mercredi 11 septembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Ngu không thuốc chữa


Nhà hoạt động Hồng Kông Hoàng Chi Phong nói chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại Berlin ngày 09/09/2019.

Cả cộng đồng mạng ngỡ ngàng bởi nhận thức của cậu thượng tá quân đội, được gọi là "Nhà báo áo lính trên mặt trận không khói súng”.
 
Cậu bảo Hoàng Chi Phong là thằng nhóc mặt dơi, mõm chuột, sỉ vả biểu tượng của giới trẻ Hồng Kông, biểu tượng của tự do dân chủ, biểu tượng của tinh thần chống độc tài Trung Cộng. 

Người có văn hóa không bao giờ mang hình thức người khác ra để sỉ nhục. Hình thức là trời sinh, mỗi người không làm gì để thay đổi được, điều quan trọng là tư tưởng của họ thế nào. 

Tạ Duy Anh - Đi xem mộ Trần Đại Quang


Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.

Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. 

Trần Trung Đạo - CHINAZI là gì ?


Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng Chinazi. Chinazi, một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018, và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hồng Kông hiên nay. 

Việc tố cáo chế độ cộng sản (CS) dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hồng Kông, mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới. 

Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CS Việt Nam, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v…nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã, vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.

Donald Trump rảnh tay sau khi « diều hâu » John Bolton ra đi

Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 13/08/2019.

Theo Le Monde hôm nay 11/09/2019, sự ra đi của ông John Bolton là khó thể tránh khỏi, khi giữa cố vấn an ninh quốc gia và tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt.

Sáng thứ Ba 10/9, vào lúc gần 11 giờ, Nhà Trắng bỗng đột ngột thay đổi lịch trình trong ngày, thêm vào một buổi báo cáo ngắn về đấu tranh chống khủng bố. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều, do ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đảm nhiệm. Thế nhưng lúc 12 giờ trưa, Donald Trump bỗng cho biết ông Bolton sẽ không còn phục vụ tại Nhà Trắng.

Sự ra đi của cố vấn John Bolton, như thường lệ, được tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter. Điều này khó thể tránh khỏi với những bất đồng chồng chất giữa hai người, và ông tổng thống không hề giấu diếm khi loan báo việc cách chức John Bolton.

mardi 10 septembre 2019

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas.

Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? »

Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.

Trung Quốc « giết gà » Repsol để « dọa khỉ » Exxon ?

Hồng Kông và những « ông già đi chiến đấu »

"Papy Wong" (G), 85 tuổi, dùng gậy che chắn người biểu tình trước cảnh sát, cùng với đội quân "tóc bạc" ở quận Đông Dũng (Tung Chung), Hồng Kông ngày 07/09/2019.

« Papy Wong » giơ cao chiếc gậy lên khỏi đầu, năn nỉ các cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đừng bắn hơi cay nữa. Ở tuổi 85, ông luôn trên tuyến đầu để bảo vệ những người biểu tình đòi dân chủ.
Ông khập khiễng đi về phía hàng rào cảnh sát để cố làm dịu đi tình hình, tránh các vụ đụng độ nhiều khi rất dữ dội, thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển Hồng Kông từ ba tháng qua.

« Papy Wong » với chiếc mặt nạ phòng hơi cay đeo trễ xuống cằm giải thích với AFP : « Thà họ giết người già chúng tôi còn hơn đánh đập đám trẻ » trong các vụ bạo lực đặc biệt thô bạo tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Người biểu tình đặc biệt này nhấn mạnh : « Chúng tôi già cả rồi, nhưng lớp trẻ là tương lai của Hồng Kông ».

CPJ : Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới

Blogger Anh Ba Sàm ( Nguyễn Hữu Vinh ) và trợ lý Nguyễn Thi Minh Thúy tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 22/09/2016.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), trụ sở ở Mỹ, hôm nay, 10/09/2019, công bố danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đứng đầu danh sách kiểm duyệt tệ hại nhất là Eritrea, tiếp theo là Bắc Triều Tiên và Turkmenistan. Tại ba nước này « truyền thông chỉ là cái loa tuyên truyền của nhà nước, và tất cả các nhà báo độc lập đều phải ra nước ngoài tị nạn ».

Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Iran bị cáo buộc « bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội ».

Báo Mỹ : Sợ Trump bép xép, CIA rút một gián điệp thân cận Putin

Oleg Smolenkov, người được cho là điệp viên CIA nằm vùng ở điện Kremlin.

