chuyện về Thái Thanh.
Lần đó, Bảo Chấn – một nhạc sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoa dương cầm Nhạc viện Sài
Gòn hạng xuất sắc – còn rất “hăng”. Khi đệm cho ca sĩ, ông thường nổi hứng “phăng”
những đoạn gian tấu lả lướt bất tận.
Lần đệm cho đàn chị Thái Thanh cũng vậy. Ông cũng vuốt
miên man như mây trôi gió thoảng trên phím. Đợi nhạc sĩ Bảo Chấn dứt, rồi với
phong cách nhẹ nhàng và kiêu kỳ đúng “kiểu… Thái Thanh”, bà quay sang hỏi, “Thế bây giờ… anh đàn hay tôi hát nhỉ”...
Thái Thanh là vậy. Khi hát, bà không chỉ hát. Đúng ra
chỉ cần nghe bà hát. Không cần đệm. Không cần đàn. Bà không phải là ca sĩ. Bà
kể chuyện bằng giai điệu. Bà ẻo lả. Bà điệu đàng. Bà đùa cợt. Bà khóc than. Bà
tỉ tê. Bà vuốt ve. Bà mơn trớn. Bà hờn dỗi. Bà tươi vui. Bà tự sự. Bà là kịch
sĩ xuất chúng diễn bằng phong cách hát có một không hai.
Nữ danh ca Thái Thanh với Hoài
Trung, Hoài Bắc Phạm Đình Chương
Trong một chương
trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy có bày tỏ
lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết
đến Phạm Duy”.
Câu nói của Phạm
Duy không phải là một lời xưng tụng quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã
thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc do ông sáng tác.
Thái Thanh là thứ
nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình
Phụng sinh được hai người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ
hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy),
nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái
Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng
không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.
“Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly”. Người có một giọng hát mượt mà như nhung lụa. Tiếng
hát ấy làm cho tôi yêu thêm, hiểu thêm âm nhạc Việt Nam.
Từ tuổi tôi mới lớn, tôi
nghe Tình ca, Tình Hoài Hương, Quê nghèo,
Kỷ niệm, Cỏ hồng…của Phạm Duy. Suối
mơ, Buồn tàn thu, Bến Xuân... của Văn Cao, Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu... của Đặng Thế Phong.
Giọng ca Thái Thanh là một trong những giọng ca làm cho những người Việt chúng
ta yêu thêm đất nước mình.
”Cho tôi lại từ đầu, chưa
đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu...”‘’Cho tôi lại một chiều, tôi đi giữa đường quê, hai bên là hương lúa,
xa xa là ngọn tre, thấp thoáng vài con nghé, tôi mê trời mây tía, không nghe mẹ
gọi về...” Mỗi lần Thái Thanh cất lên lời ca như vậy, hỏi có ai mà không mê
nước Việt này.
"Tôi luôn xem bà là ngọn hải đăng của
mình." - Khánh Ly
"Nếu nói vượt thời gian, chỉ duy nhất dành cho
danh ca Thái Thanh mà thôi." - Lệ
Thu.
"Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện
với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ
năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau " - Thích Nhất Hạnh.
Nhân viên cấp cứu mặc bảo hộ y tế đưa bệnh nhân vào bệnh viện CHU Strasbourg, miền đông Pháp, ngày 16/03/2020.
Đăng ngày:
Báo Le Figaro kể lại, chiếc trực thăng đang lao đi trên bầu trời vùng
Picardie hôm 25/2 mang theo một tin xấu. Trong ca-bin, tiếng ồn của
động cơ lấp đi những hơi thở của Dominique Varoteaux trên băng-ca, đang
nguy kịch.
Người giáo viên 60 tuổi của trường trung học
Crépy-en-Valois thuộc vùng Oise ban đầu chỉ có triệu chứng cúm thông
thường, nhưng tình trạng bỗng trở nên tồi tệ. Tại Creil, các bác sĩ khám
thấy bị viêm phổi nặng nên cho chuyển khẩn cấp đến bệnh viện
Pitié-Salpêtrière. Bay với tốc độ 250 km/giờ, chiếc trực thăng đưa bệnh
nhân đến bệnh viện ở Paris trong không đầy 15 phút. Khi đến nơi,
Dominique Varoteaux được chẩn đoán dương tính với virus corona chủng
mới.
Đôi lời : Kể từ hôm nay 16/03/2020 theo yêu cầu của ban
giám đốc, trước nguy cơ con virus Vũ Hán đang lan tràn tại Pháp, Thụy My và
nhiều đồng nghiệp sẽ làm việc từ xa. Các bạn sẽ không còn nghe giọng đọc của
Thụy My trên đài RFI trong một thời gian nữa…chẳng biết đến chừng nào, hy vọng
sẽ không lâu lắm. Tuy nhiên bài vở vẫn có mỗi ngày trên RFI và trên blog, chân
thành cảm ơn sự theo dõi và ủng hộ của các bạn. Thân thương…
Đăng ngày:
Le Figaro đăng ảnh một người đeo khẩu trang trước Khải Hoàn Môn, với hàng tít trang nhất « Virus corona, thử thách lớn lao ». Libération dành 10 trang báo, chạy tựa « Virus corona : Tình trạng vô ý thức ».
Đám đông vẫn chen chúc trong các chợ, công viên đầy người dạo chơi… Mặc
cho tình trạng trầm trọng hiện nay, người Pháp vẫn không tự hạn chế
việc đi lại, và khiến dịch bệnh có nguy cơ tăng theo cấp số nhân.
La Croix nói về « Một ngày Chủ nhật dưới cái bóng của Covid-19 »: cử tri Pháp được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử địa phương, trong bối cảnh siết chặt các biện pháp chống dịch bệnh. Le Monde ra từ cuối tuần trước, nhấn mạnh « Trở thành tâm dịch, châu Âu đóng cửa ». Riêng Les Echos dành toàn bộ 32 trang báo cho nạn dịch virus Vũ Hán. Trang nhất của tờ báo là một bóng đen mang khẩu trang, với dòng tựa « Cuộc chạy đua với thời gian ».
Chuyện tình thời virus corona ở Ý: "Juliette, có phải nàng đó chăng?"
Kinh Thánh nói rằng ngày xưa loài người trên toàn cầu
nói chung một thứ tiếng, đoàn kết với nhau, từ đó đồng lòng xây dựng ra tháp Babel cao đến tận trời.
Trời không đồng ý, đánh sụp tháp rồi phân tán loài người ra thành từng nhóm nhỏ
bất đồng tiếng nói, bất đồng quan điểm, phải sống cách ly nhau ra thành từng bộ
lạc hoặc từng quốc gia riêng.
Nhưng đến thế kỷ 21, nhờ vào phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin, loài người gần như vượt qua
được rào cản bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách vật lý. Rồi do nhu cầu trao đổi
hàng hóa, phân công lao động, loài người càng ngày càng xích lại gần nhau và
toan tính đến việc toàn cầu hóa.
Các nước tiên tiến và giàu có nhất trên thế giới đã có
kế sách tiến đến toàn cầu hóa theo kiểu của họ.