Hoa Kỳ hồi năm 2017 đã rút khỏi Nga một điệp viên là quan chức cao cấp, nhân vật đã khẳng định rằng tổng thống Vladimir Putin đã đích thân tổ chức chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 10/09/2019 dẫn lại báo chí Mỹ cho biết như trên.

Theo CNN, điệp viên này làm việc cho người Mỹ từ nhiều thập niên qua, có thể tiếp xúc trực tiếp với ông Putin, và đã cung cấp nhiều hình ảnh văn bản được chụp lén ngay lại văn phòng tổng thống. Cũng theo đài truyền hình Mỹ,  nhân viên tình báo trên đã được đưa ra khỏi nước Nga năm 2017, vì lo sợ bị tổng thống Donald Trump hoặc chính quyền của ông tiết lộ.

Còn theo New York Times, CIA đã đề nghị đưa ra khỏi nước Nga từ cuối năm 2016, nhưng điệp viên này đã từ chối với lý do gia đình. Thế nên cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu lo sợ đó là « điệp viên hai mang ». Nỗi lo này rốt cuộc cho thấy không có cơ sở, khi nhiều tháng sau, nhân viên tình báo trên chấp nhận ra đi. 

Trao đổi tù nhân : Zelensky chiến thắng hay sập bẫy của Putin ?

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky chào đón đạo diễn Oleg Sentsov vừa được trao trả, tại sân bay Borispil, ngoại ô Kiev ngày 07/09/2019.

Tân tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky đã gây tiếng vang lớn với cuộc trao đổi tù nhân với Matxcơva vào cuối tuần qua. Tuy nhiên AFP dẫn lời các chuyên gia và báo chí cảnh báo, động thái này lại có thể buộc Kiev phải có những nhượng bộ nguy hiểm trong tương lai.

Lên nắm quyền từ tháng Năm, ông Zelensky, nguyên là diễn viên hài và chưa hề làm chính trị, đã thực hiện một trong những lời hứa lúc tranh cử, khi đạt được sự đồng ý của tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc trả tự do cho 35 tù nhân Ukraina hôm thứ Bảy 7/9. Trong đó nổi tiếng nhất là nhà điện ảnh Oleg Sentsov, và 24 thủy thủ bị Nga bắt trong cuộc đối đầu trên biển vào cuối năm 2018.

Nhà phân tích chính trị Ukraina, Volodymyr Fessenko nhấn mạnh : « Về mặt chính trị, đó là một thành công lớn của ông Zelensky », vì tất cả mọi trao đổi với Matxcơva đều đã bị ách tắc từ ba năm qua. Các tù nhân Ukraina được tổng thống chào đón tại Kiev, và được cả nước coi như những người hùng.

Tin vắn 10.09.2019


(AFP)Cựu đại sứ Anh bị Trump chê « ngu » được phong quý tộc

Ông Kim Darroch, cựu đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, bị tổng thống Mỹ Donald Trump nói là « ngu ngốc » và sau đó phải từ chức, hôm nay 10/09/2019 đã trở thành thành viên trọn đời của Viện Quý Tộc, theo sự giới thiệu của cựu thủ tướng Theresa May. 

Nhà ngoại giao kỳ cựu này bất đắc dĩ đã làm ông Trump giận dữ, do báo Mail on Sunday tiết lộ các báo cáo mật, trong đó ông Darroch đánh giá chủ nhân Nhà Trắng là « bất tài ».

Nghị viện Anh bác đề nghị bầu cử trước thời hạn của thủ tướng Johnson

Người biểu tình chống Brexit trước Nghị viện Anh ngày 09/09/2019.

Các nghị sĩ Anh hôm qua 09/09/2019 đã bác bỏ đề nghị bầu cử trước thời hạn 31/10, ngày mà Anh được cho là sẽ ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Thủ tướng Boris Johnson muốn tổ chức bầu cử vào ngày 15/10, trước khi châu Âu họp thượng đỉnh ở Bruxelles, với hy vọng sẽ chiến thắng và giành lại quyền chủ động về Brexit. Nhưng trong phiên họp cuối cùng hôm qua, trước khi tạm ngưng năm tuần theo quyết định của thủ tướng, Nghị viện Anh đã chận đứng ý đồ Brexit « no deal » của ông Johnson. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

« Ông Boris Johnson không phá vỡ nổi sự đoàn kết hiếm hoi của phe đối lập. Với Công Đảng đứng đầu, họ sát cánh cho đến cùng để giáng cho chính phủ thêm một đòn nữa. 

lundi 9 septembre 2019

Nguyễn Quang Dy - Đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019.

(VietStudies 09/09/2019) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 18 tháng nay, lúc đánh lúc đàm, vẫn đang leo thang chưa có hồi kết, với hệ quả khó lường. Gần đây, khi Trung Quốc đánh thuế lên 75 tỉ USD hàng nhập của Mỹ (23/8/2019), Trump lập tức phản ứng để trả đũa bằng tăng thuế từ 25% lên  30% trên 250 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (từ 1/10/2019). Ông còn muốn tăng thuế trên 300 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (đến hạn từ 1/10 và 15/12/2019), cấm cửa Huawei và yêu cầu các công ty Mỹ không được làm ăn với Trung Quốc.

Quyết định của Trump làm rung chuyển thị trường chứng khoán. Dow Jones giảm 600 điểm (bằng 2,4%). Nhưng chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong cuộc “chiến tranh lạnh mới” Mỹ-Trung, với những quan điểm khác nhau, thậm chí đầy nghịch lý. Tuy còn hơi sớm, nhưng cần đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, để có cái nhìn toàn cảnh. 

Nghịch lý về chiến tranh thương mại

Trong khi chiến tranh thương mại “truyền thống” của Mỹ với EU (xuyên Đại Tây Dương) hoặc với Nhật Bản (xuyên Thái Bình Dương) trong thập niên 1980 (hay sau đó), chủ yếu là vì kinh tế, thì chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện nay chủ yếu là vì địa chính trị (do chiến lược thúc đẩy).

Chu Hảo - Lửa thử vàng


(Bình luận bài “Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?” của Nguyễn Trung)

(VietStudies 09/09/2019) Tôi ngưỡng mộ tác giả Nguyễn Trung vì sự kiên trì không biết mệt viết những Kiến nghị thống thiết gửi lãnh đạo đảng cầm quyền, mà theo ông là lực lượng duy nhất hiện nay có thể xoay chuyển được tình thế, nếu (???) “vượt qua được chính mình”. 
Bài viết này của ông cũng theo mạch đó: rất tâm huyết, rất logic, rất cặn kẽ… Giá như không phải đặt ba dấu chấm hỏi sau chữ “nếu” trên đây thì phúc đức cho Dân tộc biết mấy!
 Ở đây tôi chỉ xin tham gia một vài ý kiến ngắn ngõ hầu làm rõ thêm ý của ông Nguyễn Trung ở câu kết luận: “Toàn bộ những việc cần phải làm này trước hết là hòn đá thử vàng đối với Đại hội XIII tới của ĐCSVN hiện nay”

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ-ASEAN


Cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN tháng 9/2019.

(Bruno Philip, Le Monde 07/09/2019) Bắt đầu ở Thái Lan, cuộc tập trận chung vừa kết thúc ở Singapore được coi là ý định của ASEAN làm cân bằng, sau khi đã tập trận với Trung Quốc năm 2018.

 

Chính là mối quan tâm thăng bằng chiến lược đã thúc đẩy 10 nước ASEAN tổ chức cuộc tập chung đầu tiên với Hoa Kỳ.

 

Gần một năm sau cuộc tập trận tương tự tổ chức với Trung Quốc và ASEAN, một số nhà phân tích coi sự kiện diễn ra ngoài khơi Thái Lan – bắt đầu từ đầu tuần qua và kết thúc tại Singapore thứ Bảy 7/9 – là một kiểu « ăn miếng trả miếng ». ASEAN dùng Hoa Kỳ để gởi một thông điệp độc lập cho Bắc Kinh, nhân tố khu vực không thể không tính đến về kinh tế và thương mại.

dimanche 8 septembre 2019

Nguyễn Trung - Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?


(Viet-Studies 09/09/2019)  Câu hỏi ngàn xưa này hiện đang nóng lên. Song trong bối cảnh đối kháng thế kỷ Mỹ - Trung hiện nay, những sự kiện trên Biển Đông từ đầu tháng Bẩy 2019 khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác như đang nắm cục lửa trong tay!

           Có hàng trăm lý do để nói ngay: Trung Quốc là thù!  Nhiều lắm, lịch sử chẳng quên bất cứ cái gì, không thể kể hết được!

           …Ví dụ, việc đánh ta trong chiến tranh 17-02-1979 với bao nhiêu tội ác tày trời, ta có thể coi đấy là quốc hận.

           Việc đánh chiếm các đảo và vùng biển của ta phải gọi là xâm lược.

Chu Hảo - Cây ngay không sợ chết đứng



         1.    Tôi hoàn toàn tán thành những ý kiến rất xác đáng , thẳng thắn và có tính thuyết phục của tác giả Vũ Ngọc Hoàng ("Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông"). Đã đến lúc chúng ta cần có rất nhiều những bài viết như thế này được công bố công khai, rộng rãi. 

Đây cũng có thể là bước đầu tiên như kiến nghị tha thiết của ông Nguyễn Trung ("Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thứcnghiêm trọng!"): ĐCSVN phải vượt qua chính mình và toàn dân phải có trách nhiệm, để cứu nguy dân tộc. Hãy lên tiếng, đừng sợ, để góp ý cho  đảng cầm quyền "vượt qua chính mình" bằng cách nào? Và hướng dẫn quần chúng thể hiện trách nhiệm của mỗi người bằng cách nào?

2.    Ba nút thắt liên quan đến vấn đề Biển Đông Nam Á (Biển ĐNÁ) hiện nay, như được vạch ra trong bài của ông Vũ Ngọc Hoàng là: Kiện Trung Quốc ra tòa án Luật pháp quốc tế, Ký Hơp tác chiến lược (thực lòng, thực chất) với Hoa Kỳ - nước duy nhất "bênh" Việt Nam trên Biển ĐNÁ, và Hóa giải "chính sách ba không" hoàn toàn bất lợi trong tình hình mới

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông



1.
Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của Việt Nam đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá!
Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4.000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.

Nguyễn Tường Thụy - Sống chung với thủy ngân



Ảnh: Chung cư 54 đêm 1/9/2019 lốm đốm ánh đèn hắt ra từ vài căn hộ.

Sáng sớm ngày 6 tháng 9, chúng tôi sang chào gia đình ông bà hàng xóm duy nhất cùng tầng còn ở lại thì bà bảo, ông bà đi trước, rồi chúng tôi cũng phải đi. Vậy là 8 gia đình tầng tôi ở sẽ không còn ai ở lại.

Bấm thang máy, chẳng phải đợi lâu như mọi lần và chẳng có ai đi chung. Xuống tới sân chung cư, một cảnh đìu hiu đến đắng lòng. Nhìn lên căn hộ mình ở lần cuối, nghĩ không biết bao giờ mới có thể quay trở lại. Sân khu chung cư, không một bóng trẻ em. Tôi không phải để ý tránh những trái bóng của các em đá ra từ đủ mọi hướng, hoặc nhỡ một em nào đó mải chạy va vào.

Thực ra, tôi chỉ quyết định đi vào lúc ấy khi sáng nay vợ tôi ôm ngực và nôn ọe bảo không thể chịu được nữa, còn tôi thì tức ngực và khó thở. Chúng tôi, cặp vợ chồng già là tốp cuối cùng rời căn hộ. Nhà tôi có hai trẻ sơ sinh, các cháu đã được sơ tán từ ngay sau hôm 28/8. Trẻ em phải được quan tâm tốt nhất, ai dám mang các cháu ra để thử phản ứng của thủy ngân.

samedi 7 septembre 2019

Vũ Thư Hiên - Gặp gỡ ở lưng đèo



1

Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.

Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.

Chuyện là thế này.

Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.

Ba lô trên vai, tôi cắm cúi đi.

Ngô Nhân Dụng - Boris Johnson thua Quốc Hội Anh một bàn


Thủ Tướng Anh Boris Johnson bị chế nhạo hôm 28 Tháng Tám, 2019. (Hình: Daniel Leal-Olivas/AFP/Getty Images)

(NgườiViệt 06/09/2019) Ngày Thứ Sáu, 6 Tháng Chín, 2019, Thượng Viện Anh Quốc (vẫn gọi tên là Viện Quý Tộc) đã chấp thuận bản dự luật do Hạ Viện (Viện Thứ Dân) chuyển lên. Dự luật này không cho phép Thủ Tướng Boris Johnson được rút Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU) nếu không ký một thỏa ước.

Thủ Tướng Boris Johnson thua Quốc Hội Anh một keo. Điều này chứng tỏ một người lãnh đạo chính quyền không thể lạm dụng các thủ tục dân chủ để lấn áp các định chế dân chủ. Đây là một bài học cho những quốc gia đang chuẩn bị xây dựng thể chế dân chủ tự do, như nước Việt Nam chúng ta.

Chế độ dân chủ bao gồm những thủ tục cho biết ai có quyền bảo ban, ra lệnh, người khác phải làm theo. Những thủ tục đó bắt đầu từ những việc như bỏ phiếu chọn những người đại diện cho dân, cho đến những các tương quan và việc điều hành của nhà nước, của Quốc Hội, hoặc tòa án, vân vân. Nhưng các thủ tục này, dù do chính các đại biểu của dân soạn ra, cũng không đủ bảo dảm người ta sống đúng tinh thần tự do dân chủ.